Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì (Trang 41 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan

* Mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Nếu mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với ngân hàng thì cũng sẽ làm giảm những rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân. Bởi vì, mô hình quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng có thông tin, căn cứ để đánh giá chất lượng các khoản vay, lượng hóa được các rủi ro. Ngược lại, mô hình quản trị rủi ro tín dụng không phù hợp sẽ làm gia tăng các rủi ro, làm giảm chất lượng các khoản vay của ngân hàng.

* Hệ thống quy định nội bộ hướng dẫn thực hiện quản trị rủi ro

Kiểm soát nội bộ cần phải được xem như hệ thống "đề kháng" của cơ thể. Cơ thể càng to lớn thì hệ thống này càng phải hiệu quả thì mới bảo vệ được cơ thể trước những rủi ro bệnh tật luôn luôn tồn tại thường trực. Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt với đội ngũ kiểm tra viên nghiệp vụ giỏi, có đạo đức nghề nghiệp sẽ phát hiện nhanh chóng, điều chỉnh kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề giúp hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng.

* Hệ thống thông tin tín dụng

Trong quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, nếu hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, chính xác thì ngân hàng sẽ có cơ sở để đưa ra hạn mức tín dụng một cách phù hợp, hiệu quả, đảm bảo có thể thu được cả gốc và lãi từ khách hàng cá nhân. Ngược lại, nếu thông tin tín dụng không chính xác, khách hàng cố tình che

dấu các thông tin thì ngân hàng không thể có căn cứ chính xác để quyết định cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân, do đó rủi ro tín dụng cũng sẽ cao hơn.

* Trình độ kỹ thuật công nghệ

Công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực hoạt động của NH. Công nghệ sẽ thể hiện rất rõ giúp NH trong lĩnh vực quản lý, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ, thông qua đó, ngày càng đáp ứng được các nhu cầu khắt khe của hệ thống NH. Ngoài ra công nghệ cũng cho phép NH quản trị rủi ro tốt hơn, từ đó đưa ra các công cụ hỗ trợ để giúp NH đưa ra những quyết định đúng đắn.

* Trình độ, đạo đức của cán bộ tín dụng

Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và tất nhiên nó cũng không loại trừ khỏi hoạt động của một NH. Muốn nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh, chất lượng trong hoạt động tín dụng nói chung, NH cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo có hệ thống, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường đặc biệt trong lĩnh vực tham gia đầu tư vốn, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan

1.3.2. Nhóm nhân tố khách quan

* Nhân tố thuộc về khách hàng cá nhân

Việc sử dụng vốn của khách hàng, ý thức trả nợ của khách hàng: Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh, phương án tiêu dùng cụ thể, khả thi. Song thực tế, do số lượng sản phẩm phục vụ đời sống cá nhân và hình thức kinh doanh của các doanh nghiệp còn bị giới hạn so với nhu cầu thực tế, hoặc đang trong giai đoạn bị hạn chế, siết chặt hoặc cố ý có ý lừa đảo, hoặc bắt buộc phải sử dụng vốn sai mục đích để đáp ứng nhu cầu mà các chủ thể đi vay sử dụng vốn không đúng mục đích ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Năng lực kinh doanh, tạo nguồn thu nhập, giá trị tài sản đảm bảo: Khách hàng vay vốn có năng lực tài chính mạnh, dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, hiệu quả thì khả năng xảy ra rủi ro thấp, khi xảy ra rủi ro, tổn thất đối với ngân hàng

được giảm thiểu. Tuy nhiên, trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, song năng lực trả nợ không được thẩm định kỹ càng, hoặc các biến cố khác làm cho năng lực trả nợ bị suy giảm, khi đó khách hàng không thể đảm bảo tiến độ trả nợ, cho vay phát sinh.

* Nhân tố thuộc môi trường hoạt động của ngân hàng

Môi trường kinh tế. Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của mỗi quốc gia luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của khách hàng trên thị trường. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và thu được lợi nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của NH và ngược lại.

Môi trường pháp lý. Một môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh, thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật, văn bản dưới luật, đồng thời với nó là sự sắc nhiễu của các cơ quan hành chính có liên quan sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, thiếu đi tính linh hoạt cần thiết, vốn đưa vào kinh doanh dễ bị rủi ro. Do đó, xây dựng môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo thuận lợi trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM.

Môi trường tự nhiên. Các yếu tố rủi ro do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh, … có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người vay và NH. Mặc dù những rủi ro này là khó dự đoán nhưng bù lại nó chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác NH thường được chia sẻ thiệt hại với các Công ty Bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.

1.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của một số ngân hàng thương mại ở Việt Nam và bài học cho Agribank chi nhánh Thanh Trì

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w