Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì (Trang 101 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách

3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

bộ hoạt động tín dụng

Kiểm soát nội bộ có vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của ngân hàng, không chỉ riêng mảng tín dụng. Hiện tại, Agribank chỉ có phòng kiểm soát nội bộ tại Hội sở chính, phòng kiểm tra giám sát tuân thủ tại Hội sở chính và các chi nhánh. Do đó, để phát huy hiệu quả thực sự của bộ phận này, Agribank Thanh Trì cần chú ý điều chỉnh một số nội dung như sau:

Chú trọng công tác “hậu kiểm” của kiểm tra nội bộ nhằm tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động tín dụng và giảm thiểu các rủi ro tín dụng.

Trong công tác kiểm tra nội bộ, cần kết hợp giữa kiểm tra định kỳ và tập trung, tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang có nguy cơ rủi ro để chấn chỉnh và đề xuất kịp thời các giải pháp giúp tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng. Chế độ đối với nhân sự kiểm toán cần đảm bảo tốt, tránh tình trạng đào tạo xong nhưng không phục vụ được công việc và tránh sự luân chuyển công việc của các nhân viên này bởi để đào tạo được một kiểm toán viên giỏi phải mất khoảng 2 năm. Tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kiểm tra giám sát, tuyển chọn các nhân viên giỏi, có kinh nghiệm, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để nắm bắt được các rủi ro tiềm ẩn, đưa ra dự báo và kiến nghị cần thiết trong quá trình cấp tín dụng.

Thực hiên ̣ chương trình kiểm tra hoạt động tín dụng tại chi nhánh, mỗi năm theo tháng, quý hoặc đột xuất khi cần thiết của chương trình kiểm ta, kiểm toán nội bộ ̣của Agribank Thanh Trì.

Ngân hàng phải chủ động xây dựng đề cương kiểm tra hoạt động tín dụng chia nhỏ theo các chuyên đề như: kiểm tra cho vay theo hạn mức tín dụng, kiểm tra cho vay có bảo đảm bằng tài sản, kiểm tra cho vay hộ sản xuất nông, lâm nghiệp qua tổ vay vốn, kiểm tra cho vay cầm cố và giấy tờ có giá… để từ đó lên danh mục các yếu tố tiềm ẩn rủi ro nhiều nhất để có biện pháp chấn chỉnh xử lý kịp thời.

Bố trí đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm toán tại chi nhánh đủ về số lượng theo quy định của Agribank Thanh Trì; có thể sử dụng cán bộ làm công tác tín dụng trực tiếp có nhiều kinh nghiệm để bổ xung vào các đợt kiểm tra chéo nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ có đủ khả năng độc lập, phân tích đánh giá chất lượng một khoản tín dụng.

Không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra, tuỳ thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của việc kiểm tra; có chế độ thưởng phạt và quy trách nhiệm rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả và tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra.

Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ vừa là công cụ để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời là động lực thúc đẩy mở rộng hoạt động tín dụng tìm kiếm lợi nhuận đối với những lính vực tín dụng, được đánh giá là có độ an toàn cao.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thanh trì (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w