Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 51)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp (là các tài liệu đã được công bố)

Số liệu dùng trong đề tài là sự kế thừa có chọn lọc từ các số liệu của cơ quan nhà nước, các công trình nghiên cứu đã công bố, các tài liệu báo cáo của các cơ quan chức năng.

*Điều tra thu thập tài liệu sơ cấp:

- Chọn điểm và mẫu điều tra: Trên địa bàn huyện hiện có 9 làng nghề, vì

vậy chúng tôi tiến hành khảo sát cả 09 làng nghề: làng nghề mây tre đan Đông Thịnh – La Bình xã Khánh Vân; làng nghề cói Bình Hòa xã Khánh Hồng; làng nghề cói xóm 10 xã Khánh Nhạc; làng nghề cói xóm 8 xã Khánh Mậu; làng nghề cói - bèo bồng Đức Hậu; làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới xã Khánh Hồng, làng nghề cây cảnh xóm 1 xã Khánh Thiện, Làng nghề bún thị trấn Yên Ninh; làng nghề ẩm thực xóm Phong An, xã Khánh Thiện, trong các làng nghề này đều có các hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp. Trong các làng nghề này chúng tôi chọn đại diện các cơ sở, hộ gia đình sản xuất.

- Số mẫu điều tra: Chúng tôi tiến hành chọn 500 mẫu trong tổng số 500 cơ

sở trên địa bàn.

- Nội dung của phiếu điều tra mẫu gồm: Số khẩu, số lao động, diện tích đất

canh tác, diện tích đất cho các làng nghề, tài sản cố định và vốn sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm…Thu thập những thông tin số liệu này bằng các phương pháp quan sát, khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý

Ngoài phương pháp điều tra như trên, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm theo các chủ đề về những thuận lợi, khó khăn chung trong quá trình sản xuất của các chủ hộ, đơn vị sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trong các làng nghề; Những mong muốn và đề xuất của các hộ, đơn vị sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Đây là những thông tin quan trọng góp phần làm nổi bật những nội dung cần nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành tổng hợp, phân tích, phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

- Đối với thông tin sơ cấp: Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu được thực hiện làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

3.2.3. Phương pháp phân tích thông tin  Phương pháp thống kê mô tả:  Phương pháp thống kê mô tả:

Sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để mô tả và phân tích thực trạng hoạt động trên các mặt: quy mô sản xuất, đầu tư vốn, lao động và tình hình tiêu thụ sản phẩm…trong làng nghề. Đánh giá kết quả hoạt động của làng nghề trên từng lĩnh vực.

 Phương pháp so sánh:

Thông qua quan sát, tìm hiểu thực tế và số liệu thứ cấp từ các đơn vị chức năng của xã, huyện chúng tôi tiến hành so sánh giữa các loại hình tổ chức, so sánh các sản phẩm làng nghề qua các năm.

 Phương pháp chuyên gia: Là tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, các đơn vị điển hình tiên tiến để có kinh nghiệm bổ ích trong việc nhìn nhận, đánh giá thực tiễn trong nghiên cứu phát triển sản xuất tại các làng nghề.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu và phân tích

Để phân tích thực trạng làng nghề của huyện Yên Khánh chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh: Dựa trên các đánh giá để so sánh hoạt động hiện nay của các làng nghề.

3.2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ

- Lao động bình quân/hộ; - Đất đai bình quân/hộ; - Vốn sản xuất bình quân/hộ.

3.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ảnh mức độ phát triển của làng nghề

- Tổng thu nhập chính bình quân/hộ;

- Nguồn thu của hộ nông dân là giá trị sản phẩm sản xuất trong năm của các làng nghề.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH HUYỆN YÊN KHÁNH

- Trên địa bàn huyện Yên Khánh hiện có 9 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó:

+ Lĩnh vực Chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản: 02 làng nghề (Làng nghề bún thị trấn Yên Ninh; làng nghề ẩm thực xóm Phong An, xã Khánh Thiện).

+ Lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ: 06 làng nghề (làng nghề mây tre đan Đông Thịnh – La Bình xã Khánh Vân; làng nghề cói Bình Hòa xã Khánh Hồng; làng nghề cói xóm 10 xã Khánh Nhạc; làng nghề cói xóm 8 xã Khánh Mậu; làng nghề cói - bèo bồng Đức Hậu; làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới xã Khánh Hồng;

+ Lĩnh vực Gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh: 01 làng nghề (làng nghề cây cảnh xóm 1 xã Khánh Thiện.

Các làng nghề có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với nhân dân, Làng nghề không những lưu giữ được những tinh hoa văn hóa lâu đời của dân tộc mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Năm 2009, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cùng với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đã được đưa vào triển khai trên phạm vi cả nước. Trong đó, phát triển làng nghề cũng là một nội dung quan trọng để hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Khôi phục, phát triển làng nghề giúp phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao bộ mặt kinh tế vùng nông thôn. Thực tế cho thấy, địa phương nào có làng nghề, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển, sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc hoàn thành các tiêu chí về kinh tế của chương trình nông thôn mới.

* Làng nghề chế biến cói

Yên Khánh là một huyện gần vùng ven biển Kim Sơn, vùng nguyên liệu cói của Ninh Bình. Nghề chế biến cói xuất hiện từ lâu đời, là một trong những nghề

truyền thống có bề dày lịch sử, là nghề đặc trưng mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình. Nguyên liệu chính là cói với bàn tay khéo léo của con người đã tạo ra những sản phẩm mẫu mã, kiểu dáng đủ loại như: chiếu, thảm cói, mũ, làn, túi, hộp các loại cốc, chén…Yên Khánh có 05 làng nghề chế biến cói được UBND tỉnh công nhận đó là: làng nghề cói Bình Hòa xã Khánh Hồng; làng nghề cói xóm 10 xã Khánh Nhạc; làng nghề cói xóm 8 xã Khánh Mậu; làng nghề cói - bèo bồng Đức Hậu; làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới xã Khánh Hồng. Đến năm 2015, số các làng nghề thu hút 932 hộ với 1.643 lao động, giá trị sản xuất đạt 27,446 tỷ đồng, thu nhập bình quân 24 triệu đồng/người/năm.

Sản phẩm cói chủ yếu để xuất sang các nước Đông Âu, Asean, Nhật. Bảng 4.1. Doanh thu, thu nhập bình quân giai đoạn 2013 - 2015

Đơn vị tính: Doanh thu (tỷ đồng) Thu nhập (triệu đồng/người/tháng)

TT Tên làng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu Thu nhập Doanh thu Thu nhập Doanh thu Thu nhập 1 Làng nghề cói Bình Hòa 13,14 1,6 12,7 2,1 12,63 2,1 2 Làng nghề cói - bèo bồng Đức Hậu 10,9 1,55 10,8 1,9 10,95 1,9 3 Làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới 2,13 1,5 1,912 1,6 1,73 1,5 4 Làng nghề cói xóm 10 0,21 1,1 0,15 1 0,12 1 5 Làng nghề cói xóm 8 2 1,5 1,9 1,4 2,01 1,5

Bảng 4.2. Số lao động hoạt động trong nghề, giai đoạn 2013 - 2015 Đơn vị tính: người

T

T Tên

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lao động Lao động thường xuyên Thợ giỏi Số lao động Lao động thường xuyên Thợ giỏi Số lao động Lao động thường xuyên Thợ giỏi 1 Làng nghề cói Bình Hòa 663 601 62 660 595 65 660 575 85 2 Làng nghề cói – bèo bồng Đức Hậu 600 550 50 592 528 64 592 528 64 3 Làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới 100 65 35 90 63 33 96 59 31 4 Làng nghề cói xóm 10 95 60 35 75 40 30 65 40 25 5 Làng nghề cói xóm 8 300 250 50 250 220 30 230 200 30

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh Bảng 4.3. Số hộ, số cơ sở sản xuất kinh doanh (năm 2013 – 2015)

TT Tên làng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số cơ sở sản xuất kinh doanh Số hộ Số cơ sở sản xuất kinh doanh Số hộ Số cơ sở sản xuất kinh doanh Số hộ 1 Làng nghề cói Bình Hòa 6 420 5 315 3 315 2 Làng nghề cói - bèo bồng Đức Hậu 4 394 4 391 2 390

3 Làng nghề cói – bèo bồng Đồng Mới 3 54 1 52 1 55

4 Làng nghề cói xóm 10 55 50 42

5 Làng nghề cói xóm 8 1 136 1 131 1 130

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh *Làng nghề mây tre đan Đông Thịnh – La Bình

Nghề mây tre đan tại Yên Khánh có 01 làng được UBND tỉnh công nhận là làng nghề. Các sản phẩm làng nghề nguyên liệu chính là cây mây, tre, bèo. Được bàn tay khéo léo của người thợ đan thành các sản phẩm có giá trị như: vali, bàn, ghế, nôi, túi mua hàng, thảm, bình hoa lớn, đan cót, làm hương, rổ, rá, rế, nong, nia, dần, sàng. Nghề mây tre đan năm 2015 có xu hướng giảm mạnh, tổng số hộ làm nghề hiện nay chỉ còn 10 hộ với 44 lao động, giá trị sản xuất đạt 264 triệu đồng, thu nhập bình quân 12 triệu đồng/người/năm.

Nghề mây tre đan chủ yếu tiêu thụ nội địa với sản phẩm có giá trị thấp. Bảng 4.4. Tổng hợp số liệu nghề mây tre đan (năm 2013 – 2015)

Năm Làng Nghề Số hộ (hộ) Số lao động (người) Giá trị (Tỷ đồng) Thu nhập bình quân (triệu đồng) 2013 1 60 240 0,8 18 2014 1 35 70 0,4 14,4 2015 1 10 44 0,2 12

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh

Sau một thời gian dài hoạt động có hiệu quả, hiện tại do cơ chế thị trường nên các sản phẩm của làng nghề không còn đáp ứng được thị hiếu của thị trường, dẫn đến lao động làng nghề có xu hướng giảm, lượng lao động hiện tại còn rất ít, chủ yếu là lao động, phụ nữ sức khỏe yếu, tận dụng lao động dư thừa trong lúc nông nhàn để tăng thêm thu nhập nên sản lượng cũng giảm mạnh.

Bên cạnh đó, ngành mây tre đan gây ô nhiễm môi trường do sử dụng một số hóa chất khi nhuộm, sơn, xử lý chống nấm mốc, chi phí vận chuyển cao, thu nhập thấp. Nguyên liệu mây tre khan hiếm, phải nhập khẩu từ các tỉnh bạn, chất lượng sản phẩm hạn chế, hay bị biến dạng do thời tiết thay đổi.

* Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm

Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm có từ lâu đời như nghè bún, bánh đa thái, miến dong ở Yên Ninh (Yên Khánh). Yên Khánh có 02 làng được công nhận là làng nghề đó là làng nghề bún Thị trấn Yên Ninh và làng nghề ẩm thực xóm Phong An xã Khánh Thiện với 287 hộ, 489 lao động, giá trị sản xuất đạt 5,57 tỷ đồng, thu nhập bình quân 51,6 triệu đồng/người/năm.

Bảng 4.5. Tổng hợp số liệu nghề chế biến nông sản thực phẩm (năm 2013 – 2015)

Đơn vị tính: Doanh thu (tỷ đồng) Thu nhập (triệu đồng/người/tháng)

TT Tên làng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu Thu nhập Doanh thu Thu nhập Doanh thu Thu nhập 1 Làng nghề bún Thị trấn Yên Ninh 1,13 3,1 1,32 3,5 1,45 3,8 2 làng nghề ẩm thực xóm Phong An 2,12 3,2 3,33 4,2 4,17 4,8 Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh Bảng 4.6. Tổng hợp số liệu nghề chế biến nông sản thực phẩm (năm 2013 – 2015)

TT Tên làng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lao động Số hộ Số lao động Số hộ Số lao động Số hộ 1 Làng nghề bún Thị trấn Yên Ninh 385 235 412 240 417 245 2 Làng nghề ẩm thực xóm Phong An 60 32 69 37 72 42

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh

Nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản (bún bánh, ẩm thực…) có xu hướng phát triển tốt như làng nghề ẩm thực xóm Phong An, tổng số hộ hoạt động trong làng nghề là 42 hộ, chiếm 35 % tổng sè hộ trong xóm. t¨ng 1 hé so víi n¨m 2014. Doanh thu từ nghÒ Èm thùc n¨m 2015 là 4,17 tỷ đång. Bên cạnh đó, làng nghề Bún thị trấn Yên Ninh, do điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm có dấu hiệu tăng lên. Tuy nhiên việc mở rộng quy hoạch vùng sản xuất tập trung cho các hộ sản xuất của làng nghề còn gặp nhiều khó khăn.

Ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm trong huyện chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn uống truyền thống của nhân dân trong huyện và bán ra một số huyện lân cận. Nguồn nguyên liệu được cung cấp tại chỗ.

4.1.1. Thực trạng phát triển về số lượng. 4.1.1.1. Sự phát triển về loại hình sản xuất 4.1.1.1. Sự phát triển về loại hình sản xuất

Lúc đầu tồn tại trong làng nghề là những cá thể, dần dần thành những đơn vị, cơ sở sản xuất hợp tác độc lập và có tính chuyên nghiệp. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các làng nghề tồn tại dưới hình thức các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, lúc đó sản xuất nông nghiệp là chính còn nghề thủ công có phát triển nhưng chỉ coi đó là nghề phụ, bổ trợ cho nông nghiệp. Khi chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các làng nghề được phát triển, tổ chức sản xuất theo hình thức cá thể hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia hoạt động theo pháp luật, tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh các loại hình tổ chức sản xuất, trong làng nghề còn có loại hình sản xuất tổ hợp tác được tổ chức theo hình thức hợp tác xã cổ phần mà xã viên là các hộ gia đình được tổ hợp tác đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm trong làng nghề. Tuy nhiên, loại hình tổ hợp tác hiện nay trong các làng nghề có phát triển song chưa nhiều, chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Bảng 4.7. Các loại hình tổ chức ở làng nghề huyện Yên Khánh

Đơn vị

Năm So sánh (%) 2013 2014 2015

14/13 15/14 BQ SL cơ sở SL cơ sở SL cơ sở

Hộ gia đình 1.322 1.265 1.185 95,68 93,67 94,7 HTX 15 13 11 86,67 84,61 85,6 Doanh nghiệp 9 11 16 122,22 145,45 133,8 Tổng số 1.346 1.289 1.212 95,76 94,03 94,9

Nguồn: phòng Công thương huyện Yên Khánh

Qua số liệu bảng 4.7 cho thấy sự thay đổi về loại hình tổ chức sản xuất qua các năm 2013 – 2015. Trong đó, loại hình tổ chức sản xuất hộ gia đình giảm từ 1.322 hộ (năm 2013) xuống còn 1.185 hộ (năm 2015), giảm bình quân trong giai đoạn này là 5,3%. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp có xu hướng tăng lên từ 9 doanh nghiệp năm 2013 lên 16 doanh nghiệp năm 2015, tăng bình quân giai

đoạn này là 33,8%. Dựa vào tình hình phát triển loại hình sản xuất trong giai đoạn 2013 – 2015 cho thấy làng nghề đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất.

4.1.1.2. Sự phát triển về số lượng lao động

Việc phát triển làng nghề nhằm tận dụng hết nguồn lực lượng lao động tại địa phương và tạo đà cho việc phát triển làng nghề.

Đặc thù lao động tại các làng nghề là dựa vào kinh nghiệm đã được đúc kết lâu đời được truyền lại và đôi tay khéo léo của họ được rèn luyện qua năm tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)