Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì (Trang 102)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách

3.2.5. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng

Với các cán bộ thực hiện chức năng quản lý điều hành, yêu cầu vừa có trình độ chuyên môn tốt, lại vừa cần kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với biến động thị trường. Vì thế để nâng cao chất lượng trình độ các cán bộ quản lý, ngân hàng cần tiến hành đào tạo trực tiếp tại đơn vị theo định kỳ, hoặc tổ chức gửi cán bộ đi học để trau dồi, học hỏi thêm trình độ và kinh nghiệm quản lý.

Còn với các cán bộ làm công tác thẩm định tín dụng, việc trau dồi kiến thức chuyên môn cũng rất cần thiết. Ngân hàng nên liên kết với một số các trường đại học lớn trong và ngoài nước để tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về thẩm định tín dụng, đo lường và xử lý rủi ro…cho các đối tượng này, để nâng cao chất lượng công tác tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Định kỳ hàng năm, hàng quý tổ chức các khóa kiểm tra năng lực, trình độ của cán bộ xem nhân viên có đáp ứng yêu cầu công việc hay không từ đó có chính sách đào tạo lại cho phù hợp. Việc đăng ký tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn cũng phải phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn và vị trí công tác tránh trường hợp thích tham gia khóa nào thì đăng ký khóa đó.

Áp dụng chính sách luân chuyển cán bộ định kỳ giữa trong chi nhánh, các bộ phận đảm bảo cho mỗi cán bộ đều có điều kiện tiếp xúc với các công việc liên quan tới bộ phận mà mình phụ trách, đồng thời phát huy được khả năng làm việc của mỗi cá nhân.

Tổ chức các buổi hội thảo, gặp mặt giữa các chi nhánh, bộ phận để thực hiện giao lưu trao đổi kiến thức, kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực làm việc của nhân viên.

Chế độ tiền lương hợp lý, một chế độ thu nhập tốt sẽ khơi dậy lòng nhiệt huyết của các cán bộ ngân hàng trong công việc, gạt bỏ những cám dỗ từ vật chất có thể dẫn đến những hành động tiêu cực, gian dối trong công việc.

3.2.6. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, từ đó đánh giá đúng bản chất của công tác xếp hạng tín dụng

Thông tin tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác tín dụng và chất lượng tín dụng. Trong điều kiện hiện nay, hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng chuẩn mực và chính xác, nhằm giúp ngân hàng giảm chi phí và

thời gian ra quyết định cho vay, quản lý tốt hơn danh mục cho vay, giám sát và đánh giá các khoản tín dụng, cho biết khoản vay có chất lượng tốt hay đang có xu

hướng xấu đi từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời. Xếp hạng tín dụng giúp phát triển chiến lược hướng tới các khách hàng tốt và rủi ro ít hơn. Và đặc biệt xếp hạng tín dụng giúp ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn. Việc xây dựng hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm với các tiêu chí cụ thể là một công việc hết sức cần thiết nhằm sàng lọc, quản lý các tài sản bảo đảm của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống này với tính năng liên kết chặt chẽ với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể đánh giá chính xác, thận trọng hơn đối với khoản tín dụng cũng như phần giá trị có thể thu hồi được trong tương lai trong trường hợp không trả được nợ vay. Đây hoàn toàn là một thước đo mới, hoàn thiện hơn để các tổ chức tín dụng có thể xem xét toàn diện về khách hàng và khoản vay của mình, cũng như đánh giá, quản trị một cách hiệu quả và toàn diện chất lượng tín dụng trên diện rộng của mỗi tổ chức tài chính ngân hàng.

Đối với KHCN, điều quan trọng là phải giữ những khách hàng mà ngân hàng hướng tới trong giới hạn hẹp để có thể hoạt động trong khả năng và nguồn tài chính/lao độngcho phép. Ngân hàng càng có nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện có và những người có ảnh hưởng đến khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có của ngân hàng, thì lại càng dễ dàng quyết định độ lớn của nhóm khách hàng ngân hàng nhắm đến. Nhóm khách hàng ngân hàng nhắm đến có thể là môt nhóm khách hàng có chung đặc điểm như mức thu nhập, công việc, lối sống, giới tính và sở thích tiêu dùng.

Nhằm đánh giá đúng bản chất và thu thập thông tin chính xác, Chi nhánh cần phải hoàn thiện và triển khai các biện pháp sau:

Nói chuyện với khách hàng hiện tại Tổ chức hội nghị khách hàng

Thăm nơi ở hoặc văn phòng của khách hàng

Thu thập thông tin từ những người thường làm việc trực tiếp với khách hàng Tìm kiếm danh sách khách hàng trên trang web của đối thủ cạnh tranh Sử dụng các bảng hỏi đặt tại Chi nhánh.

Nghiên cứu thị trường để khám phá thói quen và hành vi của khách hàng Các cuộc điều tra xã hội của các tổ chức xã hội

Đảm bảo tính bí mật của các thông tin thu thập được.

Giữa các phòng ban cần có thông tin đa chiều, đặc biệt giữa phòng nguồn vốn, phòng kế toán và phòng khách hàng.

Thông tin tín dụng khách hàng đóng vai trò quan trọng trong ra quyết định cấp tín dụng, bao gồm: năng lực tài chính, độ tin cậy của phương án trả nợ, lý lịch tiếp cận tín dụng. Hiện tại, Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN đang quản lý một kho thông tin tín dụng khách hàng từ trách nhiệm báo cáo của TCTD và từ nguồn DN đệ trình để tham gia xếp hạng tín dụng, được lưu trữ qua nhiều năm. Nghị định số 10/2017/NĐ-CP về hoạt động thông tin tín dụng ra đời, cho phép thành lập các Công ty cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng ngoài công lập, cũng sẽ là một kênh tham khảo quan trọng để bổ sung cho quyết định phương án cho vay đối với khách hàng của tổ chức tín dụng.

Các đơn vị có liên quan thuộc NHNN, chi nhánh NHNN tại các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với CIC triển khai thực hiện tốt các yêu cầu, cung cấp thông tin đầy đủ để CIC tích hợp vào cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng Quốc gia vì lợi ích chung của toàn Ngành; Các TCTD, chi nhánh ngân hàng cần thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng dữ liệu theo quy định; CIC phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ trên nền tảng công nghệ hiện đại, tích hợp được thông tin từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý dữ liệu, kể cả trực tiếp từ khách hàng vay. Trên cơ sở đó, có thể tạo lập các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin ứng dụng (CIC) Nguồn duy nhất mà các ngân hàng có thể khai thác thông tin tín dụng hiện nay là Trung tâm Thông tin Tín dụng của Ngân hàng Nhà nước(CIC).

Tại đây, các ngân hàng có thể hỏi tin về tình hình tài chính, tài sản bảo đảm, quan hệ tín dụng, xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin không đáp ứng được yêu cầu, cập nhật thông tin theo tháng, quýchứ chưa cập nhật thông tin theo ngày, tuần. Đã xảy ra tình trạng thông tin CIC cung cấp còn dư nợ mặc dù khoản vay đã tất toán . Thông tin chưa theo được thực tế, đặc biệt là thông tin về tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, liệu thông tin xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân của CIC có đáng tin cậy khi các ngân hàng không biết CIC đã dựa trên tiêu chuẩn nào để xếp hạng và xếp hạng đó có phù hợp với xếp hạng tín dụng tại mỗi ngân hàng hay không? Do đó Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC, kịp thời cập nhật những thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, hoạt động kinh doanh theo ngày, tuần. Minh bạch hóa các thông tin và qui trình xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại xây dựng qui trình xếp hạng tín dụng nội bộ, thêm cơ sở để ra quyết định cho vay và ngăn ngừa rủi ro. Cần phải rút ngắn thời gian xử lý, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu thu thập hồ sơ cho các ngân hàng thương mại.

Tạo mối quan hệ mật thiết với các ngân hàng thương mại nhằm cập nhật thông tin về khách hàng kịp thời và chính xác. Trên cơ sở thông tin hai chiều, Ngân hàng Nhà nước thực hiện kết nối kho thông tin dữ liệu giữa các ngân hàng để bổ sung, tăng tính đầy đủ và sự chính xác của kho dữ liệu, không chỉ là các dữ liệu về khách hàng mà còn các đánh giá và dự báo về ngành, làm nền tảng trong phân tích và thẩm định tín dụng.

Thứ hai, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành. Tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, thanh khoản của các ngân hàng thương mại để kịp thời tham mưu, chủ động đề xuất các giải pháp nhằm ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn thanh khoản của hệ thống các ngân hàng thương mại.

Công cụ lãi suất là một công cụ rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, do đó ngân hàng Nhà nước phải thận trọng khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính sách lãi suất, đồng thời phải đưa ra các biện pháp kịp thời, chính xác để can thiệp nhằm giữ ổn định cho thị trường. Hiện tại với việc thực hiện cơ chế lãi

suất là cơ chế mang tính chỉ đạo, chứ không phải tự do vận động theo nhu cầu thị trường, nên lãi suất phải căn cứ trên cung cầu của thị trường tiền tệ, chính sách này về cơ bản có thể giúp kiềm chế được lạm phát nhưng nó khiến cho chính sách lãi suất khá cứng nhắc, đôi khi gây khó khăn cho việc huy động vốn. Đồng thời cũng phải thấy rằng nếu như trong chống lạm phát, công cụ lãi suất có thể phát huy hiệu quả là một cái phanh hãm lại nền kinh tế đi quá nhanh, mang lại hiệu quả tức thời thì trong chống suy thoái kinh tế nó lại không mang đến hiệu quả ngay như chống lạm phát. Vì vậy, phải nhìn nhận chính sách lãi suất là một trong những chính sách tiền tệ chung và phải kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với các chính sách tiền tệ khác.

Ban hành quy định về hệ thống cảnh báo sớm rủi ro đối với từng tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn hệ thống. Đồng thời, hoàn thành đề án tổng thể về thanh tra, giám sát rủi ro và an toàn của hệ thống tín dụng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động tín dụng toàn hệ thống để có giải pháp chấn chỉnh kịp thời, các vi phạm về các tỉ lệ an toàn trong hoạt động. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mất ổn định để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các ngân hàng thương mại.

Theo dõi, phân tích các khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các tổ chức tín dụng để cảnh báo, yêu cầu các tổ chức tín dụng có biện pháp thích hợp thu hồi nợ vay và ngăn ngừa rủi ro tín dụng

3.3.2. Đối với Agribank

Thứ nhất, đổi mới quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng có thể coi như “phần hồn” trong hoạt động tín dụng cũng như quản ly r ủi ro tín dụng. Một quy trình tín dụng hợp lý không chỉ giúp ngân

hàng hoạt động trôi chảy, nhanh chóng mà còn giúp hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra. Bên cạnh đó, quy tình tín dụng là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp cho ngân hàng với các phòng ban, đơn vị chức năng được xác định rõ ràng công việc liên quan cho hoạt động cho vay từ đó là cơ sở cho việc phân công phân nhiệm ở từng vị trí. Việc quản lý nhân sự ở ngân hàng cũng được điều chỉnh cho hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên, quy trình tín dụng của Agribank đang thực hiện chưa thể hiện được vai trò cần có của nó và còn nhiều bất cập. Vì vậy, đổi mới quy trình tín dụng là cơ sở để nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Trong quy trình tín dụng mới, Agribank cần chú ý phân chia công việc đang được thực hiện bởi cán bộ tín dụng thành phần việc của nhiều bộ phận, nhằm giảm bớt công việc cũng như trách nhiệm cho các cán bộ trong công tác cấp tín dụng. Việc phân chia cán bộ thực hiện công tác quan hệ khách hàng (bao gồm việc tìm kiếm khách hàng, lập hồ sơ và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng) và công tác thẩm định, đánh giá khả năng tài chính và khả năng kinh doanh của khách hàng, một mặt, giúp giảm áp lực trong công việc cho các cán bộ tín dụng, khiến họ tập trung thời gian và khả năng vào công việc được giao, mặt khác, nâng cao tính an toàn trong hoạt động cho vay, tránh xảy ra trường hợp cán bộ tín dụng cấu kết với khách hàng và làm giả hồ sơ vay vốn, dẫn đến tình trạng khách hàng không trả được nợ khi kinh doanh thua lỗ.

Thứ hai, giao chỉ tiêu phù hợp với hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch cũng như địa bàn và môi trường kinh doanh. Với các Chi nhánh làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Agribank cần điều chỉnh các chỉ tiêu về cơ cấu dư nợ theo đối tượng của chi nhánh, tăng các khách hàng sản xuất kinh doanh và giảm dư nợ nông nghiệp, nông thôn để các chi nhánh có thể hoạt động phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình, không gò bó, gượng ép trong việc hoàn thành chỉ tiêu.

Thứ ba, cải cách nhanh chóng trên toàn hệ thống về bộ máy hoạt động cũng như các quy trình về tuyển dụng, luận chuyển hồ sơ giữa Hội sở chính và các Chi nhánh khác.

Thứ tư, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng cán bộ tập trung của hệ thống Agribank để nâng cao chất lượng cán bộ của toàn bộ máy, giúp các công việc thực hiện trôi chảy, phối hợp hoạt động nhuần nhuyễn giữa các cấp khác nhau.

Thứ năm, thường xuyên thực hiện kiểm tra, thanh tra hoạt động của các chi nhánh để đảm bảo an toàn và việc chấp hành các quy định do Agribank đặt ra trong toàn hệ thống, giảm rủi ro tín dụng tại các Chi nhánh và nâng cao hình ảnh của Agribank nói chung.

Thứ sáu, mời các công ty kiểm toán độc lập, có uy tín cao thực hiện kiểm toán các chi nhánh để nắm được tình hình hoạt động của các chi nhánh và có các chỉ đạo phù hợp trong hoạt động của các chi nhánh.

Thứ bảy, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu sử dụng của Agribank.

Kết luận chương 3

Quản lý tốt rủi ro tín dụng là vấn đề sống còn quyết định sự thành công trong hoạt động của mỗi ngân hàng. Trên cơ sở mục tiêu và định hướng hoạt động tín

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w