Tổng hợp số liệu nghề chế biến nông sản thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 58 - 59)

(năm 2013 – 2015)

Đơn vị tính: Doanh thu (tỷ đồng) Thu nhập (triệu đồng/người/tháng)

TT Tên làng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu Thu nhập Doanh thu Thu nhập Doanh thu Thu nhập 1 Làng nghề bún Thị trấn Yên Ninh 1,13 3,1 1,32 3,5 1,45 3,8 2 làng nghề ẩm thực xóm Phong An 2,12 3,2 3,33 4,2 4,17 4,8 Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh Bảng 4.6. Tổng hợp số liệu nghề chế biến nông sản thực phẩm (năm 2013 – 2015)

TT Tên làng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lao động Số hộ Số lao động Số hộ Số lao động Số hộ 1 Làng nghề bún Thị trấn Yên Ninh 385 235 412 240 417 245 2 Làng nghề ẩm thực xóm Phong An 60 32 69 37 72 42

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh

Nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản (bún bánh, ẩm thực…) có xu hướng phát triển tốt như làng nghề ẩm thực xóm Phong An, tổng số hộ hoạt động trong làng nghề là 42 hộ, chiếm 35 % tổng sè hộ trong xóm. t¨ng 1 hé so víi n¨m 2014. Doanh thu từ nghÒ Èm thùc n¨m 2015 là 4,17 tỷ đång. Bên cạnh đó, làng nghề Bún thị trấn Yên Ninh, do điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm có dấu hiệu tăng lên. Tuy nhiên việc mở rộng quy hoạch vùng sản xuất tập trung cho các hộ sản xuất của làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm trong huyện chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống truyền thống của nhân dân trong huyện và bán ra một số huyện lân cận. Nguồn nguyên liệu được cung cấp tại chỗ.

4.1.1. Thực trạng phát triển về số lượng. 4.1.1.1. Sự phát triển về loại hình sản xuất 4.1.1.1. Sự phát triển về loại hình sản xuất

Lúc đầu tồn tại trong làng nghề là những cá thể, dần dần thành những đơn vị, cơ sở sản xuất hợp tác độc lập và có tính chuyên nghiệp. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các làng nghề tồn tại dưới hình thức các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, lúc đó sản xuất nông nghiệp là chính còn nghề thủ công có phát triển nhưng chỉ coi đó là nghề phụ, bổ trợ cho nông nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các làng nghề được phát triển, tổ chức sản xuất theo hình thức cá thể hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia hoạt động theo pháp luật, tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh các loại hình tổ chức sản xuất, trong làng nghề còn có loại hình sản xuất tổ hợp tác được tổ chức theo hình thức hợp tác xã cổ phần mà xã viên là các hộ gia đình được tổ hợp tác đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm trong làng nghề. Tuy nhiên, loại hình tổ hợp tác hiện nay trong các làng nghề có phát triển song chưa nhiều, chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 58 - 59)