Thực trạng phát triển về số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 59 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh

4.1.1. Thực trạng phát triển về số lượng

4.1.1.1. Sự phát triển về loại hình sản xuất

Lúc đầu tồn tại trong làng nghề là những cá thể, dần dần thành những đơn vị, cơ sở sản xuất hợp tác độc lập và có tính chuyên nghiệp. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các làng nghề tồn tại dưới hình thức các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, lúc đó sản xuất nông nghiệp là chính còn nghề thủ công có phát triển nhưng chỉ coi đó là nghề phụ, bổ trợ cho nông nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các làng nghề được phát triển, tổ chức sản xuất theo hình thức cá thể hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia hoạt động theo pháp luật, tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh các loại hình tổ chức sản xuất, trong làng nghề còn có loại hình sản xuất tổ hợp tác được tổ chức theo hình thức hợp tác xã cổ phần mà xã viên là các hộ gia đình được tổ hợp tác đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm trong làng nghề. Tuy nhiên, loại hình tổ hợp tác hiện nay trong các làng nghề có phát triển song chưa nhiều, chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Bảng 4.7. Các loại hình tổ chức ở làng nghề huyện Yên Khánh

Đơn vị

Năm So sánh (%) 2013 2014 2015

14/13 15/14 BQ SL cơ sở SL cơ sở SL cơ sở

Hộ gia đình 1.322 1.265 1.185 95,68 93,67 94,7 HTX 15 13 11 86,67 84,61 85,6 Doanh nghiệp 9 11 16 122,22 145,45 133,8 Tổng số 1.346 1.289 1.212 95,76 94,03 94,9

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh

Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy sự thay đổi về loại hình tổ chức sản xuất qua các năm 2013 – 2015. Trong đó, loại hình tổ chức sản xuất hộ gia đình giảm từ 1.322 hộ (năm 2013) xuống còn 1.185 hộ (năm 2015), giảm bình quân trong giai đoạn này là 5,3%. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng lên từ 9 doanh nghiệp năm 2013 lên 16 doanh nghiệp năm 2015, tăng bình quân giai

đoạn này là 33,8%. Dựa vào tình hình phát triển loại hình sản xuất trong giai đoạn 2013 – 2015 cho thấy làng nghề đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

4.1.1.2. Sự phát triển về số lượng lao động

Việc phát triển làng nghề nhằm tận dụng hết nguồn lực lượng lao động tại địa phương và tạo đà cho việc phát triển làng nghề.

Đặc thù lao động tại các làng nghề là dựa vào kinh nghiệm đã được đúc kết lâu đời được truyền lại và đôi tay khéo léo của họ được rèn luyện qua năm tháng. Do vậy, số lao động nông nghiệp kiêm lao động trong các làng nghề đòi hỏi phải có sự học hỏi trau dồi thì mới có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất.

Bảng 4.2 cho thấy trong giai đoạn 2013-2015 số lao động chuyên trong các hình thức tổ chức sản xuất tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2013 tổng số lao động này chiếm 564 người thì đến năm 2015 tăng lên chiếm 652 người, tăng bình quân năm 7,52%.

Lực lượng lao động trong các làng nghề khá phong phú và đa dạng về số lượng, chất lượng. Lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động nhàn rỗi ở nông thôn, phân công theo hướng chuyên môn hóa từng khâu, từng đoạn của quá trình sản xuất.

Ngoài lao động thường xuyên ở các làng nghề còn có lực lượng lao động thời vụ từ các lao động nông nghiệp – kiêm lao động thời vụ khá dồi dào. So với số lao động chuyên thì lực lượng lao động này lớn hơn về số lượng. Tuy nhiên, số lao động này khi tham gia lao động theo thời vụ thường làm các công việc phụ cho các lao động chính, một số ít có thể tham gia làm những sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi sự tinh xảo. Nhìn chung, số lao động chuyên và lao động thời vụ trong huyện qua 3 năm tăng lên đáng kể, ngày càng đáp ứng được yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng.

4.1.1.3.Sự phát triển về thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề

Trong giai đoạn 2013-2015 thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề trên địa bàn huyện liên tục phát triển và mở rộng. Hiện nay các sản phẩm làng nghề chủ yếu được xuất khẩu sang các nước Châu Âu và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Á. Nếu như, năm 2013 sản phẩm cói, bèo bồng của làng nghề được xuất khẩu cho 7 nước trên thế giới thì đến năm 2015 số thị trường xuất khẩu tăng lên 10 nước, tăng bình quân giai đoạn 19,6%/năm. Đây

là tín hiệu đáng mừng cho thị trường xuất khẩu trong tương lai. Mặt khác, thị trường trong nước cũng phát triển mạnh mẽ trong suốt giai đoạn, số tỉnh tiêu thụ sản phẩm cũng tăng dần qua các năm. Năm 2013 trên cả nước có 20 địa phương tiêu thụ sản phẩm cói, bún bánh đến năm 2015 số địa phương têu thụ sản phẩm phát triển tăng lên 37 địa phương, tăng bình quân 37,2%/năm. Sở dĩ thị trường tiêu thụ sản phẩm được phát triển nhanh trên các địa phương trên cả nước là do sản phẩm làng nghề ngày càng được người tiêu dùng quan tâm ưa chuộng vì chất lượng mẫu mã sản phẩm ngày càng đa dạng hơn.

Bảng 4.8. Sự phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 Bình quân - Số nước XK 7 8 10 114,2 125,0 119,6 - Số tỉnh trong nước 20 31 37 155,0 119,3 137,2 - Số lượng các Đại lý 123 142 150 115,4 105,6 110,5 - Số lượng các của hàng 301 315 378 105,0 120,0 112,5

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh

Bên cạnh đó, cùng sự phát triển của thị trường tiêu thụ đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các cửa hàng đại lý trên cả nước tăng mạnh, tăng từ 123 đại lý (năm 2013) tăng lên 150 đại lý ( năm 2015), tăng bình quân giai đoạn 10,5%/năm; Cửa hàng tăng từ 301 cửa hàng (năm 2013) tăng lên 378 của hàng (năm 2015) tăng bình quân giai đoạn 12,5%/năm.

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn 2013-2015 thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề huyện Yên Khánh ngày càng phát triển và mở rộng. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc phát triển làng nghề trong tương lai.

4.1.2. Sự phát triển theo chiều sâu

4.1.2.1.Sự thay đối cơ cấu các loại hình sản xuất

Qua bảng 4.9 cho thấy do sự phát triển của thị trường tiêu thụ sản phẩm đã làm thay đổi cơ cấu các loại hình sản xuất của làng nghề Yên Khánh. Cơ cấu loại hình sản xuất của Hộ gia đình vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong tổng số cơ cấu các loại hình sản xuất. Trong ba loại hình sản xuất thì loại hình Doanh nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ hơn so với Hộ gia đình và Hợp tác xã. Nếu như năm 2013 cơ

cấu sản xuất chiếm 0,7% trong tổng số cơ cấu sản xuất sản phẩm của các loại hình tham gia sản xuất, thì đến năm 2015 cơ cấu sản xuất thay đổi tăng lên chiếm 1,4%. Bên cạnh đó, cơ cấu loại hình Hợp tác xã cũng thay đổi đáng kể chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn 1,1% năm 2013 giảm xuống chiếm 0,9% vào năm 2015. Ngược lại, cơ cấu sản xuất của loại hình Hộ gia đình lại giảm chiếm từ 98,2% (năm 2013) xuống còn 97,7% vào năm 2015. Nguyên nhân của sự tăng, giảm cơ cấu các loại hình sản xuất là do những năm qua yêu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi những sự cải tiến về mẫu mã mới và kỹ thật trong tất cả các sản phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường thì việc đầu tư vốn, công nghệ sản xuất và máy móc trang thiết bị là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, chú ý. Các hộ gia đình và Hợp tác xã do thiếu vốn nên việc đầu tư bị hạn chế, do vậy cơ cấu loại hình sản xuất này đang có xu hướng giảm mạnh.

Bảng 4.9. Sự thay đổi cơ cấu các loại hình sản xuất của làng nghề Yên Khánh qua 3 năm 2013-2015

Đơn vị Năm 2013 2014 2015 Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) Cơ cấu (%) 1.Hộ gia đình 98,2 92,5 97,7 2.HTX 1,1 1,0 0,9 3. Doanh nghiệp 0,7 0,9 1,4 Tổng số 100 100 100

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh

Như vậy, Mặc dù cơ cấu loại hình sản xuất Hộ gia đình vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong tổng số các loại hình sản xuất, nhưng trong giai đoạn 2013-2015 có xu hướng giảm mạnh. Ngược lại cơ cấu loại hình Doanh nghiệp đang phát triển mạnh và tăng nhanh về cơ cấu trong tổng các loại hình sản xuất và đang dần chiếm ưu thế trong tương lai.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển về chất lượng lao động

Ảnh hưởng khó khăn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề là người lao động chưa có trình độ chuyên môn, tay nghề chưa được qua đào tạo. Do vậy, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, quá trình quản lý kinh tế tại

các hợp tác xã, công ty và các hộ cá thể, các đơn vị này quản lý và sản xuất chủ yếu thường theo kinh nghiệm truyền lại.

Mặc dù trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều hỗ trợ về đạo tạo tay nghề cho các lao động ở trong các làng nghề và công tác quản lý nói chung. Nhưng, cho đến nay công tác này ở làng nghề Yên Khánh còn nhiều bất cập, hạn chế. Một phần của bất cập, hạn chế này là do ý thức chấp hành và kiến thức quản lý của các làng nghề còn thấp. Cũng như lao động ở các khu vực kinh tế khác, lao động trong làng nghề có vị trí quan trọng trong việc phát triển của làng nghề. Song những lao động ở đây thường được truyền nghề theo phương thức truyền tay trực tiếp là chính chứ chưa được đào tạo cơ bản và qua các trường lớp. Đây là một trong những khó khăn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của làng nghề Yên Khánh trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bảng 4.10. Chất lượng lao động ở làng nghề trong mẫu điều tra năm 2015

Chỉ tiêu

Loại hình tổ chức

Hộ gia đình Doanh nghiệp Hợp tác xã Số lượng (%) CC Số lượng (%) CC Số lượng (%) CC Tổng số lao động

(người) 1704 100 384 100,0 137 100,0

- Nghệ nhân - - - -

- Lao động TX 1409 82,6 320 83,3 112 81,7

- Thợ giỏi 295 17,4 64 16,7 25 18,3

Nguồn: Tổng hợp từ các mẫu phiếu điều tra (2015)

Bảng 4.10 cho thấy, năm 2013 ở tất cả các loại hình sản xuất đều có xu hướng sử dụng lao động thường xuyên chủ yếu. Trong đó, số lao động thường xuyên và thợ giỏi ở hộ gia đình chiếm 82,6% và 17,4%; doanh nghiệp chiếm 83,3% và 16,7%; hợp tác xã chiếm 81,7% và 18,3%. Tỷ lệ này đã phần nào khẳng định tầm quan trọng của lực lượng lao động này. Do vậy, trong những năm qua hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề đều quan tâm chú trọng đến đào tạo nâng cao tay nghề cho các lao động thường xuyên và thợ giỏi bởi lẽ số lao động này là lực lượng chính quyết định chất lượng sản phẩm.

Ngược lại, số lượng nghệ nhân trong các làng nghề hiện nay là không có. Do vậy, việc sáng tạo mẫu mã cho sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường còn nhiều hạn chế.

Như vậy, chất lượng lao động tại các làng nghề hiện nay còn thấp, chưa được cải thiện nhiều, số lượng nghệ nhân trong các cơ sở sản xuất không có. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thực tế này cho thấy cần thiết phải nâng cao trình độ văn hoá và trình độ tay nghề của người lao động để phát huy sự sáng tạo mẫu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm phát triển mạnh làng nghề trong những năm tiếp theo.

4.1.2.3. Thực trạng đầu tư cho sản xuất của các loại hình a) Tình hình đầu tư vốn sản xuất

Vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các làng nghề hoạt động nhất là đổi mới thiết bị, công nghệ, mua nguyên liệu, đào tạo lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo cho hoạt động các làng nghề thì nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, song thực trạng cho thấy:

Mức độ trang bị vốn cho một cơ sở sản xuất kinh doanh bình quân từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh; của một hộ chuyên sản xuất là 20 triệu đồng và của một hộ nông nghiệp kiêm là 8,5 triệu đồng. Quy mô vốn đầu tư cho một hộ gia đình ở các làng nghề cũng khác nhau.

Hiện nay, cơ cấu nguồn vốn dành cho đầu tư sản xuất chủ yếu là ngồn vốn tự có của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề, vốn vay chủ yếu là nguồn vay ngắn hạn. Mà hầu hết các cơ sở, hộ gia đình vay trực tiếp ngân hàng từ thế chấp tài sản cố định của mình, còn vay từ các chương trình Nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn vay. Vì vậy vốn chính là vấn đề, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của làng nghề.

Hiện nay, nghề thêu ren trên địa bàn huyện đang sản xuất trong tình trạng nhỏ lẻ, phân tán không có quy hoạch và thiếu tính chuyên nghiệp trong khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và những đòi hỏi về kỹ thuật, tính thẩm mỹ ngày càng trở nên khắt khe. Qua khảo sát thực tế và nghe ý kiến của chủ hộ sản xuất Phạm Xuân Công cho hay: “dân ta làm ăn phân tán, thiếu tập trung, không có tác phong lao động công nghiệp đặc biệt là không có một lực lượng sản xuất chuyên nghiệp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho nên nhiều khi có khách hàng trong và ngoài nước đặt những đơn hàng lớn thì cũng không dám nhận vì sợ không đáp ứng được nhu cầu”. Đó cũng chính là những trăn trở của những người trong nghề. Vì vậy giải quyết được vấn đề vốn thì mới có thể mở rộng được quy mô sản xuất, đào tạo lực lượng lao động chuyên nghiệp có tay nghề cao,... Làm vậy thì mới phát triển được nghề.

Từ thực trạng về vốn và nguồn vốn của các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình trên địa bàn cho thấy để phát triển các làng nghề, các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình phải dựa vào vốn tự có là chính; Song mức vốn trang bị lại thấp do đó cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình muốn đổi mới công nghệ, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất,...nhưng do thiếu vốn nên không thực hiện được. Trong khi đó, cơ chế chính sách về huy động vốn và cho vay, đặc biệt là tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa theo kịp xu thế phát triển của các làng nghề từ đó làm mất cơ hội phát triển của các cơ sở sản xuất, hộ gia đình để mở rộng sản xuất, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho gia đình và người lao động. Sự trợ giúp của nhà nước cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình trong các làng nghề theo các chương trình còn quá ít.

b)Về kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề

Các làng nghề truyền thống của huyện đã có sự thay đổi đáng kể, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình đã có đầu tư công nghệ, trang thiết bị máy móc vào phục vụ sản xuất. Sự đổi mới về kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề gắn liền với việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời vẫn giữ được các yếu tố truyền thống. Một số làng nghề đã cải tiến máy chẻ cói từ thủ công sang sử dụng mô tơ điện đã nâng công suất lên 5-6 lần; Cải tiến hệ thống lò sấy sản phẩm cói xuất khẩu của Doanh nghiệp tư nhân cói xuất khẩu Thành Hóa đã giảm sức lao động,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 59 - 66)