Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý vốn vay tại ngân hàng Sacombank CN Hưng Yên
4.1.3. Tổ chức triển khai hoạt động cho vay
4.1.3.1 Công tác tổ chức triển khai hoạt động cho vay tại ngân hàng Sacombank
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín đã hoàn thiện hệ thống quy trình, thủ tục cho vay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, tuy nhiên hệ thống các quy trình này thường xuyên được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Hoạt động cho vay cũng chịu sự chi phối và quản lý của quy trình cho vay chung của Sacombank. Để mọi hoạt động cho vay tại chi nhánh đảm bảo an toàn và hiệu quả, chi nhánh phải xác định thị trường và các thị trường mục tiêu bằng cách: Thu thập thông tin từ các bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thông tin thị
trường từ phương tiện thông tin đại chúng để lựa chọn những khách hàng, nhóm khách hàng tiềm năng. Trên cơ sở đó, đánh giá nhu cầu cho vay để lập kế hoạch kinh doanh tại địa bàn chi nhánh được phép hoạt động cho vay, nhưng phải phù hợp theo chủ trương, chính sách khách hàng của Sacombank trong từng thời kỳ, đồng thời tuân thủ quy trình cho vay cụ thể như sau. Theo đó, tại các chi nhánh và PGD của Sacombank, căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng và quy mô, tính chất của khoản vay, cán bộ quản lý khách hàng lập tờ trình thẩm định, cán bộ quản lý rủi ro đánh giá rủi ro khoản vay (nếu có). Sau đó, tùy thuộc vào thẩm quyền phán quyết của các cấp tương ứng mà trình lên Phó giám đốc quản lý phụ trách kinh doanh, Giám đốc chi nhánh, Hội đồng khu vực để xét duyệt khoản vay. Căn cứ vào quyết định phê duyệt cho vay, cán bộ quản lý khách hàng nhận lại hồ sơ đầy để và tiến hành kiểm tra lại một lần nữa cùng với ban lãnh đạo cơ sở để thẩm định lại về tính pháp lý của hồ sơ sau đó tiến hành các thủ tục ký kết giữa các bên và tiến hành giải ngân. Quy trình cho vay được thực hiện theo 7 bước sau:
Bước 1: Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Đây là bước khởi đầu trong quy trình cho vay. Công tác quản lý cho vay cũng được thực hiện tốt tại ngay bước này để đảm bảo phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Thực hiện theo Quy trình bán hàng. Sau khi tiếp thị thành công, chuyên viên khách hàng tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng theo quy định của ngân hàng.
Chuyên viên khách hàng luôn là đầu mối thông tin giữa ngân hàng Sacombank và khách hàng trong quá trình phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng cho khách hàng.
Bước 2: Xác minh, thẩm định.
Dựa vào Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, Chuyên viên khách hàng sẽ đánh giá sơ bộ về:
Hồ sơ pháp lý và pháp lý của khách hàng.
Hồ sơ tài chính, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính, các nguồn thu nhập của khách hàng.
Phương án sử dụng vốn và nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. Hồ sơ bảo đảm tiền vay, tài sản bảo đảm.
Tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh và giao dịch mà khách hàng đề nghị Sacombank tài trợ đến môi trường và xã hội.
Đánh giá sơ bộ về giao dịch của khách hàng tại Sacombank và các Tổ chức tín dụng khác (nếu có).
Trên cơ sở đánh giá sơ bộ, chuẩn bị các nội dung cần thiết khi làm việc trực tiếp với khách hàng; liên hệ xác lập cuộc hẹn với khách hàng và đề nghị khách hàng chuẩn bị những thông tin, hồ sơ, chứng từ cần bổ sung.
Xác minh thực tế khách hàng hoặc có thể kết hợp công tác xác minh thực tế khách hàng ngay từ bước tiếp thị khách hàng. Khi thực hiện xác minh thực tế khách hàng, có thể thực hiện một mình hoặc đi cùng Lãnh đạo trực tiếp quản lý hoặc Trưởng phòng, Ban giám đốc Chi nhánh. Tùy theo đối tượng khách hàng và mục đích đề nghị cấp tín dụng của khách hàng, dựa theo các nội dung, yêu cầu tối thiểu của biểu mẫu Tờ trình cấp tín dụng để có nội dung xác minh phù hợp. Các nội dung cần lưu ý:
Tính pháp lý: kiểm tra địa chỉ trụ sở kinh doanh, sản phẩm hàng hóa, lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề thực tế của khách hàng.
Tình hình hoạt động: Quy mô hoạt động kinh doanh; loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng; Tình hình nguồn nguyên liệu đầu vào, nhu cầu và thị trường đầu ra của sản phẩm hàng hóa; Quy trình sản xuất kinh doanh; Thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh của khách hàng và một số tình hình hoạt động khác.
Kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng: Hiệu quả hoạt động khách hàng; Chú trọng xác minh, làm rõ các khoản mục tài sản/nguồn vốn biến động bất thường có khả năng ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và các vấn đề tài chính khác đối với từng khách hàng cụ thể.
Nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng: Tìm hiểu và xác định cụ thể mục đích khoản cấp tín dụng đề nghị; Trao đổi và làm rõ các vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh; Khả năng trả nợ của khách hàng.
Tài sản bảo đảm: Kiểm tra, đối chiếu bản chính giấy tờ tài sản bảo đảm, chủ sở hữu, tình trạng, hiện trạng và giá trị tài sản. Nếu tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba thì phải xem rõ mối quan hệ giữa khách hàng và chủ sở hữu tài sản, nõi rõ trách nhiệm và nghĩa vụ bảo lãnh cho chủ sở hữu tài sản bảo đảm biết,
đánh giá năng lực của bên bảo lãnh.
Thu thập các thông tin để đánh giá tác động đối với môi trường và xã hội theo quy định pháp luật.
Xác minh mối quan hệ của khách hàng với các khách hàng khác đang quan hệ với Sacombank để qua đó xác định nhóm khách hàng có liên quan theo quy định của Sacombank và Pháp luật.
Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp, kết quả xác minh thực tế và các nguồn thông tin khác thu thập được, thực hiện phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét, kết luận.
Chấm điểm xếp hạng tín dụng tự động.
Thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội theo quy định. Lập Tờ trình cấp tín dụng theo biểu mẫu quy định.
Đề xuất các nội dung cấp tín dụng cụ thể, rõ ràng: hình thức cấp tín dụng, số tiền, thời hạn, lãi suất,…
Trong tờ trình này có đề xuất của cán bộ quản lý khách hàng về quy mô khoản vay. Sau đó tùy thuộc vào quy mô khoản vay thì trưởng phòng giao dịch có trách nhiệm báo cáo đánh giá khách hàng. Sau đó dựa vào nhu cầu vay vốn của khách hàng để trình lên cấp trên theo mức phán quyết đã được quy định. Mức phán quyết cụ thể đối với khoản vay tại chi nhánh như sau:
Nếu mức cho vay dưới 500 triệu đồng thì sau khi đề xuất cho vay được lãnh đạo Phòng giao dịch thông qua sẽ được quyền tự quyết định có phê duyệt và cung cấp khoản vay cho khách hàng hay không
Mức cho vay từ 500 triệu đồng trở lên đến 1 tỷ đồng tức là món vay vượt quyền phán quyết của PGĐ nên cán bộ quản lý khách hàng trình hồ sơ lên Phó giám đốc chi nhánh ký phê duyệt. Với món vay từ 500 triệu đồng trở lên đến 1 tỷ đồng thì cán bộ quản lý khách hàng sau khi trình lãnh đạo phòng thì chuyển toàn bộ hồ sơ sang phòng quản lý rủi ro, cán bộ phòng QLRR có trách nhiệm phải lập báo cáo đánh giá rủi ro về các khía cạnh như: tính pháp lý, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, hiệu quả của phương án, tài sản bảo đảm, và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đề xuất, kiến nghị trình Phó giám đốc chi nhánh xem xét và ra quyết định.
quyền phán quyết của Phó giám đốc chi nhánh nên cán bộ quản lý khách hàng trình hồ sơ lên Giám đốc chi nhánh ký phê duyệt. Với món vay từ 1 tỷ đồng trở lên đến 2 tỷ đồng thì cán bộ quản lý khách hàng sau khi trình lãnh đạo phòng thì chuyển toàn bộ hồ sơ sang phòng quản lý rủi ro, cán bộ phòng QLRR cũng có trách nhiệm phải lập báo cáo đánh giá rủi ro về các khía cạnh như trên và đề xuất, kiến nghị trình Giám đốc chi nhánh xem xét và ra quyết định. Mức cho vay này thì Giám đốc chi nhanh trực tiếp giải quyết mà không qua Phó giám đốc.
Mức cho vay từ 2 tỷ đồng trở lên đến 3 tỷ đồng tức là món vay thuộc thẩm quyền phán quyết của Hội đồng tín dụng chi nhánh gồm có: Giám đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh phụ trách kinh doanh, trưởng phòng KSRR, cán bộ quản lý khách hàng thì cán bộ quản lý khách hàng phải cùng với phòng kiểm soát rủi ro phải lập báo cáo đánh giá rủi ro và trình lên Hội đồng tín dụng chi nhánh duyệt.
Mức cho vay từ 3 tỷ đồng trở lên tức là món vay vượt quyền phán quyết của Chi nhánh thì cán bộ Phòng QLRR phải lập báo cáo đánh giá rủi ro về các khía cạnh như: tính pháp lý, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, hiệu quả của phương án, tài sản bảo đảm, và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đề xuất, kiến nghị trình Hội đồng cho vay khu vực và hội sở để xem xét cho ý kiến sau đó cán bộ quản lý khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để trình lên Hội đồng cho vay khu vực và hội sở chính xem xét và phê duyệt.
Như vậy, với quy định mức phán quyết chặt chẽ như trên chi nhánh đã đảm bảo thực hiện triệt để nguyên tắc quản lý quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cán bộ có liên quan trong quy trình cho vay. Bên cạnh đó, việc ban hành thẩm quyền phán quyết này giúp cho chi nhánh hạn chế được tối đa những rủi ro, phân tán rủi ro, tránh làm việc theo cảm tính. Đối với những món vay phức tạp có sự tham gia thẩm định, lấy ý kiến của nhiều cá nhân như vậy đảm bảo cho sự minh bạch, công tâm trong quá trình cấp cho vay. Từ đó, chi nhánh có thể ngăn chặn được những rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng có thể phát sinh trong quá trình cho vay.
Bước 3: Phê duyệt.
Cấp có thẩm quyền hoặc hội động tín dụng các cấp phê duyệt Hồ sơ tín dụng theo hạn mức phán quyết cấp tín dụng theo Quy chế hiện hành của Sacombank. Mỗi quyết định của người có thẩm quyền phải đưa ra được lý do tại sao từ chối cấp cho vay hoặc tại sao đồng ý cấp cho vay để đảm bảo tính khách quan, minh bạch và rõ ràng hạn chế được rủi ro mang tính cá nhân.
Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết.
Ở bước này, Chuyên viên Quản lý tín dụng phối với các nhân viên hỗ trợ tại phòng thực hiện các thủ tục cần thiết trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết sau khi đề xuất cấp tín dụng được phê duyệt, bao gồm:
Lập hợp đồng tín dụng; Kiểm soát hợp đồng tín dụng; Ký hợp đồng tín dụng; Công chứng hợp đồng bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu quy định có yêu cầu); Nhận hồ sơ Tài sản bảo đảm, lập Giấy nhận nợ, lập chứng từ kế toán giải ngân; Duyệt hồ sơ giải ngân; Giải ngân; Lưu hồ sơ tín dụng; Theo dõi, quản lý các khoản cấp tín dụng.
Bước 5: Quản lý và thu hồi nợ.
Phòng Kiểm soát rủi ro phối hợp cùng các Bộ phận liên quan khác tại Phòng giao dịch thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ theo quy định hiện hành của Sacombank về quản lý và thu hồi nợ.
Đây là bước rất quan trọng trong quá trình quản lý cho vay bởi lẽ việc liên tục kiểm tra, giám sát các khoản cấp cho vay giúp cho ngân hàng phát hiện sớm nhất nếu có rủi ro xảy ra để kịp thời đưa ra được những biện pháp xử lý tránh gây tổn thất cho ngân hàng. Cán bộ quản lý khách hàng cũng phải thường xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn đề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp tháo gỡ nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời từ đó cũng đảm bảo việc kinh doanh của khách hàng là liên tục.
Đối với các trường hợp phát sinh nợ quá hạn, Phòng lập tờ trình đề xuất các phương án xử lý để chuyển cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Quy chế quản lý nợ và các Quy trình hiện hành của Sacombank. Bộ phận xử lý nợ sẽ rà soát khoản vay, thực hiện các phương án khắc phục để tìm cách tốt nhất xử lý món vay gặp rủi ro.
Bước 6: Tất toán.
Sau khi khách hàng hoàn tất nghĩa vụ thanh toán các khoản cấp tín dụng (bao gồm vốn gốc, lãi và phí phát sinh) thì Chuyên viên Khách hàng tiến hành tất toán hồ sơ tín dụng của khách hàng theo quy định hiện hành.
Tiếp nhận yêu cầu tất toán nợ; Tính toán và thu vốn, lãi, lãi phạt, phí (nếu có); Kiểm soát hồ sơ tất toán; Giải chấp Tài sản bảo đảm.
Các Bộ phận liên quan lưu các hồ sơ phát sinh và kết thúc tại công đoạn của mình.
4.1.3.2. Thực trạng chất lượng công tác tổ chức triển khai hoạt động cho vay Bảng 4.3. Thực trạng chất lượng công tác tổ chức triển khai hoạt động cho
vay qua ý kiến của khách hàng và cán bộ ngân hàng
ĐVT: Người
Nội dung
Kết quả điều tra
Hài lòng Bình thường Không hài lòng
Số
lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%)
I. Khách hàng
1.Sản phẩm cho vay phong phú, đa
dạng 80 80 18 18 2 2
2.Thời gian giải quyết hồ sơ 74 74 20 20 6 6
3.Bố trí nhân viên có chuyên môn
tiếp khách hàng 76 76 20 20 4 4
4.Lắng nghe, thực hiện đúng cam
kết với khách hàng 80 80 17 17 3 3
5.Bảo mật thông tin khách hàng 79 79 15 15 6 6
6. Không gian giao dịch sạch sẽ,
thoáng mát 60 60 16 16 24 24
7.Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị
và công nghệ 50 50 30 30 20 20
II. Cán bộ
1. Sản phẩm cho vay phong phú, đa
dạng 12 80 3 20 0 0
2.Thời gian giải quyết hồ sơ 12 80 1 6,67 2 13,33
3.Thẩm định cho vay 10 66,67 3 20 2 13,33
4.Quy trình, nghiệp vụ cho vay 10 66,67 4 26,66 1 6,67
5. Cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị
và công nghệ 7 46,67 4 26,66 4 26,66
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Sản phẩm cho vay của Sacombank luôn được khách hàng cũng như chính các cán bộ quản lý vốn vay đánh giá là rất phong phú và đa dạng, phù hợp với
có đến 80/100 khách hàng (tương dương 80%) và 12/15 cán bộ quản lý vốn vay (tương đương 80%) hài lòng về sự đa dạng của sản phẩm cho vay. Điều này giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý cho vay của cán bộ quản lý vì nó giúp cho cán bộ quản lý vốn vay dễ dang đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, dễ dàng lựa chọn hệ khách hàng. Không chỉ sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ làm hài lòng khách hàng mà khách hàng còn rất hài lòng về thời gian giải quyết hồ sơ, tính chuyên môn của cán bộ quản lý vốn vay, tính bảo mật thông tin của khách hàng và uy tín của ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá này luôn có trên 70% số lượng khách hàng cảm thấy hài lòng với Sacombank PGD Văn Lâm và có rất ít khách hàng cảm thấy không hài lòng với các chỉ tiêu trên của phòng giao dịch.
Bên cạnh những đánh giá tích cực như trên thì cũng có không ít ý kiến cho