Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Đánh giá công tác quản lý vốn vay tại Sacombank cn Hưng Yên PGD
CN HƯNG YÊN PGD VĂN LÂM
4.2.1. Những kết quả đạt được của công tác quản lý vốn vay tại Sacombank CN Hưng Yên PGD Văn Lâm CN Hưng Yên PGD Văn Lâm
Trong những năm gần đây nhận thấy được sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế thì hoạt động cho vay tại PGD Văn Lâm gặp không ít khó khăn. Vì thế ban lãnh đạo PGD cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại PGD Văn Lâm đã nỗ lực không ngừng nhằm cùng nhau phát triển và đạt được những thành quả nhất định.
Về chính sách cho vay: nhằm mục tiêu định hướng tác nghiệp và hạn chế các sai lầm có thể mắc phải trong quá trình cho vay cũng như quản lý, giám sát chặt chẽ được các khoản cho vay của ngân hàng thì Sacombank PGD Văn Lâm đã dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của chi nhánh để tác động. Đó là mối quan hệ điều khiển, phục tùng, dùng uy lực để bắt
buộc các đối tượng tham gia vào hoạt động cho vay tại chi nhánh chấp hành các quyết định quản lý. Ngân hàng Sacombank PGD Văn Lâm xây dựng và không ngừng hoàn thiện các quy định chung nhất cho các chủ thể tham gia vào hoạt động cho vay. Chính sách cho vay của Sacombank PGD Văn Lâm khá chặt chẽ, bên cạnh đó mức phí và lãi suất được khách hàng và cán bộ quản lý vốn vay đánh giá tương đối cao, thực tế cho thấy phí và lãi suất cho vay của Sacombank PGD Văn Lâm tương đối cạnh tranh với ngân hàng khác. Điều này rất có lợi trong quản lý cho vay vì phí, lãi suất cạnh tranh thì cán bộ quản lý cho vay không cần mở rộng khẩu vị rủi ro của mình để phát triển thị trường.
Về bộ máy tổ chức quản lý vốn vay: trong thời gian qua, PGD Văn Lâm đã không ngừng mở rộng và phát triển về nhân lực cũng nhu mở rộng bộ máy quản lý vốn vay. Để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường, phòng đã được ban lãnh đạo ngân hàng bổ sung thêm vị trí Phó phòng giao dịch phụ trách kinh doanh và phó phòng giao dịch phụ trách nội nghiệp. Việc này sẽ tăng thêm chất lượng trong quá trình phát triển hoạt động cho vay cũng như kiểm tra, giám sát chất lượng của các khoản vay, làm tăng chất lượng của công tác quản lý vốn vay.
Về chất lượng nhân sự của PGD Văn Lâm: Chất lượng nhân sự của PGD Văn Lâm không ngừng nâng cao trong thời gian qua, hầu hết các cán bộ của PGD Văn Lâm có trình độ đại học trở lên. Điều này cũng là kết quả của công tác tuyển dụng một cách chặt chẽ, có kế hoạch của ban lãnh đạo Chi nhánh Hưng Yên. Bên cạnh đó việc cán bộ nhân viên được đào tạo ngay từ khi bắt đầu công việc cũng làm tăng chất lượng của cán bộ quản lý tại PGD Văn Lâm, ngoài ra việc chi nhánh thường có những buổi sinh hoạt nghiệp vụ, đào tạo tập trung cũng làm tăng kỹ năng, chất lượng của cán bộ quản lý vốn vay. Qua đánh giá từ phía các khách hàng của PGD Văn Lâm thì có thể thấy cán bộ nhân quản lý vốn vay được đánh giá tương đối cao về chuyên môn cũng như thái độ phục vụ.
Về kết quả phát triển cho vay: Trong những năm qua, hoạt động cho vay của PGD Văn Lâm phát triển tương đối tốt và đồng đều ở các mặt, hoàn thành theo đúng chỉ tiêu được ban lãnh đạo ngân hàng giao cho. Có thể thấy chỉ tiêu đánh giá tốt nhất về việc phát triển cho vay ở đây là dư nợ và số lượng khách hàng tăng trưởng mới. Trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 thì dư nợ cho vay đã tăng gần gấp đôi, số lượng khách hàng tăng gần 100 khách hàng. Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ quản lý vốn vay cũng như cán bộ nhân viên của PGD Văn Lâm trong thời gian qua.
Về chất lượng cho vay: Chất lượng cho vay của PGD Văn Lâm trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công lớn, mặc dù việc mở rộng thị trường một cách ồ ạt, tăng trưởng dư nợ cũng như lượng khách hàng nhanh chóng nhưng nợ xấu của PGD Văn Lâm lại có chiều hướng giảm trong thời gian gần đây, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể từ năm 2014 đến năm 2016. Việc kiểm soát tốt chất lượng cho vay phụ thuộc rất lớn vào công tác thẩm định trước cho vay, kiểm tra giám sát thườn xuyên, định kỳ hoạt động thực tế của khách hàng trong thời gian vay vốn để hạn chế rủi ro trong công tác cho vay cũng như nắm bắt được thực tế chất lượng khách hàng sử dụng vốn vay của ngân hàng, việc đồng hành cũng khách hàng là rất quan trọng trong việc quản lý vốn vay vì nó giúp cán bộ quản lý kịp thời nắm bắt thông tin và tìm giải pháp tháo gỡ cho các bên tránh việc xảy ra rủi ro ngoài ý muốn.
4.2.2. Hạn chế trong công tác quản lý vông vay tại PGD Văn Lâm
Việc phát triển cho vay và huy động vốn đầu vào một cách nhanh chóng trong tình thế cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng cũng như sự khó khan chung của nền kinh tế cũng đòi hỏi cán bộ lãnh đạo tại PGD Văn Lâm phải có những chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường một các phù hợp. Mặc dù trong thời gian qua, việc bổ sung thêm hai cán bộ lãnh đạo tại phòng là Phó phòng giao dịch phụ trách kinh doanh và Phó phòng giao dịch phụ trách nội nghiệp nhưng các chỉ tiêu kinh doanh của phòng chưa có sự đột biến, chỉ dừng lại ở mức tăng trưởng cũ, điều này chứng tỏ ban lãnh đạo phòng chưa có sự thống nhất và chưa đi đến kết quả là đưa ra những chiến lược phát triển cũng như vạch ra hướng đi đúng đắn cho các cán bộ quản lý vốn vay. Bên cạnh đó chất lượng của những chương trình đào tạo cũng như sinh hoạt nghiệp vụ còn tương đối kém, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý vốn vay của PGD. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác thì các sản phẩm dịch vụ chiếm vai trò tương đối lớn nhưng chất lượng của cán bộ quản lý trong công tác xử lý hồ sơ cũng quan trọng không kém, xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng sẽ tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế các chương trình đào tạo của Chi nhánh vẫn chỉ mang tính hình thức, theo định kỳ chứ không sát với tình hình thực tế, các cán bộ tân tuyển chỉ được đào tạo trên giấy tờ mà ít có cơ hội va chạm thực tế dẫn đến khả năng làm việc còn hạn chế lớn.
bất cập nguyên nhân là do PGD Văn Lâm mới áp dụng văn bản chính sách, hướng dẫn của Hội sở chính, mà văn bản chính sách, hướng dẫn của Hội sở chính lại ban hành chung đối với tất cả các chi nhánh, các phòng giao dịch trong hệ thống nên còn nhiều điểm chưa đi sát với tình hình thực tế của từng đơn vị nên chưa phát huy hết hiệu quả. Do đó các văn bản, chính sách hướng dẫn của hội sở tương đối cụ thể, rõ ràng nhưng công tác quản lý hoạt động cho vay tại chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn do vậy mà công tác quản lý hoạt động cho vay chưa đạt được kết quả như mong muốn. Ngoài ra, việc liên tục thay đổi hệ thống các văn bản tại hội sở chính về hoạt động cho vay cũng khiến cho hệ thống các văn bản tại chi nhánh trở nên chồng chéo cũng gây không ít phiền toái cho cán bộ quản lý cho vay do đó khiến cho việc tìm kiếm khách hàng phù hợp trở nên khó khăn. Không những vậy, sản phẩm dịch vụ hiện nay chưa đáp ứng được hết các nhu cầu đa dạng và ngày một đổi mới của khách hàng, nền kinh tế liên tục thay đổi và phát triển dẫn đến nhu cầu về vốn của khách hàng cũng thay đổi theo, mặc dù vậy sản phẩm dịch vụ của Sacombank vẫn còn bó hẹp theo những sản phẩm đã cũ gây khó khăn trong việc phát triển và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, mức phán quyết của trưởng phòng giao dịch hiện nay là quá thấp (hạn mức phê duyệt cho vay tối đá 500 triệu đồng), mức phán quyết này là quá thấp so với tình hình nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Điều này khiến cho việc giải quyết nhu cầu của khách hàng trở lên phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn vì các cấp có thẩm quyền cũng sẽ thực hiện đúng theo quy trình cho vay, làm chồng chéo các bước thực hiện gây phiền toái và dễ làm mất lòng khách hàng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của phòng giao dịch và tác động xấu tới khả năng mở rộng thị trường.
Mặc dù PGD Văn Lâm đã mở tại địa bàn huyện Văn Lâm từ lâu nhưng việc phát triển cũng như quản lý vốn vay thông qua các cấp chính quyền, đơn vị đoàn thể còn tương đối ít. Ban lãnh đạo phòng không mở rộng mối quan hệ đến các cấp chính quyền, các đơn vị đoàn thể nên số lượng khách hàng phát triển được thông qua các đơn vị này là tương đối thấp. Các cấp chính quyền luôn là nơi có nhiều những thông tin về phát triển kinh tế của địa phương, các ngân hàng có thể thông qua đây để thu thập thông tin, bên cạnh đó còn có thể thông qua các cấp chính quyền để dựa vào uy tín của cấp chính quyền để mở rộng địa bàn. Tuy vậy, trong thời gian qua công tác này chưa được cán bố lãnh đạo phòng chú trọng, một phần là do sự yếu kém trong công tác tiếp cận các đơn vị.
vay luôn là việc quan trọng để hạn chế rủi ro trong hoạt động quản lý vốn vay. Trên thực tế nhiều công đoạn cho vay chưa được tiến hành chặt chẽ như công tác phân tích báo cáo tài chính, thẩm định cho vay thiếu thông tin, thiếu căn cứ khoa học, dựa vào kinh nghiệm chủ quan của cán bộ quản lý vốn vay là chủ yếu dẫn đến chất lượng cho vay giảm. Hiện tại, các cán bộ quản lý vốn vay tại phòng giao dịch Văn Lâm thực hiện gần như tất cả các bước trong quy trình cho vay của một món vay, từ thẩm định hồ sơ, thực hiện giải ngân, kiểm tra sau cho vay, thu hồi nợ, điều này giúp hạn chế rủi ro trong công tác quản lý vốn vay vì cán bộ quản lý vốn vay có thể nắm rõ được tất cả các thông tin của khách hàng một cách tổng thể nhất. Nhưng chính điều này là nguy cơ dẫn đến những rủi ro về quy trình cho vay bởi việc tự quản lý các bước sẽ phụ thuộc vào đạo đức, kinh nghiệm và chất lượng kiến thức của mỗi cán bộ quản lý vốn vay. Công tác kiểm tra giám sát các khoản vay hiện hữu còn chưa được chú trọng. Tất cả các khách hàng vay vốn tại ngân hàng đều sẽ phải được kiểm tra giám sát định kỳ thông qua công tác kiểm tra sau cho vay. Tuy nhiên, công tác kiểm tra sau cho vay trong thời gian qua tại PGD Văn Lâm còn chưa được chú trọng, chỉ mang tính chống đối, các khoản vay phải được kiểm tra sát sao và thường xuyên theo định kỳ. Do một cán bộ quản lý vốn vay phải quản lý tương đối nhiều khách hàng nên công tác này chiếm nhiều thời gian của cán bộ quản lý, vì vậy tất cả các khoản vay đều được cán bộ quản lý vốn vay đánh giá thông qua ý kiến chủ quan, không có giấy tờ thực tế, chỉ mang tính ước lượng điều này là nguy cơ dẫn đến rui ro rất lớn. Mặc dù công tác kiểm tra sau cho vay còn yếu kém, mang tính chống đối, nhưng bên cạnh đó thì công tác kiểm tra nội bộ của Sacombank còn tương đối yếu kém. Các hoạt động kiểm tra đều mang tính thủ tục, được báo trước thông tin cho các cán bộ quản lý vốn vay dẫn đến việc bổ sung hồ sơ giấy tờ mang tính chống đối của cán bộ quản lý vốn vay. Không chỉ vậy, các cán bộ kiểm tra đều là người của chi nhánh, rất ít có những cuộc kiểm tra lớn của Hội sở, dẫn đến việc bao che cũng như hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình kiểm tra, giảm chất lượng của công tác này.