Một số giải pháp phát triên làng nghề ở Yên Khánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 74 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2. Một số giải pháp phát triên làng nghề ở Yên Khánh

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với làng nghề là nhân tố cực kỳ quan trọng nhằm phát triển làng nghề bền vững. Tuy vậy, dù quan trọng tới mức nào cũng không thể làm thay tất cả mọi hoạt động của các làng nghề, mà chính yếu tố nội tại, tự thân vận động của từng làng nghề có ý nghĩa quyết định. Vì vậy, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội trong làng nghề phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua việc thực hiện các giải pháp sau:

4.3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý trong làng nghề

Thực tế ở các làng nghề ở xã Hưng Đạo và tỉnh Hải Dương cho thấy, các hộ làng nghề thêu ren cũng như các cơ sở sản xuất khác hoạt động nghề mang tính độc lập là chủ yếu, dường như mạnh ai người nấy làm, vai trò quản lý, hỗ trợ, liên kết của các tổ chức chính trị - kinh tế xã hội đối với các cơ sở làng nghề chưa có hoặc chưa mạnh, do đó chưa tạo ra được sức mạnh tổng hợp của từng làng nghề. Giải quyết được vấn đề này theo chúng tôi cần phải:

Thứ nhất, xúc tiến thành lập tổ chức Hiệp hội làng nghề trong huyện Yên

Khánh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đơn vị trong làng nghề của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời phối hợp giải quyết công việc chung nảy sinh trong thực tế hoạt động nghề. Nội dung hoạt động chủ yếu của Hiệp hội làng nghề cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thực hiện vai trò cầu nối giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh, các nghệ nhân trong làng nghề với các cơ quan nhà nước, qua đó phản ánh tâm tư, nguyện vọng của người lao động làng nghề với cơ quan nhà nước.

- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các cơ sở sản xuất trong làng để người dân làm nghề tin tưởng, hăng hái phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tham gia với chính quyền địa phương trong việc hoạch định và giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với làng nghề.

- Tham gia các hoạt động cung ứng dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường... đối với các đơn vị sản xuất trong làng nghề và toàn làng nghề.

- Khuyến khích các cơ sở trong làng nghề nâng cao nhận thức trong việc phát huy tính hợp tác, tính cạnh tranh lành mạnh, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ uy tín sản phẩm của làng nghề mình và thường xuyên giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau, với các nghệ nhân để cùng kinh doanh có hiệu quả.

Thứ hai, xây dựng cơ chế quản lý trong các làng nghề. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung, quản lý nội bộ làng nghề nói riêng đều phải tuân thủ các quy luật của kinh tế thị trường. Điều đó đòi hỏi các chủ thể quản lý trong làng nghề phải nắm bắt được các quy luật kinh tế, như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... cũng như các tác động của các quy luật đó để đề ra chiến lược, sách lược kinh doanh phù hợp. Sự tác động của các quy luật có mặt tích cực làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề năng động hơn, kích thích các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ có hiệu quả. Mặt khác, tác động của các quy luật cũng có thể có những mặt trái, như do chạy theo lợi nhuận nên tranh mua, tranh bán, làm nhái thương hiệu, gây ô nhiễm môi trường... Vì vậy, cần tìm ra cơ chế quản lý thích hợp để phát huy vai trò quản lý của chính quyền xã, thôn, các doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã... và hội làng nghề một cách hiệu quả nhất.

Cơ chế đó phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp của các bên tham gia nhằm phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế của làng nghề và thực hiện đúng chức năng của mỗi tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh. Chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với làng nghề, các chủ thể cơ sở sản xuất thực hiện chức năng quản lý kinh doanh, hiệp hội làng nghề tham gia đóng góp vào quá trình quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

Thứ ba, tăng cường vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng cơ sở và năng lực

Vai trò lãnh đạo của Đảng và năng lực quản lý của Nhà nước là nhân tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phát triển bền vững làng nghề. Đảng bộ, chi bộ của xã nghề, làng nghề phải coi công tác lãnh đạo sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm trong làng nghề là nhiệm vụ trọng tâm. Đảng ủy cần chỉ đạo các chi bộ trong sinh hoạt định kỳ phải chú ý nội dung này và phân công đảng viên theo dõi hoạt động sản xuất của từng hộ, lấy hiệu quả và chất lượng sản phẩm của từng hộ làm một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đảng viên, chi bộ cuối năm. Trong từng nhiệm kỳ, thời kỳ cần dựa vào chủ trương, chiến lược phát triển làng nghề của tỉnh, huyện, phát huy trí tuệ tập thể, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển làng nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm sản xuất, tiềm năng ngành nghề của địa phương. Trong lãnh đạo, chỉ đạo cần kết hợp giữa quy hoạch phát triển làng nghề, mở rộng thị trường với bảo vệ môi sinh, môi trường và xây dựng đời sống văn hóa, văn minh trong làng nghề; cấp ủy, chi bộ cần có kế hoạch chủ động lựa chọn, bồi dưỡng người ưu tú trong các chủ doanh nghiệp, chủ các hộ sản xuất và những người lao động trực tiếp để kết nạp vào Đảng. Chú trọng việc xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, cùng với củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội nghề, làng nghề trong xây dựng và phát triển nghề.

Chính quyền cấp xã, thôn, xóm có trách nhiệm quản lý Nhà nước các làng nghề. Cụ thể là: thực hiện tốt công tác tuyên truyền phát triển nghề, tiếp nhận và nhân các nghề mới du nhập từ địa phương khác về địa phương mình. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, trong đó có quy hoạch làng nghề. Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn lao động, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước đối với làng nghề nhằm khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất đầu tư vốn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

4.3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Thực tế phát triển làng nghề ở Ninh Bình nói chung và các làng nghề trên địa bàn huyện Yên Khánh nói riêng đã khẳng định vai trò và sự đóng góp quan trọng của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù vị trí, vai trò của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề có khác nhau, song sự phát triển của làng nghề nhanh hay chậm đều tùy thuộc vào mức độ đóng góp của các loại hình kinh tế này. Do vậy, các Hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp cần đánh giá lại những chiến lược của mình về sản phẩm, nguồn

nhân lực, thị trường và công nghệ kỹ thuật để đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và cải tiến các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời tạo được môi trường văn hóa tích cực lành mạnh, phát huy năng lực của từng người.

Trong những năm tới cần phát triển mạnh mẽ và đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh này, đây là yêu cầu khách quan và là động lực quan trọng nhằm phát huy nội lực của làng nghề. Giải quyết vấn đề này, theo tác giả cần phải:

Thứ nhất, đối với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình. Cần

thực hiện phân loại các hộ theo quy mô sản xuất để nắm được năng lực về vốn, công nghệ, lao động, quản lý... Trên cơ sở đó có cơ chế tác động và hỗ trợ phù hợp. Khuyến khích những hộ trước đây có làm nghề nhưng vì một lý do nào đó nay không hành nghề tiếp tục phát triển sản xuất và các hộ chưa làm nghề nhưng có điều kiện tham gia hoạt động nghề. Trước mắt, ở làng nghề chưa thành lập được Hội đồng làng nghề hay Hiệp hội ngành nghề thì các tổ chức chính trị - xã hội ở từng thôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kiến thức cũng như kinh nghiệm sản xuất nghề cho các hộ này đi vào sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác giữa các hộ và các tổ chức kinh doanh khác nhằm giúp đỡ nhau về vốn, công nghệ, đào tạo nghề, kinh nghiệm sản xuất và đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm.

Trong từng hộ phải tích cực học tập kiến thức về quản lý trong nền kinh tế thị trường, luật pháp, chính sách của Nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo thực hiện đúng những quy định của Nhà nước. Cần quan tâm giúp đỡ những hộ nghèo về vốn, kỹ thuật, những thông tin cần thiết về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, những kiến thức về kinh doanh... để họ khắc phục khó khăn vươn lên giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, đối với hình thức tổ hợp tác. Để thúc đẩy sự hình thành và phát

triển tổ hợp tác ở các làng nghề cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết phải tham gia tổ hợp tác, để các hộ gia đình thấy được ưu thế của kinh tế tổ hợp tác trong nền kinh tế thị trường, từ đó các hộ tự nguyện liên kết với nhau hình thành nên các tổ hợp tác xã. Lựa chọn các khâu, các công đoạn thiết yếu của quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi có sự hợp tác thì mới có hiệu quả để định hướng cho các hộ thực hiện sự hợp tác.

Mở rộng các hình thức tổ hợp tác trong tất cả các ngành nghề trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm và khuyến khích tăng quy mô vốn góp, góp sức để tổ chức hoạt động kinh doanh.

Kiến nghị với chính quyền cấp trên có chính sách hỗ trợ về vốn, về hướng nghiệp, về nâng cao trình độ quản lý cho các tổ trưởng, tổ phó để họ có được những kiến thức về quản lý, tạo tiền đề sau này phát triển tổ hợp tác thành tổ chức cao hơn (hợp tác xã) khi có điều kiện.

Thứ ba, đối với hình thức hợp tác xã. Hiện nay ở các làng nghề của các làng

nghề có nhiều mô hình hợp tác xã: hợp tác xã nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp...Các hợp tác xã trên địa bàn đa số là kết hợp kinh doanh tổng hợp các loại sản phẩm. Vì vậy, cần khuyến khích phát triển loại hình hợp tác xã chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm làng nghề. Điều quan trọng là, một mặt phải thúc đẩy hình thành hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở dân chủ, tự nguyện, cùng có lợi, mặt khác, phải có biện pháp chuyển đổi phương thức hoạt động của hợp tác xã đang tồn tại phù hợp với cơ chế thị trường. Hợp tác xã chủ yếu đảm nhận khâu dịch vụ đầu vào, đầu ra, còn khâu sản xuất nên giao cho hộ xã viên thực hiện, làm việc tại nhà với tư cách là đơn vị kinh tế tự chủ. Các hợp tác xã trong làng nghề đi vào hoạt động phải theo đúng Luật Hợp tác xã.

Thứ tư, đối với các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các làng nghề cần quan tâm tạo điều kiện, hướng dẫn các hình thức tổ chức này phát triển. Tránh phân biệt đối xử, tạo môi trường và cơ chế bình đẳng để khuyến khích các chủ doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ. Cần thường xuyên trang bị kiến thức và nâng cao kỹ năng quản trị cho cán bộ quản lý doanh nghiệp về công tác tài chính, quản lý doanh nghiệp, marketing... Chủ động nâng cao năng lực điều hành, khả năng cạnh tranh, trực tiếp xuất khẩu hàng hóa với thị trường nước ngoài để phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.

4.3.2.3. Mở rộng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Liên kết kinh tế là yêu cầu khách quan, có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn lực nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế. Xây dựng mối quan hệ liên kết trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề hiện nay là đặc thù của phát triển ngành nghề nông thôn, nó đòi hỏi phải có nhiều lực

lượng tham gia liên kết với các hộ và các cơ sở sản xuất ngành nghề nhằm hỗ trợ cho làng nghề có vốn, có công nghệ để đẩy mạnh sản xuất, có thị trường để tiêu thụ sản phẩm.

Thực tế ở các làng nghề ở Yên Khánh cho thấy, liên kết giữa các cơ sở sản xuất tuy đã có nhưng còn nặng tính tự phát và liên kết chưa mạnh, chưa rộng, tình trạng mạnh ai người ấy làm, mang tính tự phát giữa các cơ sở, giữa các làng nghề trong từng thôn cũng như giữa các xã trong huyện với nhau. Để đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở sản xuất trong làng nghề cần có những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

- Các cơ sở sản xuất cần nhận thức rõ sự cần thiết của liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh doanh của khắc phục những khó khăn trong giải quyết đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất, tăng cường đổi mới công nghệ, kinh nghiệm kinh doanh, để thực hiện mục tiêu cuối cùng là nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.

- Chủ động mở rộng các mối quan hệ liên kết về nhiều mặt trong tất cả các quá trình sản xuất kinh doanh và với nhiều lực lượng như “nhà nước”, “nhà sản xuất”, “nhà kinh doanh”, “nhà khoa học”, “nhà văn hóa”, “nhà thiết kế mỹ thuật”, “nhà du lịch”,... Trong đó, mối quan hệ giữa hộ làm nghề, hợp tác xã và các doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

- Du lịch là thế mạnh của tỉnh Ninh Bình, do đó, để phát huy thế mạnh này các làng nghề cần phối hợp, liên kết với các công ty du lịch để phát triển, khai thác khía cạnh du lịch của làng nghề. Qua đó giới thiệu, tôn vinh văn hóa dân tộc, khách đến tham quan làng nghề vừa xem trình diễn các thao tác sản xuất sản phẩm, vừa mua sản phẩm. Hoặc cùng với các công ty du lịch lữ hành tổ chức hoạt động lễ hội, triển lãm, các tour du lịch sinh thái như đi xe đạp tham quan các vùng quê lân cận, thăm chùa chiền...

- Thiết lập các mối liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh doanh trong làng nghề với các doanh nghiệp ngoài làng nghề, có thể thông qua việc làm gia công cho các doanh nghiệp lớn ở khu công nghiệp, ở đô thị hay liên kết hỗ trợ nhau về vốn, về tiêu thụ sản phẩm để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, tránh được tình trạng chèn ép của các tư thương đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất trong làng nghề.

- Củng cố và phát triển mạnh các hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường khả năng hợp tác, mở rộng liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất ở trong và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 74 - 88)