Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
* Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp (là các tài liệu đã được công bố)
Số liệu dùng trong đề tài là sự kế thừa có chọn lọc từ các số liệu của cơ quan nhà nước, các công trình nghiên cứu đã công bố, các tài liệu báo cáo của các cơ quan chức năng.
*Điều tra thu thập tài liệu sơ cấp:
- Chọn điểm và mẫu điều tra: Trên địa bàn huyện hiện có 9 làng nghề, vì
vậy chúng tôi tiến hành khảo sát cả 09 làng nghề: làng nghề mây tre đan Đông Thịnh – La Bình xã Khánh Vân; làng nghề cói Bình Hòa xã Khánh Hồng; làng nghề cói xóm 10 xã Khánh Nhạc; làng nghề cói xóm 8 xã Khánh Mậu; làng nghề cói - bèo bồng Đức Hậu; làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới xã Khánh Hồng, làng nghề cây cảnh xóm 1 xã Khánh Thiện, Làng nghề bún thị trấn Yên Ninh; làng nghề ẩm thực xóm Phong An, xã Khánh Thiện, trong các làng nghề này đều có các hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp. Trong các làng nghề này chúng tôi chọn đại diện các cơ sở, hộ gia đình sản xuất.
- Số mẫu điều tra: Chúng tôi tiến hành chọn 500 mẫu trong tổng số 500 cơ
sở trên địa bàn.
- Nội dung của phiếu điều tra mẫu gồm: Số khẩu, số lao động, diện tích đất
canh tác, diện tích đất cho các làng nghề, tài sản cố định và vốn sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm…Thu thập những thông tin số liệu này bằng các phương pháp quan sát, khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý
Ngoài phương pháp điều tra như trên, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm theo các chủ đề về những thuận lợi, khó khăn chung trong quá trình sản xuất của các chủ hộ, đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong các làng nghề; Những mong muốn và đề xuất của các hộ, đơn vị sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Đây là những thông tin quan trọng góp phần làm nổi bật những nội dung cần nghiên cứu.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành tổng hợp, phân tích, phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.
- Đối với thông tin sơ cấp: Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu được thực hiện làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả:
Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để mô tả và phân tích thực trạng hoạt động trên các mặt: quy mô sản xuất, đầu tư vốn, lao động và tình hình tiêu thụ sản phẩm…trong làng nghề. Đánh giá kết quả hoạt động của làng nghề trên từng lĩnh vực.
Phương pháp so sánh:
Thông qua quan sát, tìm hiểu thực tế và số liệu thứ cấp từ các đơn vị chức năng của xã, huyện chúng tôi tiến hành so sánh giữa các loại hình tổ chức, so sánh các sản phẩm làng nghề qua các năm.
Phương pháp chuyên gia: Là tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các đơn vị điển hình tiên tiến để có kinh nghiệm bổ ích trong việc nhìn nhận, đánh giá thực tiễn trong nghiên cứu phát triển sản xuất tại các làng nghề.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu và phân tích
Để phân tích thực trạng làng nghề của huyện Yên Khánh chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh: Dựa trên các đánh giá để so sánh hoạt động hiện nay của các làng nghề.
3.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ
- Lao động bình quân/hộ; - Đất đai bình quân/hộ; - Vốn sản xuất bình quân/hộ.
3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ảnh mức độ phát triển của làng nghề
- Tổng thu nhập chính bình quân/hộ;
- Nguồn thu của hộ nông dân là giá trị sản phẩm sản xuất trong năm của các làng nghề.