Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 39 - 40)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số địa phương

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Nam Định

Nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, Nam Định là tỉnh có nhiều nghề thủ công phát triển và đây được coi là lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh. Để phát triển nghề thủ công, ngay từ năm 1987, Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết 06 (ngày 30/3/1987) và nghị quyết 09 (ngày 25/5/1987) “Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, sản xuất nghề thủ công truyền thống có điều kiện phục hồi và phát triển. Một số làng nghề mới xuất hiện như đồ mộc ở Trung Lao, gia công sợi PE ở Tân Lý, Trực Hùng. Năm 2000, cả tỉnh có 86 làng nghề, trong đó có 29 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 97.000 lao động. Các làng nghề dệt vùng ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ sử dụng 350 khung dệt thủ công chạy điện với 800 công nhân; làng Dịch Diệp kết hợp với xí nghiệp ươm tơ tằm sông Ninh là DNNN hàng năm sản xuất ra 20 tấn tơ tằm. Làng Vân Tràng trong năm 2000 sản xuất được khoảng 3.000 tấn thép, 1000 tấn phụ tùng xe máy, 15000 tấn đồ da dụng với giá trị sản xuất hơn 22 tỷ đồng. Về cơ bản, sản xuất riêng lẻ, cá thể thành các doanh nghiệp sản xuất chuyên nghiệp. Các hộ tự mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất và có xu hướng liên kết vài ba xã xung quanh. Nhiều hộ ở Vân Tràng đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất và nhiều hộ đã nhận làm dịch vụ bao tiêu. Ở làng nghề Xuân Tiến, một số hộ tư nhân đã đầu tư và lập công ty. Sản phẩm của các làng nghề Nam Định không chỉ là những sản phẩm mang tính truyền thống mà còn có nhiều sản phẩm mới, đa dạng, chất lượng cao.

Làng nghề Nam Định phát triển mạnh đã không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng, mà còn góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Bình Dương

Bình Dương là tỉnh miền Đông Nam Bộ, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, có một số ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống nổi tiếng như gốm, sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ. Làng nghề Bình Dương có truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, sản xuất ở đây theo mô hình hộ vẫn là chủ yếu. Làng nghề ở đây tuy không nhiều như ở đồng bằng sông Hồng nhưng tỉnh vẫn phát triển tập trung, đặc

biệt là những làng nghề truyền thống như gốm sứ ở Thủ Dầu Một, sơn mài ở Tương Bình Hiệp, điêu khắc ở Phú Thọ và Lái Thiêu…Nhiều làng nghề, vùng nghề phát triển mạnh với sự ra đời của hàng chục doanh nghiệp với hi phí đầu tư trang bị máy móc công nghệ lên tới hàng triệu đô la Mỹ. Các hộ phát triển tốt đã nhanh chóng chuyển thành công ty có quy mô lớn. Nghề gốm sứ ở Thủ Dầu Một có nhiều cơ sở tư nhân nổi lên, trở thành các công ty TNHH. Nghề gốm ở Bình Dương ngày nay đứng đầu cả nước về quy mô và chất lượng sản phẩm với sự có mặt của gần 500 cơ sở sản xuất, đóng góp gần 30% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu trên 31 triệu USD và có mặt ở thị trương nhiều nước như Pháp, Đức, Mỹ, Canada. Nhằm phát huy sức mạnh của làng nghề, vùng nghề Bình Dương đã có nhiều giải pháp như thành lập những cụm công nghiệp làng nghề, phát triển dự án làng gốm sứ Bình Dương với số vốn đầu tư 300 tỷ đồng.

Để giữ nghề và phát triển nghề, một số doanh nghiệp của Bình Dương đã chú ý đầu tư đào tạo nghề cho lao động. Ví dụ như doanh nghiệp Hùng Vương đã bỏ khoản kinh phí khá lớn để đào tạo nghề cho thanh niên với mức trung bình 500.000đ/người/tháng. Đối với người học từ các tỉnh khác đến doanh nghiệp lo cho chỗ trọ và tiền cơm ngày 3 bữa.

Sự phát triển của một số nghè thủ công ở Bình Dương gặp phải những khó khăn. Nghề sơn mài ở Tương Bình Hiệp có xu hướng đi xuống. Nếu như trước năm 1995, toàn xã có đến 90% số hộ gia đình sản xuất sơn mài, thì đến năm 2001, chỉ còn lại một nửa và đang có dấu hiệu mất dần do sản phẩm của các hộ trước đây được bán ra theo kiểu tự sản, tự tiêu, nay các hộ không đủ điều kiện đáp ứng những đòi hỏi cao của khách hàng nước ngoài, hàng hoá của họ phải tiêu thụ qua trung gian nên lợi nhuận không cao. Sản xuất ở làng nghề chỉ còn ở những cơ sở lớn, có sự đầu tư và thị trường tiêu thụ. Nghề điêu khắc ở Phú Thọ đang gặp nhiều khó khăn, một số hộ đã chuyển sang nghề khác, song các nghệ nhân đang tìm hướng sản xuất sản phẩm mới từ các gốc cây để vượt qua những khó khăn không có nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 39 - 40)