Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 45 - 48)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật

Tạo đà cho việc xây dựng huyện công nghiệp, tỉnh và huyện đã đầu tư xây dựng nhiều công trình trọng điểm như mở rộng tuyến đường trung tâm hành chính huyện và các tuyến giao thông đường huyện, đường xã, các trường học với quy mô tầng hóa, các thiết chế văn hóa như đài tưởng niệm, nhà văn hóa và các công trình phục vụ dân sinh.

* Hệ thống giao thông:

Yên Khánh có mạng lưới giao thông đường thủy, đường bộ đa dạng, phong phú và rất thuận tiện. Quốc lộ 10 có chiều dài đi qua huyện là 14km, nối liền giữa Thành phố Ninh Bình với vùng biển Kim Sơn và tỉnh Nam Định, Thanh Hóa; tuyến tỉnh lộ 481b dài 20km, tuyến 480b dài 2km, tuyến 480c dài 3 km và tuyến đường Bái Đính - Kim Sơn đang được thi công, có ý nghĩa quan trọng trong qúa trình phát triển kinh tế của Yên Khánh. Ngoài ra huyện có các tuyến đường liên huyện và liên xã; đường giao thông nông thôn, đường nội đồng với tổng chiều dài 650km, trong đó các tuyến đường trục xã đã được rải mặt nhựa từ những năm 1990 đến nay nhiều tuyến đã bị xuống cấp, mặt đường hẹp không phù hợp với yêu cầu vận chuyển hành hóa và đi lại của nhân dân, các tuyến đường thôn xóm đang được nhân dân đầu tư xây dựng trong chương trình nông thôn mới bằng bê tông xi măng mặt đường, có bề mặt rộng từ 3-5m.

Bên cạnh các tuyến đường bộ, giao thông huyện Yên Khánh còn các tuyến đường sông Đáy, sông Vạc, sông Mới và 2 cảng ở Khánh Phú, Khánh An và 8 bền bãi ở ven các sông, rất thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.

Theo Quyết định 2179/QĐ-UBND ngày 17 tháng 09 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Yên Khánh có các cảng và bến đó như sau: cảng Đò Mười, cảng Khánh An, cảng Xanh và các bến cảng sông như bến Khánh An, bến Khánh Hòa (bến Vạc). Yên Khánh cũng có khoảng 14 bến đò như: bến đò Mười, bến đò Xanh, bến đò Vệ, bến đò Bồng v.v...

* Hệ thống thông tin liên lạc:

Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín cả huyện với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung tâm huyện và 19 bưu điện văn hóa xã. Tính đến năm 2013, tỷ lệ bình quân số máy/100 dân là 35,8 ổn định và đảm bảo thông tin liên lạc tỉnh về huyện và huyện về các xã, nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của huyện.

* Hệ thống điện, cấp, thoát nước:

Trong những năm qua, huyện đã đầu tư hệ thống điện lưới quốc gia đến 19/19 xã, thị trấn trong huyện. Bước đầu đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tỷ lệ hộ được dùng điện là 100%. Lưới chiếu sáng

của huyện đang dần hoàn chỉnh, hiện nay nhiều khu dân cư tự nguyện đóng góp xây dựng hệ thống chiếu sáng trong các tuyến đường khối xóm rất tốt.

Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, từ đó cải thiện đáng kể tình hình sử dụng nước không hợp về sinh của nhân dân. Tính đến năm 2013, tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh chiếm khoảng 98% và dân cư nông thôn là 92%. Tuy nhiên, vấn đề khai thác, duy tu, bảo dưỡng sau dự án đầu tư chưa được chú trọng, nên một số công trình đã xuống cấp, hư hỏng, kém hiệu quả.

* Công nghệ:

Công nghệ trong sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu là các kỹ thuật thủ công, đã có sử dụng ứng dụng của các thiết bị máy móc hiện đại nhưng không đáng kể.

Các xưởng sản xuất còn nhỏ bé, đơn điệu thiếu quy hoạch trong tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu đến khách hàng. Thường các cơ sở sản xuất này cũng là nơi ăn, ở và sinh hoạt của các hộ gia đình. Vì vậy vừa không đảm bảo đời sống của người dân, vừa thiếu không gian phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

* Y tế - văn hóa và giáo dục:

- Về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ: Hiện nay có 1 bệnh viện đa khoa,

2 phòng khám đa khoa khu vực và 19 trạm y tế xã, thị trấn. Với 222 cán bộ y tế (trong đó có 41 bác sĩ), bình quân 16,6 cán bộ y tế/1 vạn dân và 3,1 bác sĩ/1 vạn dân; có 17/19 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (theo tiêu chí giai đoạn 2001-2010). Về cơ bản đã hình thành hệ thống y tế từ cấp huyện đến xã, bước đầu đáp ứng yêu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tiêm chủng mở rộng đạt trên 99%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đạt 15,3%, mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm đạt 0,15% (Báo cáo kinh tế - xã hội của huyện Yên Khánh năm 2015).

- Về giáo dục - đào tạo: Hiện nay toàn huyện có 66 trường học gồm 20

trường mầm non, 22 trường tiểu học, 20 trường THCS, 4 trường THPT (trong đó có 1 trường dân lập), 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 19 trung tâm học tập cộng đồng, quy mô trường lớp hợp lý, cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của con, em trong huyện. Toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, năm 2013 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, chất lượng cán bộ, giáo

viên đạt chuẩn trở lên về đào tạo. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học được tăng cường; đến cuối năm 2013 có 47/62 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia (12/20 trường mầm non; 22/22 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 10 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; 13/20 trường THCS) và 1 trường THPT Yên Khánh A đạt chuẩn quốc gia đạt danh hiệu đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới.

Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bối dưỡng nhân tài đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 45 - 48)