Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các dòng bơ sau ghép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 65 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng phương pháp ghép của

4.4.2. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các dòng bơ sau ghép

Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây con sau ghép được đánh giá qua các tiêu chí sau: chiều cao cây, đường kính thân, số lá/chồi. Qua theo dõi các chỉ tiêu này để đánh giá xem các cây con sau ghép có thích hợp phát triển trong điều kiện mới hay không hoặc so sánh sự sinh trưởng của các giống sau ghép để lựa chọn được giống có khă năng sinh trưởng tốt nhất, phù hợp với vùng nghiên cứu và phát triển cây bơ.

Bảng 4.15. Khả năng sinh trưởng cây con của các dòng bơ sau ghép 3 tháng và 5 tháng

Chỉ tiêu Công thức

Sinh trưởng sau 3 tháng ghép Sinh trưởng sau 5 tháng ghép Chiều cao cây (cm) ĐK thân cây gốc ghép (cm) ĐK đoạn cành ghép (cm) Số lá/ chồi (lá) Chiều cao cây (cm) ĐK thân cây gốc ghép (cm) ĐK đoạn cành ghép (cm) Số lá/ chồi (lá) TA31-1 49,1 0,74 0,70 33,6 60,5 1,25 1,20 48,0 TA31-2 41,1 0,70 0,68 39,0 50,4 1,30 1,22 52,3 TA31-3 52,5 0,74 0,75 35,0 60,8 1,30 1,24 45,0 TA44-1 53,5 0,80 0,82 34,3 65,5 1,44 1,30 47,0 TA44-2 46,8 0,75 0,68 33,0 53,5 1,30 1,22 45,0 TA31-4 51,0 0,72 0,71 34,6 58,2 1,25 1,25 46,0 TA44-3 43,8 0,68 0,70 30,6 51,8 1,27 1,15 42,3 GC 41,0 0,70 0,70 35,0 49,6 1,26 1,28 47,0 CV% 5,5 7,6 5,3 6,7 4,4 5,4 3,9 8,1 LSD0,05 4,54 0,10 0,06 4,04 4,32 0,12 0,08 6,61

Sau ghép 3 tháng: cây bơ sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, chiều cao cây sau 3 tháng giao động từ 41,0 cm (GC) đến 53,5 cm (TA44-1). Mã cây TA44-1 có chiều cao cây là cao nhất, với LSD0,05 = 4,54 thì mã cây TA44-1 khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy là 95% với các mã cây đầu dòng TA31-2, TA44-2, TA44-3, GC.

Đường kính thân của cây gốc ghép cũng tăng trưởng khá. Cây gốc ghép ban đầu có đường kính giao động khoảng 0,5cm, sau 3 tháng ghép, đường kính thân của mã cây TA44-1 là cao nhất, đạt 0,80 cm. Các mã cây đầu dòng còn lại dao động từ 0,68 cm (TA44-3) – 0,75 cm (TA44-2).

Đường kính đoạn cành ghép là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của cành ghép trên điều kiện gốc ghép mới, qua đó đánh giá được mức độ tương hợp giữa cành

ghép và gốc ghép, từ đó xác định được giống cây nào có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện gốc ghép mới. Sau 3 tháng ghép, đường kính thân cành ghép tăng, dao động từ 0,68 cm (TA44-2) – 0,82 cm (TA44-1). Mã TA44-1 có đường kính gốc ghép là lớn nhất, ở độ tin cậy 95% thì TA44-1 khác nhau có ý nghĩa với tất cả các mã cây đầu dòng trong thí nghiệm.

Qua quá trình theo dõi và đo đếm sự phát triển của thân cây thì quá trình phát triển của chồi, đo đếm số lá cũng là một chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển của cây trồng. Bộ lá là cơ quan quang hợp chính của cây trồng, bộ lá nhiều và tốt thì cây mới quang hợp và tích luỹ các hợp chất hữu cơ đầy đủ, từ đó cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển, tạo điều kiện để cây đâm chồi nảy lộc. Chính vì thế, theo dõi bộ lá vừa đánh giá được khả năng sinh trưởng của cây trồng, vừa đánh giá được tiềm năng tích luỹ hợp chất hữu cơ cho cây trồng. Số lá theo dõi được trên các giống giao động từ 30,6 lá (TA44-3) – 39,0 lá (TA31-2).

Qua 3 tháng sau ghép, cành ghép đã dần thích nghi được với điều kiện gốc ghép mới. Các cây ghép sinh trưởng, phát triển tương đối tốt trong điều kiện tự nhiên mới của vùng và cũng tạo ra sự khác biệt giữa các cây ghép trong thí nghiệm. Qua đó, chọn ra cây đầu dòng có cành ghép tốt nhất, phù hợp với thời vụ và điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu.

Theo tiêu chuẩn về thời gian cây bơ xuất vườn, nhóm tiến hành theo dõi cây lần cuối vào thời điểm 5 tháng sau ghép. Sau 5 tháng sau ghép, sự sinh trưởng của các giống đã có sự khác biệt rõ ràng hơn. Về chỉ tiêu chiều cao cây, sau 5 tháng, chiều cao cây của các cây ghép trung bình dao động trong khoảng 49,6 cm (GC) đến 65,5 cm (TA44-1). So sánh với thời điểm 3 tháng sau ghép thì chiều cao cây trung bình tăng từ 8,6 cm đến 12 cm. Mã cây TA44-1 có chiều cao cây lớn nhất là 65,5cm và khác nhau có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% so với tất cả các công thức còn lại trong thí nghiệm.

Đường kính cây gốc ghép sau 5 tháng dao động từ 1,25 cm (TA31-1 và TA31-4) – 1,44 cm (TA44-1). Mã cây có sự tăng trưởng đường kính gốc trung bình lớn nhất là TA44-1, sau 3 tháng đến sau 5 tháng các cá thể trong công thức tăng trung bình là 0,64cm. Tăng trưởng đường kính gốc trung bình thấp nhất là TA31-1, tăng trung bình so với sau 3 tháng là 0,51cm.

Đường kính đoạn cành ghép sau 5 tháng dao động trong khoảng 1,15 cm (TA44-3) đến 1,30 cm (TA44-1). Theo dõi sự tăng trưởng đường kính chồi ghép là theo dõi sự tương hợp của chồi ghép với cây gốc ghép. Qua đó, đánh giá được khả năng sinh trưởng của cành ghép trong điều kiện mới. Sau 5 tháng chồi ghép

tăng trung bình cao nhất so với 3 tháng sau ghép là 0,58 cm (GC), TA31-1 có sự tăng trưởng đường kính chồi ghép là ít nhất 0,50 cm.

Số lá/cây: số lá thật trung bình trên cây sau 5 tháng dao động từ 42,3 lá – 52,3 lá/cây. TA31-2 có số lá trung bình nhiều nhất. So với sau 3 tháng thì sau 5 tháng, các mã cây có số lá tăng trung bình từ 9,7 lá (TA31-3) đến 14,3 lá (TA31-1).

Hình 4.3. So sánh sự tăng trưởng chiều cao của cây bơ sau ghép 3 tháng và 5 tháng

Hình 4.4. So sánh sự tăng trưởng đường kính cây gốc ghép sau ghép 3 tháng và 5 tháng

Hình 4.5. So sánh sự tăng trưởng của đường kính đoạn cành ghép sau ghép 3 tháng và 5 tháng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)