Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất các làng nghề ở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 66 - 70)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất các làng nghề ở huyện

LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN YÊN KHÁNH GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong phát triển sản xuất ở làng nghề huyện Yên Khánh làng nghề huyện Yên Khánh

Thứ nhất, Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách đó Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh đã cụ thể bằng nhiều chính sách, chủ trương khuyến khích phát triển làng nghề. Năm 2013, Tỉnh ủy Ninh Bình có Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề,

làng nghề gắn với du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Nội dung cơ bản của chính sách mới là cần khuyến khích hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề trên cơ sở xem xét lợi thế của địa phương mình và phải được quan tâm một cách đầy đủ nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm hàng tiểu thủ công nghiệp để góp phần vào định hướng phát triển và duy trì ổn định làng nghề tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương.

Để giải quyết vấn đề khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh của các làng nghề, Ninh Bình đã chú trọng đến hệ thống các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ vốn cho tất cả các dự án khả thi của các hộ sản xuất đều được Ngân hàng cho vay 70% giá trị mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn vay trung hạn và hỗ trợ cho vay từ 30-50% vốn vay lưu động

Thứ hai, Các cấp uỷ Đảng và chính quyền ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí phát triển nghề và làng nghề trong mối quan hệ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đã tích cực xây dựng các chương trình, các đề án phát triển sản xuất, huy động mọi tiềm lực, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển. Các xã, thị trấn đã xây dựng đề án phát triển công nghiệp-TTCN và làng nghề. Một số địa phương trong tỉnh ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị của cấp uỷ về phát triển TTCN và làng nghề như các huyện Hoa Lư, Kim Sơn, Yên Khánh… Ngoài các chính sách của tỉnh, hầu hết các địa phương đã có những chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề trên địa bàn. Bên cạnh đó, nhờ sự phát triển của kinh tế, những kết quả do nhiều chương trình đưa lại, kết cấu hạ tầng ngày càng được cải thiện, thuận tiện cho giao lưu buôn bán trong huyện, tỉnh, trong nước và quốc tế.

4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tồn tại, hạn chế trong phát triển sản xuất ở làng nghề huyện Yên Khánh làng nghề huyện Yên Khánh

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng và có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện nhưng sự phát triển làng nghề ở Yên Khánh còn có nhiều yếu kém, khó khăn do các nhân tố như sau:

Thứ nhất, các cơ sở sản xuất trong các làng nghề trên địa bàn huyện thiếu

vốn đầu tư để phát triển sản xuất. Đối với các làng nghề, vấn đề vốn cho sản xuất đang được đặt ra. Quy mô vốn của các hộ, cơ sở trong làng nghề nhỏ vì thế các

cơ sở, các hộ sản xuất luôn trong tình trạng thiếu vốn. Do thiếu vốn nên các cơ sở, hộ gia đình sẽ không dám mạnh dạn phát triển mở rộng sản xuất, ký kết các hợp đồng lớn; Các hộ gia đình sẽ không dám theo nghề triệt để mà phải bám vào ruộng đất nông nghiệp hay nói cách khác thiếu vốn khiến cho làng nghề vẫn phải lệ thuộc vào nông nghiệp.

Làng nghề thiếu vốn là do vốn của làng nghề được huy động từ nhiều nguồn, trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu. Song nguồn vốn này lại phụ thuộc vào sự tích lũy từ thu nhập của các hộ, các cơ sở sản xuất trong làng nghề mà thu nhập của các hộ, các cơ sở sản xuất nhìn chung chưa cao lắm. Đối với vốn tín dụng từ ngân hàng, các hộ, các cơ sở sản xuất khó tiếp cận bởi không đủ tài sản thế chấp để vay, thủ tục vay vẫn còn phiền hà, thời hạn cho vay ngắn. Đối với nguồn vốn vay của tư nhân thì lãi suất quá cao, lượng vay ít khó đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Nguồn vốn hỗ trợ theo chương trình của nhà nước còn quá ít. Mặc dù hiện nay nhà nước có các quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xóa đói giảm nghèo,…đã cho vay ưu đãi song vẫn còn hạn hẹp trong khi nhu cầu vay vốn của các hộ, cơ sở sản xuất là rất lớn.

Thứ hai, số lượng hộ và các doanh nghiệp và HTX làng nghề chưa nhiều,

quy mô làng nghề còn nhỏ. Sự phát triển của làng nghề còn thiếu ổn định, bền vững do thị trường chưa được mở rộng. Hầu hết sản phẩm tiêu thụ trong vùng, sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào các doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp trong huyện chưa đủ năng lực xuất khẩu trực tiếp phải phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn ở ngoài tỉnh. Do đó, sản xuất kinh doanh của các làng nghề bị động, phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào đơn đặt hàng của các doanh nghiệp này.

Thứ ba, làng nghề còn ít, sản phẩm chưa phong phú, chưa có sản phẩm đặc sắc. Chưa hình thành được sản phẩm mũi nhọn có tính ổn định, giá trị cao chiếm lĩnh được thị trường. Sản phẩm tham gia xuất khẩu còn nghèo nàn về chủng loại. Hầu hết các sản phẩm làng nghề còn đơn giản, giá trị kinh tế không cao.

Thứ tư, về đội ngũ lao động lành nghề trình độ còn thấp, số lượng còn ít. Số thợ có trình độ tay nghề cao trong các làng nghề ít, thiếu đội ngũ thợ giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân làm nòng cốt truyền nghề. Hiện nay, ở hầu hết các làng nghề đội ngũ thợ chủ yếu được đào tạo qua hình thức kèm cặp, thời gian đào tạo ngắn.

Thứ năm, Công nghệ và thiết bị kỹ thuật của các làng nghề chủ yếu là thô

sơ, cũ kỹ, chắp vá lạc hậu. Khả năng tự đổi mới công nghệ và kỹ thuật của các làng nghề là rất thấp. Sự đổi mới công nghệ, mẫu mã diễn ra chậm.

Trong những năm vừa qua có khá nhiều cơ sở sản xuất trong làng nghề trên địa bàn đã tích cực đổi mới công nghệ thiết bị song về cơ bản các làng nghề chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công, phần lớn là do người lao động trực tiếp thực hiện; sự cơ giới hóa từng bộ phận máy móc chỉ đưa vào thay cho những việc nặng nhọc, vất vả, độc hại. Nguyên nhân của tình hình trên là do: Do thói quen dẫn đến sự bảo thủ về kỹ thuật, đồng thời hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề chủ yếu là hình thức các hộ gia đình quy mô nhỏ, đầu tư ít nên người sản xuất không đủ điều kiện lắp đặt dây chuyền sản xuất đồng bộ mà phần lớn chỉ là thiết bị chắp vá, tự chế hoặc mua lại thiết bị cũ của nước ngoài nên chất lượng sản phẩm không cao, chi phí sửa chữa thường xuyên lớn.

Do trình độ văn hóa của người lao động còn thấp nên không tiếp thu được trình độ kỹ thuật tiên tiến nên hạn chế việc trang bị máy móc thiết bị.

Trong các làng nghề những thợ kỹ thuật chuyên đi vào nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã thực sự còn ít và hạn chế chưa được đào tạo cơ bản, chủ yếu do sự tìm tòi, tự học của người lao động và chủ cơ sở sản xuất nên mẫu mã chậm thay đổi, do đó hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thứ sáu, thu nhập từ nghề đưa lại còn thấp, chưa cạnh tranh được với nghề

nông và các hoạt động khác, lại không ổn định nên người dân chưa thiết tha làm nghề, có xu hướng chuyển đổi sang nghề khác có thu nhập cao hơn như làm "cửu vạn", di dân ra thành phố, xuất khẩu lao động.

Thứ bảy, kết cấu hạ tầng tuy đã có bước cải thiện hơn trước đây nhưng chưa

đáp ứng được yêu cầu của sản xuất ở hầu hết các làng nghề trên địa bàn tỉnh nói chung và làng nghề ở Yên Khánh nói riêng. Hầu hết đường sá hẹp, xuống cấp do không được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, duy tu. Hệ thống lưới điện được xây dựng đã lâu, chắp vá nên thiếu đồng bộ, không an toàn, chịu tải kém. Mạng thông tin liên lạc ở nông thông nói chung, các làng nghề nói riêng còn kém phát triển,...

Những yếu kém trên trong phát triển làng nghề ở Yên Khánh do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cả có nguyên nhân từ phía các làng nghề và nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

Một là, nhận thức về phát triển nghề, làng nghề chưa đầy đủ, sâu sắc. Đối

làng nghề chậm hơn so với các tỉnh khác. Một số chủ trương, chính sách chưa được ban hành kịp thời, hoặc ban hành nhưng khó triển khai thực hiện. Cấp uỷ Đảng, chính quyền ở huyện, xã chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo phát triển làng nghề. Đối với người dân nông thôn ở Yên Khánh, nhiều người nôn nóng, thiếu kiên trì, thiếu năng động, nhạy bén và sáng tạo, không dám mạo hiểm…

Hai là, quản lý nhà nước về làng nghề còn có nhiều bất cập. Chưa có sự

thống nhất quản lý nhà nước về làng nghề. Việc có nhiều cơ quan quản lý làng nghề (Liên minh HTX, Sở Công Thương, Sở NN&PTNT) dẫn tới thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Do đó, việc quản lý vừa chồng chéo lại vừa thiếu, không tập trung được nguồn lực để phát triển làng nghề. Các ngành phối hợp chưa nhịp nhành trong việc quản lý phát triển làng nghề. Thiếu vai trò của hiệp hội nghề.

Ba là, hoạt động khuyến công bước đầu đã có những hiệu quả nhất định đối

với công nghiệp nông thôn, trong đó có làng nghề. Tuy nhiên tổ chức Khuyến công mới có ở cấp tỉnh, chưa có cấp huyện, cơ sở. Khi triển khai công tác khuyến công xuống cơ sở chủ yếu qua phòng Công Thương cấp huyện, nhưng theo quy định phòng Công Thương cấp huyện không được giao nhiệm vụ này, không có biên chế. Ngành NN&PTNT đã có Ban phát triển NN&PTNT ở các xã, phường, thị trấn nhưng chức danh ủy viên nông lâm làm nhiệm vụ theo dõi kế hoạch sản xuất nông lâm, thủy lợi và ngành nghề nông thôn có nhiệm vụ theo dõi ngành nghề nông thôn. Nhưng với hoạt động không chuyên trách hưởng phụ cấp bằng 0,45 mức lương cơ bản nên không tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao. Chưa có sự phối hợp hoạt động giữa khuyến công của ngành công thương với hoạt động của Ban phát triển NN&PTNT ở các xã, phường, thị trấn.

4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở HUYỆN YÊN KHÁNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)