Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 88)

5.1. KẾT LUẬN

Phát triển làng nghề có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với phát triển ngành nghề ở nông thôn, làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã từng bước được bảo tồn và phát triển, quy mô làng nghề tăng lên cả về số lượng, vốn kinh doanh, lao động, giá trị sản xuất và thu nhập. Sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân trong vùng và cho xuất khẩu. Do đó, cho phép khai thác một cách hiệu quả hơn tiềm năng về lao động, nguồn nguyên liệu và trình độ tay nghề của những người thợ thủ công và các nghệ nhân. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức về thị trường tiêu thụ, công nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu vốn sản xuất, trình độ tay nghề của người lao động và năng lực quản lý của các chủ cơ sở kinh doanh còn nhiều bất cập… đã làm ảnh hưởng không ít tới sự phát triển của làng nghề truyền thống, làng nghề phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Từ những kết quả khảo sát và nghiên cứu về làng nghề ở huyện Yên Khánh, tác giả rút ra kết luận như sau:

Một là, phát triển làng nghề ở Ninh Bình nói chung và huyện Yên Khánh

nói riêng là yêu cầu khách quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó là một bộ phận không thể tách rời của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Với huyện Yên Khánh, lao động chủ yếu làm nông nghiệp, dân số đa phần sống ở nông thôn, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thì phát triển làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hai là, trong những năm đổi mới, đặc biệt là từ năm 2000 tới nay, Đảng và

Nhà nước ta đã có sự quan tâm tới việc phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có làng nghề. Nhiều chủ trương, chính sách mới được ban hành và được tỉnh ủy, ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình tích cực triển khai, cụ thể hóa để thực hiện.

Nhờ đó, các làng nghề trong vùng đã có điều kiện thuận lợi, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển sản xuất kinh doanh.

Làng nghề ở Yên Khánh trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng kể về số lượng, quy mô lao động, vốn kinh doanh, bước đầu đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của đời sống dân cư, một phần cho xuất khẩu. Giá trị sản xuất của làng nghề đã có đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nhất là tăng trưởng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Yên Khánh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt nông thôn. Sản phẩm làm ra đã kết hợp giữa kinh nghiệm cổ truyền để bảo tồn, phát huy vốn quý báu của văn hóa dân tộc với kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, thích ứng tốt hơn với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế. Đồng thời mở rộng mô hình gắn sản xuất làng nghề thêu ren truyền thống với phát triển du lịch để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển, thực hiện xuất khẩu tại chỗ.

Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ, làng nghề ở huyện Yên Khánh còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, thách thức. Sự phát triển của làng nghề chưa làm thay đổi cơ bản diện mạo của chính bản thân làng nghề do quy mô sản xuất còn nhỏ bé, phân tán, số lượng, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, trong khi vốn thiếu trầm trọng. Sự quan tâm của các cấp chính quyền tuy có tiến bộ nhưng phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, còn buông lỏng, thiếu sự định hướng, hỗ trợ dẫn đến việc kinh doanh trong làng nghề còn mang nặng tính tự phát, và phát triển không đều.

Ba là, để đẩy nhanh tốc độ phát triển làng nghề cần có giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là giải pháp về tổ chức quản lý, trong đó cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp và nâng cao vai trò quản lý ở làng nghề. Với chức năng quản lý nhà nước, chính quyền địa phương cần nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch, các dự án để định hướng phát triển cho làng nghề. Đồng thời kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Ninh Bình đổi mới chính sách đầu tư, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ, môi trường, đào tạo nguồn nhân lực… để tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ, thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho làng nghề thêu ren phát triển bền vững trong cơ chế thị trường. Với vai trò là đơn vị cơ sở, làng nghề thêu ren và các cơ sở kinh doanh trong làng nghề cần phát huy tính độc lập tự chủ

của mình, phối hợp có hiệu quả với các tổ chức trong hệ thống chính trị - xã hội, các chủ thể kinh doanh, các hiệp hội làng nghề phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với làng nghề, nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống người lao động và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Giao cho một cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm tổng hợp và tham mưu xây dựng thành một chính sách hỗ trợ, khuyến khích ưu đãi cho các ngành nghề truyền thống thống nhất trên toàn tỉnh.

- Phân rõ các chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ theo các nội dung: Đào tạo nghề; Đổi mới máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất của làng nghề; Nghiên cứu sáng tác mẫu mới để mở rộng thị trường;

- Đầu tư xây dựng hạ tầng tại làng nghề;

- Hỗ trợ làng nghề tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển thị trường mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006) quy định chi tiết về việc phát triển các ngành nghề, làng nghề nông thôn, Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006, Hà Nội.

2. Báo cáo hoạt động ngành nghề nông thôn, Phòng Công thương huyện Yên Khánh. 3. Chính phủ (2006). Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ

“Về phát triển ngành nghề nông thôn”.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006). Thông tư số 116/2006/TT-BNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ “Về phát triển ngành nghề nông thôn”.

5. Chi Cục Thống kê Yên Khánh (2015). kết quả tổng điều tra làng nghề và làng có nghề.

6. Báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh, 2015.

7. Http://www.nhandan.com.vn (2008). Phát triển làng nghề nông thôn ở tỉnh Nam Định.

8. Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các văn bản hướng dẫn thi hành. 9. Theo Quyết định 2179/QĐ-UBND ngày 17 tháng 09 năm 2007 của UBND tỉnh

Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020.

10. Mai Thế Hởn (2000). Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở vùng ven thủ đô Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

11. Http://www.artexport.com.vn (2008). Mục tiêu phát triển hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến 2010.

12. Dương Bá Phượng (2001). Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trìnhCNH, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

PHỤ LỤC

CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC HỘ Ở LÀNG NGHỀ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Họ và tên người trả lời phỏng vấn:………. 2. Giới tính:………. 3. Địa chỉ: ………... 4. Tình hình nhân khẩu, lao động và hiện trạng việc làm của từng người:

Họ và tên Hiện trạng việc làm Lao động Tuổi

Việc làm Học vấn Thời gian lao động

Nông nghiệp Phi nông nghiệp Dịch vụ Có Không

- Hiện trạng việc làm: (ghi rõ: 1/ đang đi học, 2/ đang trực tiếp lao động sản xuất, 3/ hết tuổi lao động, 4/ không có việc làm, 5/ mất khả năng lao động).

- Lao động: (ghi rõ: 6/ lao động chính, 7/ lao động phụ). 5. Tình hình sản xuất thu nhập và việc làm của các hộ:

Họ và tên

Việc làm Thông tin khác

Nông nghiệp

Phi nông

nghiệp Có Không

Xin ông (bà) cho biết thu nhập bình quân hàng năm so với sản xuất nông nghiệp và nghề khác như thế nào? ……….

Có việc làm hay không có việc làm?... 6. Hiện trạng diện tích đất và vốn cho các hộ:

Họ và tên

Diện tích đất Vốn cho sản xuất

Thông tin khác Đất nông nghiệp Đất cho sản xuất Lao động thời vụ Có Không

Xin ông (bà) cho biết tình hình diện tích đất, mặt bằng cho nghề như thế nào? ………

Và tình hình nguồn vốn đủ hay thiếu như thế nào?... 7. Tình hình về lao động và ô nhiễm môi trường ở làng nghề

Họ và tên

Lao động Ô nhiễm môi trường Thông tin khác Lao động tại chỗ Lao động đi thuê ngoài Lao động thời vụ Có Không 8. Ý kiến khác

- Theo ông (bà), các hộ gia đình có biết văn hóa truyền thống mất dần đi khi làng nghề phát triển theo hướng công nghiệp hóa không?...

- Quan điểm của các hộ về việc phát triển làng nghề hiện nay như thế nào?

……….

………, ngày ….. tháng năm 2015

Người trả lời phỏng vấn Người phỏng vấn

CÂU HỎI PHỎNG VẤN CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ Ở LÀNG NGHỀ

Họ và tên người trả lời phỏng vấn:……… Chức vụ:………. Nơi làm việc: ……….

1. Xin ông (bà) cho biết tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã trong làng nghề:

Chỉ tiêu 2014 Chỉ tiêu 2015

1. Tổng doanh thu 2. Tổng lao động - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lý do lao động trong năm 2015 tăng hay giảm: - Tăng lao động do:

- Giảm lao động do:

2. Tình hình biến động lao động của các doanh nghiệp, hợp tác xã tại làng nghề

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Lao động tại chỗ Lao động đi thuê Lao động tại chỗ Lao động đi thuê Lao động tại chỗ Lao động đi thuê 1. Lao động trực tiếp - Lao động nghỉ hưu - Lao động tuyển mới 2. Lao động gián tiếp - Lao động nghỉ hưu - Lao động tuyển mới

3. Doanh nghiệp có chính sách ưu tiên gì không đối với lao động địa phương khi tuyển dụng lao động? (đánh dấu X vào ô có hoặc không )

4. Doanh nghiệp, hợp tác xã có các hình thức ưu tiên nào cho lao động tại địa phương?... 5. Quan điểm của doanh nghiệp (hợp tác xã) về phát triển làng nghề như thế nào? (xin khoanh tròn số thích hợp với ý nghĩa tăng dần từ 1 là chưa đến 5 là có)

Chỉ tiêu Mức độ đánh giá

Thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của DN, HTX

không 1 2 3 4 5

Chính quyền địa phương có tạo điều kiện cho DN, HTX không

Lao động tại địa phương có đáp ứng được công việc không Diện tích, mặt bằng, hạ tầng giao thông có thuận lợi không Thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất có hiện đại, đồng bộ không

Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh thêu ren có đáp ứng đủ không

Nguồn nguyên liệu có đảm bảo cho sản xuất không Thị trường tiêu thụ sản phẩm thế nào

Môi trường làng nghề sản xuất so với trước đây như thế nào

Thông tin liên lạc có đảm bảo cho sản xuất kinh doanh không

Giá thuê đất có hợp lý không An ninh trật tự có đảm bảo không

Các chính sách của nhà nước như thế nào

6. Tiền lương bình quân tháng các năm của các lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã ở làng nghề :

- Năm 2013, thu nhập bình quân là: ………. đồng/người. - Năm 2014, thu nhập bình quân là: ………. đồng/người. - Năm 2015, thu nhập bình quân là: ………. đồng/người. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông (bà).

………, ngày ….. tháng …… năm 2015.

Người trả lời phỏng vấn Người phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 88)