Tình hình sản xuất bơ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 35 - 37)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.6. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây bơ tại việt nam

2.6.2. Tình hình sản xuất bơ tại Việt Nam

Ở Châu Á, cây bơ được trồng khá rộng rãi ở các nước Đông Nam Á như Indonesia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Indonesia là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới và đứng đầu các nước Đông Nam Á về sản xuất bơ. Việt Nam nằm trên các đường vĩ tuyến tương tự như Mexico và ở giữa hai nước trồng bơ lớn nhất Châu Á là Indonesia và Trung Quốc (đứng thứ 11 trên

thế giới), có điều kiện sinh thái rất thuận lợi cho phát triển cây bơ ở cả hai miền Nam – Bắc (Bruce et at., 2013).

Thực tế trồng bơ trên 70 năm ở Tây Nguyên cho thấy với độ cao trên 500m, cây bơ cho sinh trưởng tốt, năng suất khá, một số cây chất lượng ngon và được xem như loài cây đặc sản của vùng. Tuy vậy, việc phát triển sản xuất cây bơ vẫn còn bị hạn chế bởi một số nguyên nhân sau:

- Việc nghiên cứu chọn tạo giống bơ còn rất nhiều hạn chế, chưa xác định được bộ giống bơ thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau và chưa chọn tạo được các giống bơ rải vụ có thời gian thu hoạch sớm, chính vụ và muộn.

- Một số giống bơ thương mại trên thế giới đã được du nhập. Tuy nhiên, chưa được khảo nghiệm đánh giá để chọn được những giống tốt, thích ứng cao với điều kiện sinh thái của vùng.

- Chưa có các nghiên cứu một cách hệ thống về kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến và nâng cao chất lượng quả của các giống bơ khác nhau. Với đặc tính hô hấp bột phát, chủ yếu dùng để ăn tươi, khó bảo quản, do vậy nếu thời điểm chín tập trung sẽ làm cho vấn đề tiêu thụ gặp khó khăn dẫn đến giá thấp và thường bị ép giá.

Đối với địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có độ cao trên 500m là một lợi thế cho cây bơ sinh trưởng tốt, năng suất khá, một số cây có chất lượng tốt và được xem như đặc sản của vùng. Trong điều kiện Đăk Lăk, cây bơ có 2 vụ thu hoạch chính: mùa chính vụ thu hoạch trong khoảng tháng 4 – tháng 7 và vụ muộn vào khoảng từ tháng 9 – tháng 11. Sản lượng tập trung nhiều nhất vào thời điểm tháng 6 – tháng 7 (chính vụ). Trong thời gian từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, sản lượng tại một điểm thu mua có thể đạt tới 15 – 20 tấn. Một ngày, tại Đăk Lăk có thể đạt hơn 100 tấn bơ được tiêu thụ đi các nơi như TP Hồ Chí Minh, Miền Tây Nam Bộ, Đà Nẵng và Hà Nội (Trịnh Đức Minh và cs., 2005).

Về thị trường tiêu thụ và giá bán, vào thời điểm thu hoạch chính vụ tháng 6 – 7 giá thu mua quả bơ chỉ đạt mức trên dược 5.000đ – 10.000đ/kg. Đây là thời điểm quả bơ chín tập trung, hàng ngày có đến hàng trăm tấn bơ được tiêu thụ. Do thời điểm chín tập trung và số lượng lớn, thu hoạch vào thời điểm mùa mưa nên điều kiện đi lại khó khăn, nhiều nhà vườn đã không thể tiêu thụ được dẫn đến để rơi rụng và giá bán thấp và bị ép giá. Càng về cuối vụ khoảng rằm tháng 7 cho đếm cuối tháng 9, giá thu mua tăng lên đáng kể, gấp 3 – 5 lần so

với chính vụ. Vì thế, các giống bơ có khả năng rải vụ cần được nghiên cứu, nhân giống và mở rộng cho sản xuất.

Tại Mộc Châu – Sơn La, cây bơ đang được phát triển rộng rãi trong 10 năm trở lại đây và đã trở thành loại quả đặc sản của vùng. Từ trồng ở những diện tích hẹp để thử nghiệm thì hiện nay diện tích trồng bơ ở Mộc Châu được tăng lên rất nhiều. Bơ là cây trồng thích hợp ở vùng nhiệt đới hoặc ôn đới, có nhiệt độ trung bình năm từ 14 – 250C, bởi vậy, điều kiện sinh thái của Mộc Châu tương đối phù hợp để phát triển sản xuất cây bơ. Hiện nay, nhiều nông hộ trồng bơ tại Mộc Châu đã mở rộng thêm diện tích, tạo nguồn thu nhập ổn định. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cây bơ toàn tỉnh tính đến năm 2015 đạt 100ha, sản lượng đạt 580 tấn, đạt năng suất trung bình trên 10 tấn/ha. Giá bán bình quân tại vườn dao động từ 18.000 – 35.000 đồng/kg. Đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tuỳ thời điểm thu hoạch, doanh thu từ trồng bơ đạt 200 – 300 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, với nhu cầu tiêu dùng lớn và liên tục tại miền Bắc thì sản lượng bơ tại Mộc Châu còn khiêm tốn. Hơn nữa, trong cơ cấu trồng bơ của huyện, các giống chín sớm và chín muộn có rất ít nên không thể rải vụ quanh năm. Vì vây, trong thời gian tới, cần có những nghiên cứu cụ thể để phát triển nguồn giống và tăng năng suất cây trồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)