Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 42 - 44)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tổng quát về đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái

Yên Bái là cửa ngõ miền Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, có hệ thống giao thông tương đối đa dạng; Có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua đã tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để Yên Bái tăng cường hội nhập và giao thương kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội không chỉ với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước mà còn cả trong giao thương kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các tỉnh phía Nam và Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Yên Bái đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trong nông, lâm nghiệp và thủy sản, duy trì tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, tăng tỷ trọng của giá trị dịch vụ; hình thành các sản phẩm hàng hoá chiến lược với quy mô lớn và dần đến mức ổn định.

Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân (Giá cố định 1994) của Yên Bái giai đoạn 2016 - 2019 đạt 11,33%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 24,54% xuống còn 22,9%; duy trì tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chỉ giảm từ 32,58% xuống 32,01%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 42,88% lên 45,07%. Sự chuyển dịch trên là phù hợp với xu thế chung của cả nước; đã tác động tích cực cho nhiều ngành kinh tế phát triển trong đó có sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Trong 5 năm qua, văn hóa xã hội tỉnh Yên Bái đã đạt được những kết quả quan trọng: Hoạt động khoa học công nghệ được mở rộng, bám sát thực tiễn; trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã xây dựng được các mô hình ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất. Giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển, mạng lưới

trường lớp được quy hoạch cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; đào tạo nghề cho trên 12.000 lượt người/năm, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2019 là 16,9%. Dịch vụ khám chữa bệnh được mở rộng, chất lượng nâng lên, tiêu chí quốc gia về y tế đạt trên 30%. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em đạt kết quả tích cực. Đã hình thành mạng lưới dạy nghề 9/9 huyện, thị xã thành phố. Hàng năm tạo việc làm mới cho 17.500 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh xuống còn 0,82%, khu vực nông thôn 0,35%. Chính sách an sinh xã hội thực hiện tốt, công tác giảm nghèo thực hiện triệt để, giai đoạn 2016 - 2019 bình quân giảm 4%/năm

Hệ thống cơ sở hạ tầng ở Yên Bái đặc biệt là ở các vùng nông thôn những năm gần đây đã được cải thiện rõ rệt, hệ thống giao thông cơ bản thuận lợi đến các thôn bản, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa. Nhiều công trình thủy lợi được nâng cấp, làm mới cơ bản đáp ứng tưới cho lúa. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được dùng điện sinh hoạt (năm 2019 đạt 91,12%). Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Yên Bái vẫn chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển của xã hội. Cần phải huy động nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng mà trước tiên cho các hạng mục: giao thông, điện, thuỷ lợi...

Có thể đánh giá Yên Bái là một trong các tỉnh có vị trí địa lý, kinh tế, xã hội quan trọng ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Yên Bái ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của khu vực và cả nước. Những kết quả và kinh nghiệm đã đạt được trong quá trình tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và quốc tế trong những năm qua sẽ tiếp tục phát huy tác dụng, giúp cho các ngành kinh tế của tỉnh phát triển trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2.2. Đánh giá nguồn nhân lực

Theo nguồn số liệu thống kê năm 2019, dân số của tỉnh là 792.710 người; trong đó dân số nông thôn là 630.860 người, chiếm 79,58 % dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động toàn tỉnh có 512.463 người, trong đó lao động khu vực nông thôn là 412.881 người chiếm 80,57% lao động toàn tỉnh. Lao

động nông nghiệp khoảng trên 300.000 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân chung giai đoạn 2016 - 2019 là 1,08%, trong đó vùng nông thôn có tỷ lệ tăng là 0,8529%. Như vậy, lực lượng lao động khu vực nông thôn khá dồi dào, là yếu tố thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt là ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, chất lượng lao động Yên Bái nói chung và ngành Nông nghiệp Yên Bái nói riêng còn thấp. Theo thống kê năm 2019, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (ở thời điểm 1/7/2019) khu vực nông thôn chỉ đạt 9,3%, điều đó làm hạn chế khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Vì vậy, yêu cầu đặt ra trong giai đoạn tới là cần phải quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ và chất lượng lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường công tác quản lý tài chính tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh yên bái (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)