Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn vay tại ngân hàng sacombank, phòng giao dịch văn lâm, chi nhánh tỉnh hưng yên (Trang 41)

3.1.1. Khái quát về địa bàn huyện Văn Lâm

Văn Lâm là huyện phía bắc tỉnh Hưng Yên, huyện trước đây thuộc tỉnh Hưng Yên, từ 1968 – 1996 thuộc tỉnh Hải Hưng, từ 1977 hợp nhất với các huyện: Mỹ Hào, Yên Mỹ thành huyện Mỹ Văn. Từ 24/7/1999, chia huyện Mỹ Văn trở lại 3 huyện cũ thuộc tỉnh Hưng Yên (ngày 6/11/1996); đồng thời chuyển 2 xã Vĩnh Khúc và Nghĩa Trụ về huyện Văn Giang quản lý.

Văn Lâm có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn Như Quỳnh

(Thành Lập ngày 24/02/1997 trên cơ sở xã Như Quỳnh cũ) và 10 xã: Chỉ Đạo, Đại Đồng, Đình Dù, Lạc Đạo, Lạc Hồng, Lương Tài, Minh Hải, Tân Quang, Trưng Trắc, Việt Hưng. Diện tích: 74,4 km2, dân số: 96900 người, mật độ: 1248 người/ km².

Về vị trí địa lý, huyện Văn Lâm tiếp giáp :

Về phía bắc giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Phía tây giáp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Phía tây nam giáp huyện Văn Giang

Phía nam giáp huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào (Phố Nối). Phía đông giáp huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Văn Lâm được coi là cửa ngõ phía đông của thủ đô Hà Nội.

Tuyến quốc lộ 5A chạy qua đây là tuyến đường huyết mạch của vận tải miền Bắc di chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng đến các tỉnh miền Bắc và thủ đô Hà Nội đi qua các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội.

Nơi đây là huyện duy nhất của cả tỉnh Hưng Yên có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, dọc theo quốc lộ 5A đến thị trấn Như Quỳnh thì không song song quốc lộ 5A nữa mà rẽ trái chạy song song với tỉnh lộ 19 Hưng Yên theo hướng đông sang Hải Dương, Hải Phòng (Phòng thống kê huyện Văn Lâm, 2016).

3.1.2. Lịch sử hình thành ngân hàng Sacombank Hưng Yên và Phòng Giao dịch Văn Lâm dịch Văn Lâm

Sacombank Hưng Yên có tiền thân là Tổ Tín dụng Hưng Yên, Sacombank Hưng Yên là chi nhánh đầu tiên được thành lập và hoạt động tại khu vực Miền Bắc. Tuy gặp rất nhiều khó khăn, thách thức khi mới thành lập nhưng sau hơn 14 năm lỗ lực và phấn đấu Sacombank Hưng Yên đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng khẳng định được thương hiệu, uy tín của Sacombank tại địa bàn và các tỉnh lân cận, vươn lên trở thành ngân hàng có quy mô lớn trên địa bàn, mạng lưới hoạt động tại địa bàn gồm 1 trụ sở chính và 05 phòng giao dịch trực thuộc cùng đội ngũ CBNV lên đến 100 nhân sự (Ngân hàng Sacombank, 2016).

Việc gắn kết các hoạt động truyền thống với cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại đã phát huy hiệu quả cao, đưa Sacombank Hưng Yên trở thành một trong những ngân hàng có chất lượng dịch vụ hàng đầu tại địa bàn, được khách hàng ghi nhận và đánh giá cao. Định hướng tới tương lai, Sacombank Hưng Yên phấn đấu trở thành 1 trong các Ngân hàng thương mại hàng đầu và là Ngân hàng TMCP số 1 tại địa bàn (Ngân hàng Sacombank, 2016).

Trong những năm qua, ngân hàng Sacombank Chi nhành Hưng Yên đã xuất sắc được trao danh hiệu Chi nhánh xuất sắc 3 năm liên tiếp là những năm 2014, 2015, 2016 và đang phấn đấu để đạt danh hiệu Chi nhánh xuất sắc năm thứ tư liên tiếp (Ngân hàng Sacombank, 2016).

Một trong những nhân tố quan trọng mang lại sự thành công của Sacombank Hưng Yên là việc kinh doanh luôn gắn kết với trách nhiệm xã hội, cộng đồng. Các hoạt động gắn liền với cộng đồng đã đưa thương hiệu Sacombank đến với đông đảo các tầng lớp nhân dân, hình ảnh Sacombank ngày càng trở nên gần gũi, thân thiết và tin cậy. Với thành tích đã đạt được, Sacombank Hưng Yên đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên tặng nhiều bằng khen về thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, tham gia hoạt động xã hội, phong trào khuyến học (Ngân hàng Sacombank, 2016).

Với mục tiêu phấn đấu trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần số một tại địa bàn, Sacombank Hưng Yên cam kết sẽ gia tăng tiện ích và giá trị cốt lõi cho khách hàng thông qua các dịch vụ tài chính trọn gói và sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tối đa hóa lợi nhuận, tạo môi trường làm việc ổn định và phát

triển cho nhân viên, đóng góp vào sự phát triển KT-XH ở địa phương. Ngoài ra, Sacombank Hưng Yên còn có sự mệnh riêng là thực hiện một cách tốt nhất vai trò đại diện của Sacombank tại địa bàn (Ngân hàng Sacombank, 2016).

Sacombank phòng giao dịch Văn Lâm - Chi nhánh Hưng Yên chính thức đi vào hoạt động ngày 24/12/2008 tại Thôn Ngọc Quỳnh, TT Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Sacombank CN Hưng Yên, 2016).

Sau gần 6 năm nỗ lực và phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, Sacombank PGD Văn Lâm đã xây dựng được thương hiện và lòng tin sâu sắc đối với khách hàng, đồng thời đã gặt hái được nhiều thành quả góp phần vào thành công chung của Sacombank – CN Hưng Yên. Năm 2013 phòng đã đạt được danh hiệu cao quý “Phòng giao dịch xuất sắc nhất khu vực Miền Bắc” (Sacombank CN Hưng Yên, 2016).

Với đội ngũ CBNV trẻ trung, năng động và nhiệt huyết, Sacombank PGD Văn Lâm sẽ luôn phấn đấu hết mình để xây dựng thương hiệu Sacombank trên địa bàn ngày càng lớn mạnh, chuyên nghiệp hơn, xứng đáng với niềm tin của khách hàng và sự kỳ vọng của ban lãnh đạo ngân hàng (Sacombank CN Hưng Yên, 2016).

3.1.3. Tổ chức bộ máy nhân sự

Đứng đầu Sacombank Chi Nhánh Hưng Yên là Ban Giám đốc chi nhánh gồm có: Giám Đốc chi nhánh, Phó Giám đốc phụ trách nội nghiệp, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh (Sacombank CN Hưng Yên, 2016).

Sacombank Chi Nhánh Hưng Yên chia làm 6 đơn vị giao dịch chính gồm: Trụ sở chi nhánh Hưng Yên, phòng giao dịch Yên Mỹ, phòng giao dịch Văn Giang, phòng giao dịch Phố Hiến, phòng giao dịch Văn Lâm, phòng giao dịch Bô Thời (Sacombank CN Hưng Yên, 2016).

Trong trụ sở chi nhánh Hưng Yên bao gồm các phòng ban nghiệp vụ: Phòng Hành chính phụ trách các công việc hành chính; Phòng Kế toán – Quỹ phụ trách các nghiệp vụ kế toán, tiền lương, bảo vệ; Phòng Kiểm soát rủi ro phụ trách kiểm tra hồ sơ, cập nhật các chính sách, sản phẩm của Sacombank, xử lý nợ; Phòng Kinh doanh phụ trách phát triển kinh doanh và quản lý khách hàng (Sacombank CN Hưng Yên, 2016).

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Sacombank Chi Nhánh Hưng Yên

Nguồn: Ngân hàng Sacombank (2014) Ban Giám đốc

Phòng Hành Chính Chi Nhánh Hưng Yên

Phòng Kế Toán – Quỹ

Phòng Kiểm soát rủi ro

Phòng Kinh doanh Phòng Giao dịch Yên Mỹ Phòng Giao dịch Phố Hiến Phòng Giao Dịch Bô Thời Phòng Giao Dịch Văn Lâm Phòng Giao dịch Văn Giang Thị Tứ Bô Thời, Hồng Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên Số 22 TT Yên Mỹ, Yên Mỹ, Hưng Yên

Thôn Ngọc Quỳnh, TT Như Quỳnh, Văn Lâm HY 279 Điện Biên, Thành phố Hưng Yên, Hưng Yên

219 phố Văn

Giang, Văn Giang, Hưng Yên

Sơ đồ 3.2. Bộ máy tổ chức của Sacombank Phòng Giao dịch Văn Lâm

Nguồn: Ngân hàng Sacombank (2014)

3.1.4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng

Sacombank là một trong năm ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Năm 2014 hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra khá tốt, đạt được nhiều kết quả khả quan. Tổng tài sản đạt khoảng 189 nghìn đồng, cho vay khách hàng đạt khoảng 129 nghìn tỷ đồng, tiền gửi khách hàng đạt khoảng 165 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận cả năm đạt khoảng 2,2 nghìn đồng. Năm 2015, hoạt động kinh doanh của Sacombank gặp nhiều khó khăn do việc sáp nhập ngân hàng Phương Nam. Tổng tài sản khoảng 293 nghìn đồng, tăng khoảng 55% so với năm 2014, điều này được lý giải là do việc sáp nhập ngân hàng Phương Nam làm tổng tài sản tăng đột biến. Cho vay khách hàng đạt 186 nghìn tỷ đồng, tăng 44,19% so với năm 2014, tiền gửi khách hàng đạt khoảng 261 nghìn đồng tăng 58,18% so với năm 2014. Việc tiền gửi khách hàng tăng mạnh so với cho vay là do hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phương Nam là huy động vốn. Lợi nhuận cả năm đạt khoảng 1,1 nghin tỷ đồng giảm khoảng gần 50% so với năm 2014, việc lợi nhuận sau thuế giảm gần một nửa là do việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam làm tăng chi phí, bên cạnh đó là việc nợ xấu của Ngân hàng Phương Nam là rất lớn nên khi sáp nhập, nợ xấu của Sacombank theo từng nhóm nợ đều tăng từ 2 đến 3 lần so với năm 2014. Điều này làm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng cao, làm giảm

Trưởng phòng giao dịch Phó phòng phụ trách kinh doanh Phó phòng phụ trách nội nghiệp Chuyên viên tư vấn Chuyên viên khách hàng Thủ quỹ Giao dịch viên Bảo vệ

Do dự phòng rủi ro tăng vọt, từ mức 187 tỷ đồng cùng kỳ năm 2014 lên tới 1.125 tỷ đồng trong quý cuối năm 2015, tương đương dự phòng tăng gấp hơn 6 lần; và cả năm phần dự phòng cũng tăng gấp hơn 2 lần khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Ngân hàng Sacombank, 2015).

Việc sáp nhập ngân hàng Phương Nam (SounthernBank) làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank, mặc dù tổng tài sản có tăng so với trước khi sáp nhập nhưng việc phải trích lập dự phòng quá lớn đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Sacombank, bên cạnh đó mặc dù đã trích lập dự phòng lớn nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng vọt từ 1,19% lên 1,87%, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng từ 980 tỷ đồng lên 3,029 nghìn tỷ đồng. Ngoài việc bị ảnh hưởng trực tiếp trên hoạt động kinh doanh, việc sáp nhập này còn gây ra rất nhiều những nguy cơ tiềm tàng và có thể phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới có thể giải quyết được (Ngân hàng Sacombank, 2015).

Tính đến quý 3 năm 2016, lợi nhuận đạt được là 150 tỷ đồng, giảm đến 69,2% so với cùng kỳ năm trước, một con số giảm rất lớn. Tổng tài sản đạt hơn 320 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 30 nghìn tỷ tương đương với tăng 9,6% so với đầu năm, dư nợ vay của khách hàng khoảng 195 nghìn tỷ đồng tăng khoảng 5% so với đầu năm, tiền gửi đạt 285 nghìn tỷ, tăng trưởng 9,4% so với đầu năm. Bằng sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên, hoạt động kinh doanh của Sacombank đang dần có những khởi sắc, đạt được những bước tiến nhất định trong việc trở lại là một ngân hàng lớn đúng với vị thế của mình (Ngân hàng Sacombank, 2016).

Sacombank Chi nhánh Hưng Yên là một trong những Chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt nhất tại Khu vực Miền Bắc. Tính đến hết năm 2014, tổng số tiền cho vay của Sacombank Chi nhánh Hưng Yên là 817,322 tỷ đồng, tổng số tiền gửi của khách hàng là 1096,230 tỷ đồng. Nếu để so sánh với chỉ tiêu của các ngân hàng Nhà nước trên địa bàn thì số dư tiền vay và số dư tiền gửi của Sacombank Chi nhánh Hưng Yên còn rất thấp, tuy nhiên so với các ngân hàng thương mại khác thì số dư tiền vay và số dư tiền gửi của Sacombank Chi nhánh Hưng Yên là tương đối lớn. Cuối năm 2015, tổng số dư tiền vay đạt 1015,069 tỷ đồng, tăng 24,19% so với năm 2014, tổng số dư tiền gửi đạt 1363,485 tỷ đồng, tăng 24,38% so với năm 2014. Cuối năm 2016, tổng số dư tiền vay đạt 1288,715 tỷ đồng, tăng 26,96% so với năm 2015, tổng số dư tiền gửi đạt 1715,735 tỷ đồng, tăng 25,83% so với năm 2015 (Sacombank Chi nhánh Hưng Yên, 2016).

Từ năm 2014 đến năm 2016, với những thành tích mà Sacombank Chi nhánh Hưng Yên đã đạt được, Sacombank Chi nhánh Hưng Yên đã được ban lãnh đạo Ngân hàng trao danh hiệu Chi nhánh xuất sắc 3 năm liền. Với việc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên không phải sáp nhập Chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam nên tính hình hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng, nhân sự không biến động và ngày càng phát triển (Sacombank Chi nhánh Hưng Yên, 2016).

Phòng giao dịch Văn Lâm cũng là một trong những phòng đi đầu về hoạt công tác cho vay, huy động vốn cũng như đem lại lợi nhuận lớn cho Sacombank Chi nhánh Hưng Yên. Đến hết năm 2014, tổng số dư cho vay là 99,562 tỷ đồng, tổng số dư huy động là 196,040 tỷ đồng. Đến hết năm 2015, tổng số dư cho vay là 131,407 tỷ đồng, tăng 31,98% so với năm 2014, tổng số dư huy động là 213,647 tỷ đồng, tăng 8,98% so với năm 2014. Đến hết năm 2016, tổng số dư cho vay là 162,563 tỷ đồng, tăng 23,71% so với năm 2015, tổng số dư huy động là 224,437 tỷ đồng, tăng 5,05% so với năm 2016 (Sacombank Chi nhánh Hưng Yên, 2016).

3.1.5. Đánh giá chung

Sacombank là một ngân hàng TMCP lớn trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Mặc dù có nhiều khó khăn trong những năm qua nhưng Sacombank vẫn đang từng bước giải quyết những vấn đề và phát triển trở lại.

Sacombank Chi Nhánh Hưng Yên đã được trao danh hiệu Chi nhánh xuất sắc 3 năm liền, đó là một danh hiệu cao quý mà không phải Chi nhánh nào cũng có thể đạt được. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, một tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, nằm tiếp ráp các tỉnh lớn và Thủ đô Hà Nội, trong thời gian tới Sacombank Chi Nhánh Hưng Yên sẽ có thể phát triển lớn mạnh hơn. Phòng Giao dịch Văn Lâm luôn là phòng giao dịch đi đầu trong Chi nhánh Hưng Yên. Với vị trí địa lý thuận lợi và địa bàn huyện Văn Lâm là một huyện có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh và mạnh trong những năm gần đây, phòng giao dịch Văn Lâm có được nhiều những thuận lợi trong việc phát triển và quản lý vốn vay. Trong những năm qua, chính sách tín dụng của Sacombank đã được cải thiện từng bước để phù hợp với tình hình thực tế, điều này giúp ích không nhỏ cho việc quản lý vốn vay tại các địa phương. Người dân trên địa bàn huyện Văn Lâm cũng có trình độ dân trí tương đối cao, lối sống và các phong tục tập quán không có gì quá đặc biệt giúp cho việc quản lý cho vay của cán bộ tín dụng dễ dàng hơn.

Sacombank còn là một ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh cũng như quản lý. Điều này tạo những điều kiện vô cùng thuận lợi và dễ dàng cho việc phát triển và quản lý các hoạt động của ngân hàng. Với việc các cán bộ tín dụng trẻ, năng động, đạo đức tốt phòng giao dịch Văn Lâm có rất nhiều thuận lợi trong việc quản lý vốn vay của phòng.

Bên cạnh những thuận lợi, phòng còn gặp một số những khó khan còn vướng mắc như đối thủ cạnh tranh, trên địa bàn huyện Văn Lâm, ngoài Sacombank còn có các ngân hàng khác như: Ngân hàng Nông nghiệp, ngân hàng Vietcombank, ngân hàng SHB, ngân hàng ACB… việc các ngân hàng cạnh tranh rất gắt gao với nhau, làm tăng khẩu vị rủi ro cho mỗi ngân hàng, việc này làm tăng rủi ro và gây khó khan không nhỏ cho hoạt động quản lý cho vay của phòng. Các cán bộ quản lý cho vay của phòng đều là những thanh niên trẻ tuổi, trình độ còn kém, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quản lý cho vay của phòng.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp 3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ PGD Văn Lâm CN Hưng Yên của Ngân hàng Sacombank.

Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các bài nghiên cứu, các ấn phẩm, tạp chí kinh tế, internet, giáo trình liên quan đến hoạt động phát triển công tác tín dụng.

Phương pháp chính được sử dụng ở đây là các loại dữ liệu đã được ghi chép lại và được công bố trong nội bộ ngân hàng Sacombank và các đơn vị khác.

3.2.1.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được lấy từ các khách hàng đang sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng Sacombank CN Hưng Yên PGD Văn Lâm và từ các cán bộ quản lý vốn vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn vay tại ngân hàng sacombank, phòng giao dịch văn lâm, chi nhánh tỉnh hưng yên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)