Theo dõi sâu, bệnh hại cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 58 - 60)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Nghiên cứu tuyển chọn cây bơ đầu dòng

4.3.5. Theo dõi sâu, bệnh hại cây

Trong sản xuất nông nghiệp, một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng của cây trồng đó là sâu, bệnh hại. Cây bơ là loại cây trồng

mới trên địa bàn huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Cây bơ chủ yếu được trồng phân tán, trồng trong các vườn tạp, trồng hàng rào… nên chưa bị nhiễm sâu hại hoặc bị nhiễm ở mức độ nhẹ mà không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Có thể nói, cây bơ là cây trồng sạch và an toàn nhất vì không phải phun thuốc bảo vệ thực vật. Qua quá trình theo dõi, đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các cá thể bơ, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 4.10. Danh mục các loại sâu và bộ phận gây hại

Chỉ tiêu Cây đầu dòng Sâu cắn lá (cấp) Rệp bông (cấp) Bệnh thán thư (cấp) Bệnh ghẻ quả (cấp) MC01 1 1 1 1 MC02 1 1 1 0 MC03 1 0 1 0 MC04 1 1 1 1 MC06 1 1 1 1 MC13 1 1 1 0 MC14 1 1 1 0 MC15 1 0 1 1 MC16 1 0 1 0 MC17 1 0 1 1

Chú ý: Cấp 0: Không bị nhiễm sâu bệnh hại

Cấp 1: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại ≤ 30%

Cấp 2: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại từ >30% đến ≤ 70% Cấp 3: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh > 70%

Sâu cắn lá: có hai loài sâu cắn lá đã được định danh là Seirarctia echo và

Feltia subterrania F sâu cắn lá hại trên các đối tượng lá và ngọn non, ảnh hưởng

đến sự phát triển của lá và lộc; ban ngày sâu ẩn dưới gốc cây, đêm đến mới bò ra phá hoại. Tuy không ảnh hưởng đến quả nhưng sâu cắn lá gây ra các tổn thương cơ giới cho cây, là điều kiện để nấm bệnh xâm nhập. Các cá thể bơ ưu tú đều bị sâu cắn lá hại ở cấp 1, đây không phải là cấp nghiêm trọng nhưng cũng cần có các biện pháp tích cực để giảm tỷ lệ sâu hại cây trồng.

Rệp bông (Pseudococcus citri Risse): loại rệp này thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa của lá non, các đọt non và của quả non của cây, làm cây giảm sức tăng trưởng. Các cá thể MC03, MC15, MC16, MC17 không bị rệp bông hại, các cá thể còn lại bị rệp hại ở cấp độ 1 (cấp hại ở mức độ nhẹ)

Bệnh thán thư: do nấm Colletrichum gloeosporioides gây nên. Đây là loại bệnh phổ biến ở tất các các vùng trồng, bệnh thường xuyên xuất hiện cả ở những quả non và quả già, nhất là thời kỳ trước thu hoạch. Ngay sau khi thu hoạch, bệnh sẽ phát sinh nặng hơn. Bệnh phát sinh ở môi trường nhiệt độ tử 240C trở lên và đặc biệt là những khu vực có độ ẩm không khí cao, sự lưu thông không khí trong vườn còn hạn chế. Nếu xuất hiện thời tiết mưa dài và mưa ẩm kéo dài, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng. Tất cả các cá thể bơ được theo dõi đều bị nhiễm bệnh thán thư ở cấp độ 1, tuy nhiên đều ở mức độ nhẹ nên có thể phòng trừ mà không ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Bệnh ghẻ quả: do nấm Sphaceloma perseae gây hại ở lá và quả, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của quả. Các quả bị nấm hại, tuy không ảnh hưởng đến chất lượng nhưng do mã quả xấu nên giá bán thấp. Các cá thể MC02, MC03, MC13, MC14, MC16 không bị bệnh ghẻ quả, các cá thể còn lại bị bệnh ở cấp độ 1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)