Đặc điểm dân cư, lao động và việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 48 - 51)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.5. Đặc điểm dân cư, lao động và việc làm

- Về dân số: Tổng dân số toàn huyện Yên Khánh tính đến năm 2015 là

145.033 người. Mật độ phân bố trung bình là 1.052 người/km2. Nhìn chung trong giai đoạn 2005 - 2015, việc tăng dân số của huyện được kiểm soát khá tốt. Tỷ lệ tăng dân số trung bình trên địa bàn huyện có xu hướng giảm. Tốc độ tăng dân số trung bình giảm từ 0,3% giai đoạn 2001-2005 xuống còn 0,19% trong giai đoạn 2010 – 2015 (Báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh, 2015).

Yên Khánh có sự phân bố dân cư không đồng đều giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 2000 đến nay, mặc dù tỷ lệ dân cư nông thôn có xu hướng giảm nhưng với tốc độ chậm từ 96% năm 2000 xuống 90,2% năm 2015. Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn lên tới 122.576 người chiếm tới 90,2% (tính tới năm 2015) trong khi đó dân cư thành thị chỉ chiếm 9,8%. Qua đó thấy tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra tương đối chậm với tốc độ đô thị hóa là 12,78%/năm trong cả thời kỳ 2010 - 2015. Năm 2015, dân số đô thị chỉ tăng thêm 890 người so với năm 2013. Tỷ lệ dân số nam và nữ không biến động nhiều trong những năm qua và dân số nữ thường cao hơn dân số nam nhưng độ chênh lệch không lớn. Đến năm 2015, tỷ lệ giới tính tương đối đồng đều, tỉ lệ dân số nam, nữ lần lượt là 49,02% và 50,8% (Báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh, 2015).

- Về lao động và việc làm: Giai đoạn 2013 - 2015 dân số trong độ tuổi lao

động chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dân số (thời điểm đầu của dân số vàng). Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Một bộ phận có thêm việc làm ở lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Tuy vậy, lao động ở huyện Yên Khánh vẫn mang các đặc điểm cơ bản của lao động nông nghiệp. Trình độ lao động còn ở mức thấp, chủ yếu là lao động phổ thông và qua các lớp đào tạo ngắn hạn (Tỷ lệ lao

động qua đào tạo năm 2015 đạt 37,51%). Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất đã giải phóng một lực lượng lao động khá lớn ở các lĩnh vực nông nghiệp. Một bộ phận lao động nông nghiệp đã chuyển sang làm việc trong các nhà máy, doanh nghiệp, khu công nghiệp; một bộ phận tìm thêm việc làm hoặc chuyển sang hoạt động dịch vụ, một số đi làm ăn xa (có việc làm không ổn định). Tuy vậy, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn khá lớn; trình độ lao động và thời gian lao động thấp so với yêu cầu phát triển, đây là vấn đề cần được quan tâm hơn trong những năm tới (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Lao động việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân huyện Yên Khánh (năm 2013 - 2015)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015 1. Lực lượng lao động Người 90.614 93.128 91.384

2. LĐ đang làm việc trong ngành KTQD Người 83.844 86.771 85.138 - Lao động nông, lâm, thủy sản Người 44.260 42.958 42.287

Tỷ trọng % 52,79 49,51 49,67

- Lao động CN – TTCN, xây dựng Người 26.958 30.166 29.202

Tỷ trọng % 32,15 34,77 34,30

- Lao động dịch vụ Người 12.626 13.647 13.649

Tỷ trọng % 15,06 15,73 16,03

Nguồn chi cục thống kê huyện Yên Khánh 3.1.6. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện

Địa hình của huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có đồi núi. Địa hình bằng phẳng là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở cho sản xuất, cư trú.

Bảng 3.3. Tình hình phân bổ và sử dụng đất của huyện qua 3 năm 2013 – 2015

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) Diện tích Diện tích Diện tích 14/13 15/14 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên 13.905,7 13.905,7 14.259,6 100,0 102,5 101,3 1. Đất nông nghiệp 9.534,7 9.534,7 9.624,4 100,0 100,9 100,5 + Cây hàng năm 8.351,8 8.351,8 8.197,7 100,0 98,2 99,1 - Đất lúa 7.462,4 7.462,4 7.354,6 100,0 98,5 99,3 - Màu + Cây CN 889,4 889,4 843,1 100,0 94,8 97,4 + Đất vườn tạp 46,7 46,7 77,4 100,0 165,7 132,8 + Đất cây lâu năm 457,0 457,0 657,6 100,0 143,9 121,9 + Đất có mặt nước nuôi

trồng thủy sản 679,2 679,2 691,8 100,0 101,8 100,9 2. Đất chuyên dùng 2.366,5 2.366,5 2.477,5 100,0 104,7 102,4 3. Đất thổ cư 958,7 958,7 990,1 100,0 103,3 101,7 4. Đất chưa sử dụng 185,9 185,9 120,9 100,0 65,1 82,5

Nguồn chi cục thống kê huyện Yên Khánh

Qua bảng 3.3, cho thấy tình hình sử dụng đất của huyện qua 3 năm không có sự thay đổi nhiều. Diện tích đất nông nghiệp chiếm 68,5% năm 2013, năm 2014 là 68,5%, năm 2015 là 67,5% đã giảm qua 3 năm nhưng giảm không đáng kể. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng lúa là chủ yếu chiếm 79,7% năm 2013, năm 2015 đã giảm xuống còn 76,4%. Diện tích cây màu – cây công nghiệp có sự suy giảm qua 03 năm là 889,4 ha năm 2013 thì đến năm 2015 chỉ còn 843,1 ha. Bên cạnh đó thì diện tích đất vườn tạp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản thì tăng đều qua 3 năm. Đất vườn tạp năm 2013 là 46,7 ha, năm 2015 là 77,4 ha. Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 679,2 ha, năm 2015 là 691,8 ha.

Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng đáng kể, năm 2013 là 457 ha chiếm 4,7%, năm 2015 là 657,6 ha chiếm 6,8% diện tích đất nông nghiệp. Như vậy, ta thấy, diện tích cây màu – cây công nghiệp giảm đi thay vào đó là diện tích trồng cây lâu năm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng thêm qua 3 năm cho thấy đã có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện. Thông qua cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp thì đất trồng lúa vẫn là chủ yếu. Ngoài cây lúa thì xã chưa có thế mạnh nào khác trong sản xuất nông nghiệp.

Đời sống nông dân càng được nâng cao và kinh tế phát triển thì đất chuyên dùng ngày càng tăng dần qua 3 năm: năm 2013 là 2.366,5 ha, năm 2015 là 2.477,5 ha. Nhiều công trình mọc lên nhằm phục vụ sản xuất cho người dân trong xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 48 - 51)