Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý vốn vay tại ngân hàng Sacombank CN Hưng Yên
4.1.1. Xây dựng chính sách cho vay
Một số chính sách Hội sở chính ban hành là chính sách mở chi nhánh sẽ tùy theo tình hình thực tế của ngân hàng, áp dụng một cách linh hoạt để đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn mà vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Ví dụ: Hội sở chính quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tối thiểu là 8,5%/năm nhưng chi nhánh có thể vận dụng linh hoạt ra chính sách áp dụng lãi suất cho vay tối thiểu là 9 %/năm tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Các chủ thể tham gia vào hoạt động cho vay bắt buộc phải tuân thủ đúng, đủ các bước được quy định tại quy trình cho vay được ban hành. Ngoài ra, chi nhánh còn xây dựng văn bản về thẩm quyền phán quyết đối với từng món vay cụ thể để đảm bảo sự an toàn và phân tán rủi ro cho hoạt động cho vay.
Văn bản, chính sách, hướng dẫn sử dụng chính sách là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện công tác quản lý cho vay và chất lượng quản lý cho vay của một mỗi ngân hàng. Qua khảo sát tác giả nhận thấy có 10/15 (tương đương 66,67%) số lượng cán bộ ngân hàng được điều tra hài lòng với việc triển khai các văn bản, chính sách và hướng dẫn của Sacombank.
Phỏng vấn sâu: ông Trần Văn Hùng – Giám đốc Sacombank Chi nhánh Hưng Yên về chính sách cho vay và hướng dẫn các văn bản chính sách: “ Các văn bản, chính sách, hướng dẫn văn bản được đưa ra rất rõ ràng, chính xác, kịp thời đến toàn bộ cán bộ nhân viên và phù hợp với tình hình thực tế của thị trường”.
Quy trình cho vay của ngân hàng được xây dựng tương đối ngắn gọn, rõ ràng và dễ thực hiện. Theo kết quả điều tra tại bảng 4.7 có 72/100( tương đương 72%) số lượng khách hàng, 10/15 (tương đương 66,67%) cán bộ ngân hàng đánh giá hài lòng với quy trình cho vay của ngân hàng.
Vì quy mô của hệ thống ngân hàng Sacombank rất lớn và trải khắp toàn quốc hơn nữa việc chuyên trách các phòng ban được phân định tách bạch vì vậy các văn bản, chính sách hướng dẫn của hội sở tới từng chi nhánh, phòng ban là rất rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu. Trong mỗi văn bản đều hướng dẫn xử lý từng nghiệp
vụ cụ thể. Nêu rõ trách nhiêm, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cá nhân ở mỗi khâu phải thực hiện như thế nào, xử lý ra làm sao một cách rõ ràng. Bên cạnh đó hệ thống thông tin và trang thiết bị hiện đại cũng góp phần giúp cho việc tiếp cận các văn bản, chính sách này một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Chính nhờ vậy mà giúp các chi nhánh, phòng ban luôn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt cũng như thực hiện nhất quán các hướng dẫn của hội sở chính để đảm bảo hạn chế những sai lầm trong quá trình tác nghiệp từ đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng.
Bảng 4.1. Thực trạng công tác xây dựng chính sách cho vay qua đánh giá của cán bộ quản lý và khách hàng
ĐVT: Người
Nội dung
Kết quả điều tra Hài lòng/Dưới 8% Bình thường/ 8%-Dưới 10% Không hài lòng/Trên 10% Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) I. Khách hàng 1.Sản phẩm dịch vụ đa dạng,
phù hợp với nhu cầu 68 68 20 20 12 12
2.Quy trình cho vay 72 72 24 24 4 4
3.Chính sách lãi suất, phí 80 80 16 16 4 4
4.Lãi suất 30 30 55 55 15 15
5.Giấy tờ biểu mẫu cho vay
đơn giản, rõ ràng 58 58 22 22 20 20
II. Cán bộ
1.Định hướng phát triển 10 66,67 3 20 2 13,33
2.Chính sách cho vay 12 80 3 20 0 0
3.Văn bản hướng dẫn 13 86,66 1 6,67 1 6,67
4.Quy trình cho vay 10 66,67 4 26,66 1 6,67
5.Chính sách lãi suất, phí 14 93,33 1 6,67 0 0
6.Chính sách đào tạo cán bộ
nhân viên 6 40 6 40 3 20
7.Tuyển dụng, sắp xếp cán bộ 8 53,33 2 13,33 5 26,66
8. Chất lượng cán bộ 6 40 9 60 0 0
Các biểu mẫu cho vay, thủ tục, giấy tờ cũng được Sacombank rất chú trọng, tuy nhiên các mẫu giấy tờ và biểu mẫu được Hội sở đưa ra chưa thật sự phù hợp với từng đơn vị do còn mang tính tổng thể, bao quát. Vì vậy chỉ có 58/100 số lượng khách hàng (tương đương 58%) là hài lòng với các biểu mẫu và giấy tờ cho vay.
Theo thực tế trong năm 2016 Sacombank PGD Văn Lâm đã tiếp nhận khoảng 120 bộ hồ sơ của khách hàng có nhu cầu vay vốn; tuy nhiên số lượng khách hàng thỏa mãn các yêu cầu của chính sách cho vay tại Sacombank PGD Văn Lâm và đã được giải ngân là khoảng 64 khách hàng chiếm tỷ lệ khoảng 53,33%. Theo kết quả điều tra tại bảng 4.7 ở trên có khoảng 80% số lượng khách hàng, 93,33% số lượng cán bộ đánh giá hài lòng với chính sách về lãi suất, phí dịch vụ của Sacombank PGD Văn Lâm. Mặc dù lãi suất, phí đã phù hợp và khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác nhưng số lượng khách hàng còn chưa được vay vốn của ngân hàng vẫn còn khá lớn cho thấy chính sách cho vay của ngân hàng chưa đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Để đáp ứng đa dạng các nhu cầu của các đối tượng khách hàng, mở rộng nền khách hàng, tăng trưởng quy mô nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay thì chính sách cho vay của ngân hàng cần phải đa dạng hơn, linh hoạt hơn và bám sát với tình hình thực tế hơn.
Phỏng vấn sâu: ông Trần Văn Hùng – Giám đốc Sacombank Chi nhánh Hưng Yên về các chương trình tuyển dụng, sắp xếp và đào tạo cán bộ nhân viên: “Việc đào tạo cán bộ nhân viên đã được ban lãnh đạo ngân hàng, ban lãnh đạo khu vực, cũng như ban lãnh đạo chi nhánh hết sức quan tâm, thường xuyên tổ chức các đợt tuyển dụng khắt khe, các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bài bản nhưng chưa có chiều sâu và hiệu quả còn chưa cao”.
Trong năm 2016, Sacombank đã mở khá nhiều các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu trải khắp các đơn vị tại mỗi địa phương để nâng cao kiến thức, cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm đảm bảo cho toàn thể cán bộ nhân viên không những nắm vững mà còn phải giỏi nghiệp vụ.
Tuy số lượng cũng như chất lượng của các chương trình đào tạo còn chưa được như kỳ vọng của các cán bộ nhân viên nhưng bản thân mỗi cán bộ nhân viên tại Sacombank Chi nhánh Hưng Yên nói chung và Sacombank PGD Văn Lâm nói riêng vẫn luôn tự trau dồi kiến thức nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm từng ngày để tự nâng cao kiến thức cũng như nâng cao khả năng làm việc của
mình. Điều này đem đến cho khách hàng sự hài lòng mỗi khi khách hàng đến với ngân hàng.