Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý tài chính đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 34)

5. Kết cấu luận văn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý tài chính đối vớ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái

Qua kinh nghiệm về công tác quản lý tài chính đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Phú Thọ, tỉnh Lào Cai và tỉnh Thanh Hóa, bài học kinh nghiệm rút ra về công tác quản lý tài chính đối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái là:

- Hoàn Thiện quy chế chi tiêu nội bộ.

Quy chế chi tiêu nội bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc được xây dựng và điều chỉnh hàng năm theo quy định. Tuy nhiên, Quy chế chi tiêu nội bộ vẫn còn mang tính hình thức, các mức chi chưa sát với thực tế và yêu cầu của từng lĩnh vực, đơn vị.

Trong xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, Các đơn vị cần tổ chức các cuộc thảo luận công khai dân chủ bàn về việc phân bổ giữa các nhóm mục chi và các định mức chi tiêu để đảm bảo cho mọi cán bộ công chức hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong điều kiện tài chính mới, đồng thời đảm bảo cho các định mức chi và phương án phân bổ được sát với thực tế và bảo đảm khách quan và phổ biến cho mọi người.

Việc xây dựng các định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ vừa phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thực tiễn vừa phải xuất phát từ khả năng kinh phí NSNN và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.

- Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm theo quy định. Trên cơ sở chương trình hàng năm được duyệt, Sở và các đơn vị trực thuộc xây dựng cụ thể kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện.

Triệt để tiết kiệm chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện.

Thực hiện việc mua sắm tài sản nhà nước theo quy định hiện hành. Hạn chế tối đa việc mua sắm phương tiện, tài sản, trang thiết bị không thực sự cần thiết.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật THTK, CLP, Chương trình tổng thể của chính phủ về THTK, CLP nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến thực sự trong công tác THTK, CLP.

Hoàn thiện các định mức chi theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ làm cơ sở cho THTK, CLP.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đối với cán bộ làm công tác tài chính.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ kế toán tài chính. Từ đó, làm căn cứ tuyển dụng cán bộ mới, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được làm việc theo đúng chuyên môn được đào tạo, vị trí được tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, nâng cao kinh nghiệm và chuyên môn công tác.

Cử cán bộ kế toán tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng các chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính nhất là các văn bản mới liên quan đến cơ chế tài chính giúp cán bộ kế toán được cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản quản lý của Nhà nước.

Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ về chính trị, tin học, ngoại ngữ nhằm trang bị kỹ năng cần thiết phục vụ công việc chuyên môn; tận dụng thế mạnh về năng lực trang thiết bị để nâng cao trình độ của cán bộ đáp ứng yêu cầu của quản lý tài chính trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng về công tác quản lý tài chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái hiện nay như thế nào?

- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái?

- Cần có những giải pháp gì để giúp tăng cường công tác quản lý tài chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Tài liệu thứ cấp

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả tiến hành thu thập và sử dụng các số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Được thu thập và sử dụng các nguồn thông tin các báo cáo chính thức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tỉnh Yên Bái, các sách báo, tạp chí, công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Đề tài tập trung thu thập số liệu và nghiên cứu đánh giá về tình hình quản lý tài chính Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây. Việc thu thập số liệu tổng thể nói chung và số liệu tài chính kế toán để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá về tình hình quản lý tài chính được thực hiện ngay tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái thông qua các đơn vị trực thuộc. Hệ thống số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.

2.2.1.2. Tài liệu sơ cấp

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái có 12 đơn vị trực thuộc, để thực hiện đề tài này, tác giả đã tiến hành khảo sát các

cán bộ công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc. Các nhóm đối tượng khảo sát cụ thể như sau:

- Kế toán viên tại các đơn vị trực thuộc - Lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc

- Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái - Phòng Kế hoạch

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng phiếu khảo sát đối với 12 đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái. Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn điều tra công tác quản lý tài chính tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.

- Mục đích điều tra: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính.

- Đối tượng điều tra: Các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.

- Cỡ mẫu điều tra:

+ Kế toán viên tại các đơn vị trực thuộc: 12 người

+ Lãnh đạo tại các đơn vị trực thuộc (03 người/đơn vị): 36 người + Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Yên Bái: 04 người

+ Phòng Kế hoạch: 03 người

Như vậy, tổng số mẫu khảo sát sẽ là 55 người.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, so sánh số liệu

Phương pháp tổng hợp, so sánh số liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp tổng hợp, so sánh số tương đối và tuyệt đối qua các năm:

So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ, so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước; So sánh tương đối: là tỉ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ

của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên mức độ tự chủ của một số đơn vị trực thuộc.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích đánh giá tình hình quản lý tài chính tại ngành, đánh giá mức độ quản lý qua đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế vướng mắc trong thực hiện quản lý tài chính. Qua phân tích thấy được sự hợp lý hay bất hợp lý trong việc quản lý thu, chi. Đây là cơ sở để đề xuất hệ thống các giải pháp, các kiến nghị để góp phần tăng cường công tác quản lý tài chính và nâng cao hơn nữa tính tự chủ tài chính cho một số đơn vị trực thuộc.

2.2.4. Phương pháp chuyên gia

Để củng cố cơ sở nghiên cứu và những kết luận của mình, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã thực hiện việc tham khảo ý kiến đóng góp, góp ý của các chuyên gia, các nhà khoa học về lĩnh vực tài chính kế toán. Trong đó tập trung tham khảo ở các nhóm chuyên gia, các nhà khoa học chủ yếu sau: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực hoạch định cơ chế quản lý tài chính tại các cơ quan chuyên môn của Nhà nước; tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu về lĩnh vực tài chính - kế toán; tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán tại các đơn vị.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu

- Chỉ tiêu đánh giá lập dự toán thu chi, thực hiện chấp hành dự toán thu chi, quyết toán thu chi.

- Giá trị về cơ cấu chi ngân sách cho các mục chi thường xuyên (%) - Giá trị về cơ cấu chi cho sự nghiệp, chi cho các chương trình dự án, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu chi tài chính: Chênh lệch thu chi. - Các chỉ tiêu về nguồn nhân lực.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH YÊN BÁI 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Bái là tỉnh miền núi phía Tây Bắc bộ Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 6.887,67 km2 với 9 đơn vị hành chính: Thành phố Yên Bái, Thị xã Nghĩa Lộ và 7 huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên. Yên Bái có vị trí địa lý từ 21o24' đến 22o17' vĩ độ Bắc, 103o56' đến 105o03' kinh độ Đông.

- Phía Tây - Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu. - Phía Đông - Nam giáp tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông - Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang. - Phía Tây - Nam giáp tỉnh Sơn La.

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Bái có những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nằm sâu trong nội địa, nhưng Yên Bái là đầu mối và trung điểm của một số tuyến giao thông quan trọng. Đây là một trong những cửa ngõ đi vào Tây Bắc và Đông Bắc. Yên Bái nằm ở khoảng giữa quốc lộ 2 nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng với cửa khẩu Lao Cai và từ đây qua Hà Khẩu sang thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Về mặt kinh tế, Yên Bái nằm trên trục đường của hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng qua cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuận tiện cho việc giao thương với các tỉnh trong nước và với Trung Quốc. Thực hiện công cuộc đổi mới, Yên Bái ngày càng khẳng định vị trí trung tâm của mình trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền núi phía bắc.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Yên Bái là vùng chuyển tiếp từ vùng núi cao Tây Bắc thuộc dãy núi Hoàng Liên - Púng Luông và dãy núi Con Voi xuống vùng đồi trung du Phú Thọ. Yên Bái cũng là vùng tiếp giáp giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc, các dãy núi đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao bình quân toàn tỉnh là 600 m, nơi thấp nhất tại xã Minh Quân có cao độ 20 m, cao nhất là đỉnh Púng Luông có cao độ 2.986 m. Do mang đặc trưng địa hình miền núi nên đất đai của tỉnh Yên Bái có địa hình rất phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, sông suối và thung lũng hẹp.

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa: Từ tháng 4 tới tháng 10, nhiệt độ trung bình 250c, tháng nóng nhất là tháng 7, có ngày nhiệt độ lên tới 370c - 380c. Lượng mưa trung chiếm 80 - 85 % lượng mưa cả năm, có số ngày mưa nhiều, cường độ lớn, đặc biệt trong các tháng 6, 7, 8 thường có mưa lớn kèm theo lốc xoáy, mưa đá, gây lũ quét, ngập lụt ở các triền sông, suối, làm hư hỏng các công trình thuỷ lợi, có thể gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống.

- Mùa khô: Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình:180C, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp nhất là 10C, lượng mưa mùa này quá ít không đủ cung cấp nước cho sản xuất, đời sống nên hay xảy ra hạn hán. Bên cạnh đó tình trạng sương muối, sương mù, ít ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; đặc biệt ở 2 huyện vùng cao: Trạm Tấu, Mù Cang Chải.

Tóm lại, khí hậu của tỉnh Yên Bái rất đa dạng có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau thích hợp với việc phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi ở cả vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Vì vậy, trong quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn cần chú ý bố trí phát triển cây con, thời vụ cho phù hợp.

3.1.1.4. Tài nguyên nước

a) Sông suối: Tỉnh Yên Bái có nền địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, lượng mưa tương đối lớn. Mạng lưới sông suối trong tỉnh Yên Bái khá dày đặc, phân bố khắp lãnh thổ rất thuận tiện cho việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp và sinh hoạt; góp phần điều hoà khí hậu, vận chuyển hàng hoá, phát triển chăn nuôi thủy cầm, thuỷ sản; các sông suối có độ dốc lớn nên có tiềm năng phát triển thuỷ điện nhất là ở các xã vùng cao. Bên cạnh những mặt tích cực thì về mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, ngập úng khu vực ven sông và các phụ lưu lớn gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, tài sản của nhân dân và làm hư hại các công trình thuỷ lợi. Mùa kiệt, mực nước thấp phải dùng máy bơm để khai thác nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống. Bình quân hàng năm, Yên Bái đón nhận khoảng 13 tỷ m3 mưa từ các đỉnh núi đến các khe lạch nhỏ tập trung lại tạo thành 296 con suối.

b) Ao, hồ, đầm: Yên Bái có khoảng 23.000 ha ao hồ và đập chứa nước, trong đó có hồ Thác Bà có tổng diện tích 19.050 ha, ngoài tác dụng chính là hồ chứa nước của công trình thủy điện Thác Bà, hồ còn có tác dụng cấp nước sinh hoạt, điều tiết khí hậu, môi trường trong khu vực và có lợi thế lớn cho nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.

Chất lượng nước sông suối, ao hồ đầm của Yên Bái nhìn chung tương đối tốt, ít bị ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu cho sản xuất và sinh hoạt.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Tài nguyên đất của tỉnh Yên Bái còn tương đối khá, đa số có tầng dày trên 70 cm, rất thích hợp cho nhóm cây trồng dài ngày như chè, cây ăn quả và các loại cây lâm nghiệp. Hạn chế chủ yếu cho việc khai thác tài nguyên đất ở Yên Bái là địa hình chia cắt, có tới trên 62% diện tích đất dốc trên 250.

3.1.1.6. Thảm thực vật

Ở Yên Bái hội tụ với sự đa dạng và phong phú nhiều loại cây trồng, có độ che phủ thảm thực vật đạt 63%. Các loại cây trồng thể hiện rõ lợi thế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 34)