Cho vay KHCN theo tài sản đảm bảo tại Agribank Thanh Trì

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì (Trang 61)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

1. Cho vay có tài sản đảm bảo 953 971 894 2. Cho vay không có tài sản đảm bảo 442 318 265

Tổng dư nợ 1.395 1.289 1.159

Nguồn: Báo cáo của Phòng Kinh doanh

2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Thanh Trì

* Tỷ lệ nợ quá hạn

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn Agribank Thanh Trì

Nguồn: Báo cáo của Phòng kinh doanh

Theo số liệu ở biểu đồ 2.1 cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Thanh Trì năm 2018 đạt 7.2% thì đến năm 2019 giảm xuống còn 6.9% và năm 2020 đạt 6.7%. Điều này cho thấy Agribank Thanh Trì đã kiểm soát tốt hơn tỷ lệ nợ quá hạn, tuy nhiên với mức trên 6.0% mỗi năm thì tỷ lệ nợ quá hạn tại Agribank Thanh Trì vẫn còn khá cao.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nợ xấu Agribank Thanh Trì

Nguồn: Báo cáo của Phòng kinh doanh

Thời điểm năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Thanh Trì ở mức khá cao là 6,07%. Agribank Thanh Trì là một trong số các chi nhánh nằm trong diện tái cấu trúc ngân hàng theo đề án 254 của Chính phủ. Hoàn thiện giai đoạn một của quá trình tái cấu trúc, Agribank Thanh Trì đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 2,52% vào cuối năm 2019 và năm 2020 là 2,15%. Agribank Thanh Trì đã đạt được kế hoạch giảm và duy trì tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%.

* Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo Agribank Thanh Trì

Nguồn: Báo cáo của Phòng kinh doanh

Theo số liệu ở bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của Agribank Thanh Trì là tương đối cao, nếu như năm 2018 đạt 68.3% thì đến năm 2019 đạt 75.3% và năm 2020 đạt 77.1%, điều này cho thấy Agribank Thanh Trì còn khá thận trọng khi xét duyệt các khoản vay theo tài sản đảm bảo.

* Dự phòng RRTD và tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD trong cho vay KHCN

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Agribank Thanh Trì giai đoạn 2018 - 2020

Theo số liệu tại biểu đồ 2.4 cho thấy tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Agribank Thanh Trì cao nhất là vào năm 2018, do năm 2018 chi nhánh có khoản nợ quá hạn nhóm 5 là 800 triệu đồng nên phải trích lập tỷ lệ 100% nên số tiền trích lập dự phòng tăng. Trong 2 năm 2019 và 2020, do nợ xấu đã giảm nên tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giảm còn 0,76% và 0,77%, đều đảm bảo bù đắp được tổn thất khi có rủi ro sảy ra.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngânhàng Agribank Việt Nam – Chi nhánh Thanh Trì hàng Agribank Việt Nam – Chi nhánh Thanh Trì

2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank Thanh Trì

Hiện tại, Agribank Thanh Trì nhận diện RRTD của khách hàng cá nhân được thực hiện thông qua:

* Nhận biết rủi ro trước khi cho vay

- Tiếp xúc khách hàng

Việc tiếp xúc khách hàng không chỉ với mục đích nhận diện RRTD mà còn kết hợp tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ, thông qua đó chi nhánh nắm bắt nhu cầu của khách hàng, qua đó có giải pháp hữu hiệu phát triển dịch vụ nhằm tăng trưởng dư nợ, tăng thu tín dụng và ngoài tín dụng. Việc tiếp xúc khách hàng cũng giúp Agribank Thanh Trì phân loại khách hàng cũng như nhu cầu tín dụng của khách hàng rõ ràng hơn .Đồng thời, việc tiếp xúc khách hàng cũng giúp các cán bộ quản lý khách hàng loại bỏ một số đối tượng khách hàng không đáp ứng được yêu cầu của Agribank thông qua bảng điều tra các câu hỏi liên quan đến tình hình kinh tế của người dân hoặc doanh nghiệp; Trong quá trình tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, tiếp xúc với khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng sẽ xem xét, nhận định các dấu hiệu rủi ro có thể có.

Hiện tại, cán bộ quản lý khách hàng tại chi nhánh Thanh Trì, khi tiếp xúc với khách hàng, sẽ thực hiện các việc sau:

(1) Thông báo cho khách hàng biết về các chính sách cho vay mà Agribank Thanh Trì đang áp dụng. Tham vấn cho khách hàng lựa chọn loại hình, gói sản phẩm tín dụng phù hợp.

(2) Thương thảo sơ bộ các điều kiện vay mà Agribank Thanh Trì có thể đáp ứng (lãi suất, thời hạn, hình thức đảm bảo, điều kiện ràng buộc, …)

(3) Giải thích, hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định hiện hành của pháp luật và của Agribank Thanh Trì;

(4) Nhận bàn giao và kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng; - Phân tích khách hàng:

Sau khi tiếp xúc khách hàng, cán bộ quản lý khách hàng sẽ thu thập hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản thế chấp, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ. Thông qua thu thập, phân tích các số liệu, dựa trên khảo sát thực tế, cán bộ quản lý khách hàng nhận diện được rủi ro mà Ngân hàng sẽ gặp phải và đưa ra quyết định cuối cùng về việc cho vay đối với khách hàng.

Hiện nay, việc phân tích khách hàng cá nhân tại Agribank Thanh Trì được thực hiện theo các bước:

Bước 1: Tìm hiểu và phân tích về tư cách, năng lực pháp lý thông qua hồ sơ pháp lý (hồ sơ tài sản đảm bảo).

Bước 2: Đánh giá khả năng tài chính thông qua báo cáo thu nhập cá nhân Bước 3: Đánh giá tài sản đảm bảo: Liên quan đến các hồ sơ tài sản mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng phải xem xét giá trị pháp lý của hồ sơ, xem xét tính khả dụng của tài sản, mối quan hệ giữa bên bảo đảm và bên được bảo đảm. Cuối cùng, Việc phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng là điều kiện bắt buộc trước khi xem xét duyệt khoản vay, bởi các quan hệ tín dụng trong quá khứ sẽ giúp ngân hàng đánh giá được mức độ rủi ro mà khách hàng sẽ đem lại cho ngân hàng.

Bước 4: Trình lên cấp phê duyệt theo phân cấp thẩm quyền phê duyệt để ra quyết định cho vay. Trong quá trình thẩm định trước khi cho vay, cán bộ quản lý khách hàng cũng như các cấp lãnh đạo có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn

của những món vay để từ đó yêu cầu về tài sản cũng như đưa ra những điều kiện cho khách hàng vay.

* Quản lý và giải ngân tín dụng

Căn cứ vào bộ hồ sơ tín dụng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngân hàng và khách hàng sẽ ký kết các hợp đồng theo quy định. Sau khi thực hiện xong các bước trong quy trình tín dụng thì quá trình giải ngân bắt đầu. Việc giải ngân buộc phải có sự phê duyệt của cấp lãnh đạo phòng trở lên (tuỳ theo văn bản thẩm quyền quy định). Các khoản tín dụng có thể được giải ngân thành nhiều lần khác nhau do thời hạn dài, giá trị khoản vay lớn hoặc thoả thuận giữa hai bên. Vì vậy, trong trường hợp này, nguyên tắc quản trị rủi ro là phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường: khách hàng rút lượng tiền lớn bất thường hoặc liên tục, các khoản nợ khác của khách hàng có dấu hiệu khó đòi.

* Nhận biết rủi ro tín dụng qua quá trình kiểm tra, giám sát khoản vay

Agribank quy định, KHCN có dư nợ phải được kiểm tra giám sát vốn vay định kỳ hàng quý, cán bộ quản lý khách hàng phải đến nơi ở của khách hàng để thu thập toàn bộ thông tin về khách hàng, về các báo cáo tình hình thu nhập, tài sản đảm bảo để cán bộ nhập lại toàn bộ thông tin trên hệ thống chấm điểm của khách hàng, để đánh giá lại khách hàng, in và lưu hồ sơ, điều chỉnh bậc xếp hạng nếu cần thiết.

2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là thước đo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng được sử dụng trong toàn hệ thống Agribank nói chung, chi nhánh Thanh Trì nói riêng. Từ năm 2017, tại Agribank đã áp dụng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, tuy nhiên giai đoạn đầu, các chi nhánh thực hiện chấm điểm bằng file excel, tổng hợp và sau đó cán bộ sẽ gửi hồ sơ giấy lên các cấp phê duyệt cao hơn. Tuy nhiên đến năm 2019, với sự ra đời của chương trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ trên máy tính do Trung tâm công nghệ thông tin Agribank phát triển, việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm nhiều thời gian công sức cho cán bộ, đồng thời chất lượng lưu trữ

thông tin được nâng cao và đảm bảo tính chính xác của kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối với nhóm khách hàng cá nhân, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu khác nhau tùy vào mục đích vay vốn như:

Đối với khách hàng cá nhân vay vốn sản xuất kinh doanh. Bộ chỉ tiêu tài chính bao gồm 38 chỉ tiêu, phản ánh báo cáo kết quả kinh doanh và tài chính của khách hàng. Bộ chỉ tiêu phi tài chính bao gồm 26 chỉ tiêu với 4 nhóm: thông tin về chủ hộ kinh doanh, các thông tin liên quan đến cơ sở kinh doanh, quan hệ với Agribank và các tổ chức tín dụng khác, kế hoạch kinh doanh, thông qua các nhóm chỉ tiêu này cán bộ quan hệ khách hàng có thể đánh giá tư cách, mức độ uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng.

Đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng. Các nhóm chỉ tiêu dùng để chấm điểm là nhóm định tính và nhóm định lượng. Trong đó, nhóm yếu tố định lượng gồm 30 chỉ tiêu như: tổng thu nhập tham gia trả nợ của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trừ đi chi phí, nghĩa vụ trả nợ hàng tháng của khách hàng, thông tin về khoản vay dự kiến, và một số yếu tố định lượng khác như tuổi tác, thời gian lưu trú trên địa chỉ hiện tại, thời gian công tác tại công ty hiện tại... Còn đối với nhóm yếu tố định tính gồm 22 chỉ tiêu với 3 nhóm là thông tin về nhân dân, khả năng trả nợ và quan hệ với Agribank và các tổ chức tín dụng khác.

Căn cứ vào kết quả chấm điểm, khách hàng sẽ được xếp vào các hạng tương ứng với điểm tại bảng (2.9.).

Bảng 2.9: Thang điểm và hạng đối với khách hàng

Điểm Loại Đặc điểm

90 100 AAA: loại tốiưu Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng nàylà đặc biệt tốt. Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất.

80 90 AA: loại ưu Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với kháchhàng được xếp hạng AAA. Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.

73 80 A: loại tốt

Khách hàng có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

70 73 BBB: loạikhá

Khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ đầy đủ các khoản nợ vay. Tuy nhiên khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm do các điều kiện kinh tế không thuận lợi và sự thay đổi của nhiều yếu tố ngoại lai.

65 70 trung bìnhBB: loại khá

Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm nợ từ B đến D. Tuy nhiên, khả năng trả nợ của khách hàng bị giảm sút do các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ điều kiện kinh doanh, tài chính bất lợi

60 65 B: loại trungbình

Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng hạng BB do các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tài chính hoặc khả năng trả nợ của khách hàng vay.

56 60 dưới trungCCC: loại bình

Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi cuar các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ.

53 56 CC: loại yếu Khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ

45 53 C: loại kém Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủtục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì

20 45 D: loại rấtkém Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sựxảy ra. Đối với trường hợp việc mất khả năng trả nợ của khách hàng chỉ là giả định thì không xếp loại khách hàng là D

(Nguồn: Quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng của Agribank Thanh Trì)

thực hiện phân loại khoản nợ của khách hàng theo từng nhóm nợ phù hợp và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Bảng 2.10. Phân loại nhóm nợ khách hàng cá nhân tại Agribank Thanh TrìXếp hạng khách hàng theo hệ Xếp hạng khách hàng theo hệ

thống xếp hạng tín dụng nội bộ Phân loại nhóm nợ

AAA Nợ nhóm 1 AA A BBB Nợ nhóm 2 BB B Nợ nhóm 3 CCC CC C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5

Nguồn: Phòng tín dụng - Agribank Thanh Trì

Bảng 2.11. Kết quả chấm điểm xếp hạng tại Agribank Thanh Trì

Hạng 2018 2019 2020 AAA 105 234 324 AA 193 1374 1655 A 26 34 41 BBB 01 01 03 BB 0 0 0 B 0 0 01 CCC 0 0 0 CC 0 0 0 C 0 0 0 D 1 1 1 Tổng số khách hàng 1126 1644 2025

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank Thanh Trì

Tóm lại, trên cơ sở hạng tín dụng thiết lập cho khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, mỗi khách hàng được xếp loại ở một hạng mục tín dụng xác định tương ứng với mỗi mức độ rủi ro. Trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, ngân hàng sẽ xác định giới hạn tín dụng cấp cho mỗi khách hàng và chính sách tín dụng nào sẽ được áp dụng đối với khách hàng (đó là quá trình ra quyết định tín dụng và kiểm soát tín dụng). Hệ thống xếp hạng tín dụng được xem

là thước đo rủi ro tín dụng giúp ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng trên cơ sở nhất quán và khách quan, từ đó có những định hướng, mục tiêu tín dụng phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc cấp tín dụng.

Ngoài ra, bên cạnh hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, các mô hình định tính như mô hình 6C cũng được lồng ghép vào việc phân tích, thẩm định rủi ro tín dụng, đánh giá khách hàng để đưa ra quyết định tín dụng cũng như trong công tác kiểm tra tín dụng định kỳ tại Agribank Thanh Trì.

2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

* Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro

Việc tổ chức thực hiện QTRR cho vay KHCN tại Agribank Thanh Trì được thực hiện ở cấp độ Chi nhánh. Về mô hình QTRR cho vay KHCN của Agribank Thanh Trì được quản lý theo 3 “lớp chắn” là: 1 - Cán bộ quản lý tín dụng tự giác quản lý; 2 - bộ phận hỗ trợ tín dụng giúp đỡ quản lý và giám sát để giảm thiểu rủi ro; 3 - giám đốc chi nhánh là người quản lý cuối cùng đối với rủi ro cho vay. Việc phân tách này vừa giúp giảm thiểu nguy cơ phát sinh rủi ro cho vay cho KHCN, vừa

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì (Trang 61)