STT Cây đầu dòng Thời gian ra hoa (Tháng) Thời gian hoa nở (Tháng) Thời gian đậu quả (Tháng)
Thời gian thu hoạch (từ ngày đến ngày) 1 MC01 T12 – T1 T1 – T2 T3 20/8 – 30/8 2 MC02 T1 Cuối T2 Cuối T3 2/9 – 15/9 3 MC03 T12 – T1 T1 – T2 T3 15/8 – 25/8 4 MC04 T12 – T1 T1 – T2 T3 10/8 – 20/8 5 MC06 T12 – T1 T1 – T2 T3 15/8 – 25/8 6 MC13 T12 – T1 T1 – T2 T3 15/8 – 30/8 7 MC14 T12 – T1 T1 – T2 T3 20/8 – 5/9 8 MC15 T12 – T1 T1 – T2 T3 15/8 – 25/8 9 MC16 T12 – T1 T1 – T2 T3 10/8 – 25/8 10 MC17 T12 – T1 T1 – T2 T3 15/8 – 30/8
Thời gian ra hoa của 10 cá thể bơ được theo dõi đều diễn ra vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau, thời gian nở hoa cũng dao động xung quanh vào tháng 1 – tháng 2. Cây MC02 là giống có thời gian nở hoa, đậu quả và thu hoạch muộn nhất trong 10 cá thể ưu tú được theo dõi.
Trong điều kiện sản xuất bơ của Đăk Lăk thì thời gian thu hoạch của cây bơ được chia thành 3 thời vụ như sau: những giống bơ chín sớm có thời gian thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 4; giống bơ chính vụ có thời gian thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8; giống bơ chín muộn có thời gian thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 12. Theo như căn cứ này thì phần lớn các cây bơ đầu dòng tại Mộc Châu – Sơn La có thời gian thu hoạch vào chính vụ. Có 2 cây là MC02 có thời gian thu hoạch từ 02/09 – 15/09 và cây MC14 có thời gian thu hoạch từ 30/8 – 05/09 là những cá thể bơ có thời gian chín muộn, đây là những cá thể bơ ưu tú cần được quan tâm sát sao, làm cơ sở cho công tác bố trí rải vụ trong sản xuất. Đây cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất các cây bơ giống chín muộn, giảm áp lực thu hoạch và tiêu thụ cho người sản xuất.
4.3.5. Theo dõi sâu, bệnh hại cây
Trong sản xuất nông nghiệp, một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng của cây trồng đó là sâu, bệnh hại. Cây bơ là loại cây trồng
mới trên địa bàn huyện Mộc Châu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Cây bơ chủ yếu được trồng phân tán, trồng trong các vườn tạp, trồng hàng rào… nên chưa bị nhiễm sâu hại hoặc bị nhiễm ở mức độ nhẹ mà không cần dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Có thể nói, cây bơ là cây trồng sạch và an toàn nhất vì không phải phun thuốc bảo vệ thực vật. Qua quá trình theo dõi, đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các cá thể bơ, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.10. Danh mục các loại sâu và bộ phận gây hại
Chỉ tiêu Cây đầu dòng Sâu cắn lá (cấp) Rệp bông (cấp) Bệnh thán thư (cấp) Bệnh ghẻ quả (cấp) MC01 1 1 1 1 MC02 1 1 1 0 MC03 1 0 1 0 MC04 1 1 1 1 MC06 1 1 1 1 MC13 1 1 1 0 MC14 1 1 1 0 MC15 1 0 1 1 MC16 1 0 1 0 MC17 1 0 1 1
Chú ý: Cấp 0: Không bị nhiễm sâu bệnh hại
Cấp 1: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại ≤ 30%
Cấp 2: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại từ >30% đến ≤ 70% Cấp 3: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh > 70%
Sâu cắn lá: có hai loài sâu cắn lá đã được định danh là Seirarctia echo và
Feltia subterrania F sâu cắn lá hại trên các đối tượng lá và ngọn non, ảnh hưởng
đến sự phát triển của lá và lộc; ban ngày sâu ẩn dưới gốc cây, đêm đến mới bò ra phá hoại. Tuy không ảnh hưởng đến quả nhưng sâu cắn lá gây ra các tổn thương cơ giới cho cây, là điều kiện để nấm bệnh xâm nhập. Các cá thể bơ ưu tú đều bị sâu cắn lá hại ở cấp 1, đây không phải là cấp nghiêm trọng nhưng cũng cần có các biện pháp tích cực để giảm tỷ lệ sâu hại cây trồng.
Rệp bông (Pseudococcus citri Risse): loại rệp này thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa của lá non, các đọt non và của quả non của cây, làm cây giảm sức tăng trưởng. Các cá thể MC03, MC15, MC16, MC17 không bị rệp bông hại, các cá thể còn lại bị rệp hại ở cấp độ 1 (cấp hại ở mức độ nhẹ)
Bệnh thán thư: do nấm Colletrichum gloeosporioides gây nên. Đây là loại bệnh phổ biến ở tất các các vùng trồng, bệnh thường xuyên xuất hiện cả ở những quả non và quả già, nhất là thời kỳ trước thu hoạch. Ngay sau khi thu hoạch, bệnh sẽ phát sinh nặng hơn. Bệnh phát sinh ở môi trường nhiệt độ tử 240C trở lên và đặc biệt là những khu vực có độ ẩm không khí cao, sự lưu thông không khí trong vườn còn hạn chế. Nếu xuất hiện thời tiết mưa dài và mưa ẩm kéo dài, bệnh sẽ lây lan nhanh chóng. Tất cả các cá thể bơ được theo dõi đều bị nhiễm bệnh thán thư ở cấp độ 1, tuy nhiên đều ở mức độ nhẹ nên có thể phòng trừ mà không ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Bệnh ghẻ quả: do nấm Sphaceloma perseae gây hại ở lá và quả, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của quả. Các quả bị nấm hại, tuy không ảnh hưởng đến chất lượng nhưng do mã quả xấu nên giá bán thấp. Các cá thể MC02, MC03, MC13, MC14, MC16 không bị bệnh ghẻ quả, các cá thể còn lại bị bệnh ở cấp độ 1.
4.3.6. Theo dõi năng suất và chất lượng quả
* Số quả và năng suất quả của các cây được tuyển chọn
Mục tiêu cuối cùng của người sản xuất là tạo ra được sản phẩm của năng suất cao, phẩm chất tốt. Vì vây, năng suất là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một giống mới trước khi đem ra sản xuất đại trà. Năng suất của cây trồng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: giống, điều kiện môi trường... năng suất được thể hiện ở năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Kết quả theo dõi năng suất của cá thể bơ ưu tú được thể hiện ở bảng 4.11.
Số quả/cây: Số quả trên cây là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất. Số quả/cây là yếu tố quan trọng trong công tác chọn, tạo giống, bởi vì đây là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng như thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của từng cá thể riêng biệt.
Khối lượng quả: trong các yếu tố cấu thành năng suất thì xác định khối lượng quả cũng là yếu tố quan trọng, nó tỷ lệ thuận với năng suất. Khối lượng quả và số lượng quả đều có mối liên hệ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Nếu khối lượng quả lớn thì cần có biện pháp giảm số quả trên cây để dinh dưỡng có thể tập trung để nuôi quả lớn hơn và ngược lại.
Bảng 4.11. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các cây bơ được tuyển chọn TT Cây đầu dòng Số quả/cây (quả)
Khối lượng quả (kg/quả) Năng suất (kg/cây) 1 MC01 374,7±62,1 0,56±0,012 209,9±32,5 2 MC02 387,0±45,0 0,53±0,013 206,4±24,3 3 MC03 385,0±75,5 0,53±0,013 205,0±37,4 4 MC04 338,0±41,3 0,69±0,02 234,7±34,3 5 MC06 1166,0±265,1 0,50±0,02 581,1±148,5 6 MC13 906,0±179,2 0,57±0,01 519,0±100,3 7 MC14 627,3±114,6 0,69±0,01 434,3±73,2 8 MC15 482,7±89,0 0,71±0,01 328,0±73,3 9 MC16 605,3±57,8 0,49±0,01 294,7±31,1 10 MC17 667,3±87,9 0,51±0,10 338,2±46,6
Năng suất thực thu: chỉ tiêu này là mục tiêu cuối cùng của công tác chọn giống và sản xuất cây giống. Năng suất thực thu là kết quả của các điều kiện về ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật chăm sóc tác động lên cây trồng.
Qua bảng kết quả ta thấy, số quả trên các cây được theo dõi dao động 338,0±41,3 quả/cây – 1166,0±265,1 quả/cây, khối lượng quả đạt từ 0,49±0,01 kg/quả - 0,71±0,01 kg/quả, năng suất của các cây đạt 205,0±37,4 kg/cây – 581,1±148,5 kg/cây. Qua quá trình theo dõi, cá thể MC06 có các chỉ tiêu về năng suất là cao nhất do có số quả/ cây là nhiều nhất. Tuy nhiên, khối lượng quả chỉ đạt mức trung bình là 0,05±0,02 kg/quả. Tất cả các cá thể được theo dõi đều có chỉ tiêu về năng suất là cao, so với trung bình năng suất cây bơ trong sản xuất hiện nay chỉ có năng suất trong thời gian thu hoạch từ 150 – 170 kg/cây.
4.3.7. Một số chỉ tiêu về chất lượng quả của các cây bơ được tuyển chọn
* Các chỉ tiêu lý tính:
Để đánh giá một cây bơ tốt hay không, ngoài những chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển người ta đặc biệt chú ý đến chất lượng của quả dựa vào những tiêu chí như: độ ngọt, mùi thơm, mùi thịt quả, tỷ lệ ăn được… Bằng phương pháp đánh giá cảm quan, chúng tôi thu được kết quả
Bảng 4.12. Các chỉ tiêu lý tính quả bơ của các cây bơ được tuyển chọn
STT
Cây đầu dòng
Độ ngọt Mùi thơm Màu thịt quả Tỷ lệ thịt quả (%) Tỷ lệ hạt (%) Tỷ lệ vỏ quả (%) 1 MC01 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 68,8±1,2 28,8±1,1 2,4±0,2 2 MC02 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 67,6±1,9 29,6±1,9 2,8±0,4 3 MC03 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 64,5±1,8 32,4±1,7 3,1±0,2 4 MC04 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 65,3±2,8 32,2±2,7 2,5±0,3 5 MC06 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 66,2±1,5 31,2±1,8 2,6±0,4 6 MC13 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 65,6±1,0 31,6±1,1 2,8±0,2 7 MC14 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 67,6±0,9 29,4±0,9 3,0±0,3 8 MC15 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 65,8±1,9 31,4±1,5 2,8±0,5 9 MC16 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 67,4±0,8 29,6±1,0 3,0±0,7 10 MC17 Ngọt mát Thơm đậm Vàng kem 67,8±1,7 29,8±1,6 2,4±0,1 Tất cả các cây bơ được theo dõi đều có độ ngọt mát, mùi thơm đậm và có màu vàng kem đẹp mắt. Tỷ lệ ăn được của các cá thể bơ theo dõi dao động từ 64,5±1,8 % - 68,8±1,2 %. Tỷ lệ hạt của các cá thể bơ theo dõi dao động từ 28,8±1,1 % - 32,2±2,7 % và tỷ lệ vỏ quả dao động từ 2,4±0,2 % – 3,1±0,2 %. Các thể MC01 có tỷ lệ thịt quả cao nhất, tỷ lệ hạt và vỏ quả là thấp nhất. Tuy nhiên, vỏ quả mỏng thì quả dễ bị dập náp hơn trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
* Các chỉ tiêu hoá tính
Các chỉ tiêu về thành phần sinh hoá của quả bơ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá thành phần dinh dưỡng của quả. Nó liên quan đến quy trình và chất lượng các sản phẩm được chế biến thành các dạng khác nhau. Các chỉ tiêu được theo dõi: hàm lượng đường, hàm lượng chất khô, hàm lượng protein, hàm lượng lipid. Đây là những chỉ tiêu quan trọng thể hiện được chất lượng quả của các cá thể bơ ưu tú. Phân tích trên các mẫu quả chín, chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.13. Các chỉ tiêu sinh hóa quả của các cây bơ được tuyển chọn
STT Cây đầu dòng
Các chỉ tiêu phân tích
Đường tổng Chất khô Protein Lipit TCVN TCVN TCVN TCVN
% chất khô % % chất khô % chất khô
1 MC01 7,72±0,96 23,96±1,26 3,59±0,14 18,53±1,59 2 MC02 9,30±0,44 24,20±1,37 5,04±0,19 19,50±1,24 3 MC03 9,80±0,49 19,29±1,31 4,35±0,20 16,85±0,48 4 MC04 10,38±0,73 21,29±0,84 5,03±0,08 18,04±3,24 5 MC06 10,78±0,72 23,56±1,00 4,37±0,20 18,46±2,67 6 MC13 6,49±0,57 22,65±1,95 5,47±0,26 19,60±1,90 7 MC14 13,70±1,33 19,13±2,33 4,91±0,19 15,47±1,17 8 MC15 10,71±0,53 22,51±1,01 3,51±0,34 18,17±1,13 9 MC16 10,34±0,36 19,15±1,50 5,33±0,32 15,72±0,55 10 MC17 11,46±0,42 22,61±0,88 5,84±0,27 19,46±0,75
Hàm lượng chất khô: đây là một chỉ tiêu đánh giá một trong những yếu tố thể hiện độ sáp của thịt quả. Đây là yếu tố được người tiêu dùng rất quan tâm, thường những giống có độ sáp của thịt quả cao thì người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Hàm lượng chất khô của các cá thể bơ nghiên cứu giao động trong khoảng 19,13±2,33% – 24,20±1,37%. Các giống theo dõi có chất lượng khá tốt, độ sáp được biểu hiện từ cao đến rất cao. Trong đó, có giống MC02 có hàm lượng chất khô trung bình cao nhất 24,20%.
Hàm lượng lipid và protein là 2 chỉ tiêu được quan tâm nhiều nhất trong chọn giống, vì chúng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng quả bơ, dựa vào các chỉ tiêu này để phân loại nhóm bơ trong chế biến công nghiệp. Qua bảng số liệu cho thấy các cá thể bơ khác nhau thì có hàm lượng lipid và protein là khác nhau. Hàm lượng protein của các cá thể bơ dao động từ 3,51±0,34 – 5,84±0,27%. Hàm lượng lipid - đây là chỉ tiêu thể hiện độ béo của thịt quả; hàm lượng lipid của các giống bơ theo dõi có tỷ lệ khá cao, dao động từ 15,47±1,17 – 19,60±1,90 %.
4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CỦA CÁC DÒNG BƠ TUYỂN CHỌN PHƯƠNG PHÁP GHÉP CỦA CÁC DÒNG BƠ TUYỂN CHỌN
Nhân giống bơ bằng phương pháp ghép nhằm đảm bảo hệ số nhân giống cao, đáp ứng được nhu cầu cho người sản xuất, đồng thời đảm bảo chất lượng giống: độ đồng đều, tỷ lệ sống cao sau trồng, sạch bệnh,.... Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây giống như: gốc ghép, mắt ghép, thời vụ ghép, kĩ
thuật ghép,... để đánh giá được ảnh hưởng của những yếu tố nêu trên thì các chỉ tiêu về thời gian nảy mầm và tỷ lệ cây sống sau ghép là những chỉ tiêu đánh giá sát thực nhất. Trong thí nghiệm nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp ghép chồi để tiến hành ghép vào ngày 01/04/2016, qua quá trình theo dõi và ghi chép, tôi thu được kết quả sau:
4.4.1. Thời gian nảy mầm và tỷ lệ sống của các dòng bơ
Bảng 4.14. Thời gian nảy mầm và tỷ lệ ghép sống sau ghép 2 tháng của các dòng bơ của các dòng bơ
STT
Chỉ tiêu Công thức
Thời gian bật mầm sau ghép
(ngày)
(50% số cây theo dõi nảy chồi)
Tỷ lệ ghép sống sau ghép 2 tháng (%) 1 TA31-1 24,5 66,67 2 TA31-2 25,3 70,00 3 TA31-3 26,6 70,00 4 TA44-1 24,0 73,33 5 TA44-2 28,0 76,67 6 TA31-4 25,0 66,67 7 TA44-3 24,6 70,00 8 GC 25,4 73,33
Chỉ tiêu theo dõi về thời gian bật mầm và tỷ lệ sống sau ghép là hai chỉ tiêu bước đầu đánh giá được khả năng nhân giống của các công thức nghiên cứu. Thời gian bật mầm là chỉ tiêu thể hiện độ khoẻ của chồi ghép, qua đó, đánh giá sự tiếp hợp của chồi ghép và gốc ghép. Nếu chồi ghép phù hợp với điều kiện gốc ghép mới thì chồi mất ít thời gian để bật mầm. Ngược lại, nếu chồi ghép không phù hợp thì cây ghép không có khả năng sinh trưởng. Qua bảng theo dõi cho thấy: thời gian nảy chồi của các công thức dao động từ 24,0 – 28,0 ngày. Trong đó, công thức TA44-1 có thời gian bật chồi sớm nhất (24 ngày) và công thức có thời gian bật mầm dài nhất 28 ngày là công thức TA44-2.
Tỷ lệ sống của các công thức được theo dõi cho thấy, 2 tháng sau ghép các công thức có tỷ lệ sống dao động từ 66,67% đến 76,67%. Công thức có tỷ lệ sống sau ghép 2 tháng thấp nhất là công thức TA31-1 và TA31-4 (66,67%), công thức có tỷ lệ sống cao nhất là công thức TA44-1 (76,67%). Tỷ lệ sống của các công thức cũng là một chỉ tiêu đánh giá khả năng nhân giống của các công thức, qua đó nó cũng phản ánh được khả năng thích nghi của cây sau ghép trong điều kiện môi trường tự nhiên mới.
4.4.2. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các dòng bơ sau ghép
Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của cây con sau ghép được đánh giá qua các tiêu chí sau: chiều cao cây, đường kính thân, số lá/chồi. Qua theo dõi các chỉ tiêu này để đánh giá xem các cây con sau ghép có thích hợp phát triển trong điều kiện mới hay không hoặc so sánh sự sinh trưởng của các giống sau ghép để lựa chọn được giống có khă năng sinh trưởng tốt nhất, phù hợp với vùng nghiên cứu và phát triển cây bơ.