Thực hiện tốt việc cho vay thông qua các cấp chính quyền và tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn vay tại ngân hàng sacombank, phòng giao dịch văn lâm, chi nhánh tỉnh hưng yên (Trang 92 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Các giải pháp tăng cường quản lý vốn vay tại PGD Văn Lâm

4.4.4. Thực hiện tốt việc cho vay thông qua các cấp chính quyền và tổ chức

đoàn thể tại huyện Văn Lâm

Thực hiện việc cung cấp nguồn tài chính thông qua cho vay tạo điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, do đó phải có sự hoạt động đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các Ban, Ngành, Đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội thì mới tạo được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện các dự án, chương trình lớn mà bản

thân một ngành, một tổ chức không thể giải quyết được. Do vậy, để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thì phải có sự phối hợp và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các Ban, Ngành, Đoàn thể và Chính quyền địa phương, nhất là ở cấp cơ sở xã, phường…

PGD Văn Lâm cần phải chủ động trong việc lên kế hoạch phối kết hợp với các Ban, ngành, Đoàn thể và chính quyền địa phương (xã, phường…) để thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí.

Các tổ chức đoàn thể tại địa phương có vai trò hết sức to lớn trong việc tổ chức thực hiện phát triển và mở rộng địa bàn cho vay. Trong khi cán bộ ngân hàng không đủ người để tiếp cận các đối tượng vay vốn thì việc tiếp cận này tương đối dễ dàng với các tổ chức đoàn thể ở địa phương vì bản chất các thành viên của các tổ chức đoàn thể là người cùng địa phương với đối tượng vay vốn. Do vậy, việc xác định đúng đối tượng vay, hỗ trợ đối tượng vay sử dụng vốn vay có hiệu quả là thuận tiện giảm thiểu sự lãng phí vốn.

Hiện nay, một thực trạng còn tồn tại là cơ cấu các khoản vay thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên còn tương đối ít. Nguyên nhân là do việc mở rộng thị trường thông qua các tổ chức đoàn thể này trong thời gian qua còn chưa được chú trọng phát triển. Vì vậy trong thời gian tới, PGD Văn Lâm cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, giới thiệu hình ảnh cũng như sản phẩm vay vốn đến các đơn vị này đê thông qua các đơn vị này có thể tiếp cận nhiều hơn và nhanh hơn đến các hộ kinh doanh, các cá nhân lao động trên địa bàn huyện. Trong các hội trên thì Hội phụ nữ hoạt động đạt hiệu quả hơn các Hội khác. Đặc biệt là hoạt động tuyên truyền vận động của Hội phụ nữ khá mạnh, sự đoàn kết khăng khít giữa các chị em trong hội là cao. Chính vì thế, Hội phụ nữ vận động khuyến khích chị em vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng hoàn trả vốn vay cao hơn.

Trên cơ sở đó, công tác mở rộng quy mô và xây dựng khách hàng tiềm năng và nâng cao hiệu quả của công tác cho vay, khả năng tiếp cận vốn của các đối tượng ưu đãi thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Tiêu biểu trong đó là nhân rộng mô hình và phương pháp vận động và quản lý vốn vay ưu đãi của Hội phụ nữ. Trong mô hình này, các đoàn thể sẽ có các cuộc vận động khuyến khích các thành viên của Hội tham gia vay vốn ưu đãi phục vụ cho các

mục đích như đầu tư vốn sản xuất kinh doanh và giáo dục cũng như vệ sinh môi trường, công trình nước sạch.

4.4.5. Kiểm soát chất lượng cho vay đảm bảo thực hiện cho vay an toàn và phát triển bền vững

Quán triệt thực hiện ngay từ khâu tiếp thị, thẩm định hồ sơ cho vay và đề xuất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quy định của Sacombank. Đảm bảo tuân thủ các điều kiện tín dụng trước khi giải ngân, kiên quyết không để tình trạng nợ điều kiện tín dụng (đặc biệt là điều kiện về tài sản bảo đảm, pháp lý khoản vay).

Thực hiện rà soát đánh giá, theo dõi và kiểm tra chặt chẽ khách hàng vay, khoản vay và tài sản bảo đảm (trước, trong và sau khi cho vay), trong đó đặc biệt thực hiện nghiêm túc công tác quản lý dòng tiền, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư hàng hóa bảo đảm tiền vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và quản trị khách hàng. Triển khai có hiệu quả công tác nhắc nợ đến hạn đối với khách hàng, kịp thời nắm bắt thông tin khách hàng để đưa ra phán quyết tín dụng cũng như biện pháp ứng xử thích hợp kịp thời, hạn chế tối đa việc phát sinh nợ xấu mới.

Thực hiện chấm điểm xếp hạng tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo phản ánh đúng thực trạng tình hình khách hàng và chất lượng cho vay.

Chủ động rà soát các khoản nợ tiềm ẩn, các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ bị kéo nhóm theo CIC để đề xuất và triển khai các giải pháp xử lý kịp thời, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu.

Quản lý chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng có liên quan để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm, nguy cơ ảnh hưởng dây chuyền trong nhóm khách hàng có liên quan, nguy cơ nhóm nợ để có biện pháp ứng xử phù hợp kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn vay tại ngân hàng sacombank, phòng giao dịch văn lâm, chi nhánh tỉnh hưng yên (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)