Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 70 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp

4.3.1.1. Định hướng phát triển làng nghề

Một là, Xác định phát triển làng nghề truyền thống là một bộ phận trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Mục tiêu phát triển làng nghề hay cụm, khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là để phát triển kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của nông nghiệp nông thôn. Đó là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn tỉnh

Ninh Bình nói chung và của huyện Yên Khánh nói riêng nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, làm cơ sở nền tảng để phát triển công nghiệp. Quá trình đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và cũng chính là thực hiện quá trình đô thị hóa nông thôn của tỉnh. Muốn thực hiện có hiệu quả việc phát triển bền vững làng nghề cần chú trọng theo các hướng sau:

- Xây dựng quy hoạch phát triển làng nghề của từng huyện, xã cần gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ. Đây là khâu quan trọng cần phải đi trước, nó ảnh hưởng và quyết định đến sự phát triển lâu dài, bền vững của làng nghề, cũng như bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội.

- Quy định về tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của các làng nghề, các cụm công nghiệp làng nghề. Phải phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và quản lý nội bộ đối với làng nghề; Trong đó, cần phải phân công, phân cấp ai quản lý; ai làm chức năng quản lý nhà nước, ai làm chức năng quản lý nội bộ để không chồng chéo nhau.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách theo hướng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự phát triển làng nghề, khu cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông điện, nước, bưu chính viễn thông, trạm y tế,…nhằm tạo điều kiện để các làng nghề, các cụm công nghiệp làng nghề, khu cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp giao lưu mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển cụm công nghiệp làng nghề phải gắn với việc giải quyết chế độ chính sách cho những hộ có diện tích đất bị thu hồi phục vụ cho xây dựng cụm làng nghề. Phát triển cụm công nghiệp làng nghề phải gắn với việc sử dụng lao động nông nghiệp của làng nghề, xã nghề hoặc các xã xung quanh cụm công nghiệp làng nghề nhằm giải quyết việc làm của nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn.

- Phát triển làng nghề phải theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, mô hình tổ chức sản xuất, định hướng ưu tiên công nghệ tiên tiến, hiện đại kết hợp với cổ truyền trong làng nghề.

Hai là, Chú trọng phát triển làng nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Làng nghề giữ một vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình nông thôn mới văn minh, hiện đại. Đặc biệt sự phát triển làng nghề truyền thống nông thôn còn là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đây là quá trình lâu dài với nhiều nội dung phức tạp như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo ngành kinh tế là thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông chuyển sang cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đây là con đường tất yếu để phát triển một cách toàn diện nền kinh tế nông thôn, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương và từng bước hình thành cơ cấu kinh tế nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển làng nghề truyền thống đóng một vai trò rất quan trọng, bởi nó tạo ra tiền đề hỗ trợ cho sự phát triển nền đại công nghiệp và các ngành công nghiệp. Mặt khác, các làng nghề ở nông thôn còn là cầu nối giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, giữa khu vực nông thôn với thành thị, giữa tính truyền thống với sự hiện đại.

Nhận thức được vai trò quan trọng của làng nghề truyền thống ở nông thôn. Trong những năm qua, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các làng nghề truyền thống nông thôn nhất là làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ gắn với du lịch và đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển và khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống.

Ba là, Phát triển làng nghề truyền thống trong mối quan hệ liên kết, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của các địa phương trong và ngoài huyện

Làng nghề truyền thống gắn với máy móc thô sơ, cũ kỹ, lạc hậu và lao động thủ công. Nhưng sản phẩm làng nghề gắn liền với nét văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc và gắn liền với kỹ nghệ tinh xảo của những bàn tay tài hoa do các nghệ nhân hay người thợ tạo nên. Phát triển làng nghề truyền thống là mở rộng

quy mô sản xuất của các làng nghề, sử dụng công nghệ hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hàng loạt. Do đó, để kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại và kỹ thuật truyền thống trong việc tạo ra sản phẩm làng nghề truyền thống cần phải nghiên cứu cải tiến áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc hiện đại vào khâu nào, còn khâu nào, thao tác nào phải sử dụng lao động thủ công, kỹ thuật truyền thống. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế.

Bốn là, Phát triển làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch, gắn các tour du lịch với các làng nghề truyền thống trên địa bàn

Cùng với việc xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, làng nghề mới cần bảo tồn không gian, môi trường và sinh hoạt văn hóa, sản xuất của các làng nghề. Nghĩa là khi xây dựng cụm công nghiệp làng nghề cần phải bảo tồn, lưu giữ lại một bộ phận môi trường, cảnh quan, các hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa của làng nghề truyền thống du lịch. Trong cụm công nghiệp làng nghề cần xây dựng trung tâm triển lãm, hội chợ nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm và văn hóa làng nghề. Trên phạm vi toàn tỉnh cần xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm, hội chợ thương mại, du lịch,…Cần xây dựng một phòng bảo tàng trưng bày, giới thiệu lịch sử, văn hóa làng nghề truyền thống.

Xây dựng và phát triển du lịch làng nghề tuyền thống gắn với khu di tích lịch sử của tỉnh tạo nên một quần thể các điểm du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

4.3.1.2. Thực trạng phát triển làng nghề ở Yên Khánh a). Ưu điểm

Thứ nhất, Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền

tỉnh Ninh Bình trong việc phát triển làng nghề nới chung và làng nghề ở Yên Khánh nói riêng.

Thứ hai, Sản phẩm của làng nghề ở Yên Khánh đã khẳng định được thương

hiệu của mình trên thị trường nước ngoài và trong nước.

Thứ ba, Quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng thu hút được nhiều lao

động tại địa phương và các huyện, xã lân cận, tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Thứ nhất, Quy mô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của làng nghề ở Yên Khánh.

Thứ hai, Công tác tổ chức và quản lý phát triển sản xuất kinh doanh còn yếu

kém, sự liên kết phát triển sản xuất, mở rộng thị trường và nhanh chóng xây dựng thương hiệu sản phẩm còn hạn chế.

Thứ ba, Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chưa đa dạng, phù hợp

những yêu cầu mới của thị trường.

Thứ tư, Việc huy động vốn đầu tư nhằm đổi mới kỹ thuật và công nghệ phù

hợp với quá trình sản xuất của làng nghề và với yêu cầu mới của thị trường còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện yên khánh (Trang 70 - 74)