6. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Bài học cho Agribank chi nhánh Thanh Trì
Chính sách và quy trình của ngân hàng phải đồng bộ, hạn chế việc thay đổi thường xuyên để nhân viên nắm vững được toàn bộ các quy định của ngân hàng.
Cần ứng dụng công nghệ hiện đại trong lưu trữ thông tin về quan hệ vay vốn của từng khách hàng để giúp ngân hàng dễ dàng khai thác thông tin tín dụng trong
quá khứ khi tái lập quan hệ tín dụng, cập nhập thông tin về các ngành nghề khác nhau để dự báo được rủi ro đối với từng ngành nghề đang cho vay của ngân hàng.
Chú trọng đến công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm sau cho vay
Phân công cán bộ tín dụng phụ trách các nhóm khách hàng riêng biệt theo ngành nghề nhằm mang lại sự hiểu biết tốt nhất cho cán bộ tín dụng để có thể phục vụ khách hàng tốt nhất với rủi ro thấp nhất.
Đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nghiệp vụ để nhân viên nắm bắt kịp thời những thay đổi trong môi trường hoạt động kinh doanh.
Đánh giá năng lực, đạo đức cán bộ trước khi phân quyền phê duyệt tín dụng để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng.
Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là một quá trình không thể thiếu trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ đó hoàn thiện cơ chế giám sát nội bộ về quản trị rủi ro tín dụng.
Nhận thức của nhà lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng rất rõ ràng. Mọi người đều hiểu rằng rủi ro tín dụng ngoài mức cho phép, không kiểm soát được thì ngân hàng không thể hoạt động được. Từ đó xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng.
Kết luận chương 1
Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng, cơ bản của ngân hàng, chiếm phần lớn trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng cả về doanh thu và lợi nhuận. Đương nhiên, rủi ro trong lĩnh vực này cũng tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó và chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng, bản thân tín dụng luôn chứa đựng trong nó nhiều tiềm ẩn rủi ro.
Nội dung chương 1 đã đề cập đến một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN: khái niệm, đặc điểm, nội dung, nhân tố ảnh hưởng và một số bài học kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại trong quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Đây chính là cơ sở để tác giả tiến hành phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng Agribank chi nhánh Thanh Trì trong thời gian vừa qua ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH THANH TRÌ