Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 39)

3.4.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài gồm 4 nội dung nghiên cứu:

 Nội dung 1: Điều tra về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu.  Nội dung 2: Thực trạng sản xuất bơ tại Mộc Châu – Sơn La.  Nội dung 3: Nghiên cứu tuyển chọn cây bơ đầu dòng.

 Nội dung 4: Nghiên cứu khả năng nhân giống cây bơ đầu dòng bằng phương pháp ghép nêm.

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2.1. Các phương pháp thực hiện trong nội dung 1

 Thực hiện điều tra về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu; - Kế thừa số liệu thứ cấp từ các báo cáo sản xuất nông nghiệp về điều kiện tự nhiên của vùng.

3.4.2.2. Các phương pháp thực hiện trong nội dung 2

 Đánh giá về thực trạng sản xuất bơ tại Mộc Châu – Sơn La

- Sử dụng phương pháp điều tra theo phiếu in sẵn

3.4.2.3. Các phương pháp thực hiện trong nội dung 3

 Thực hiện các công việc điều tra, bình tuyển cây đầu dòng:

- Bước 1: Điều tra, khảo sát chung những vùng trồng bơ có thể tập trung hay phân tán ở các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La;

- Bước 2: Tuyển chọn, xác định những cây bơ ưu tú (tuổi cây, hình thái, năng suất,...);

- Bước 3: Năm thứ nhất: theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng loại bỏ cây không đạt chọn ra các cây bơ ưu tú;

- Bước 4: Năm thứ hai: theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các cây bơ ưu tú. Tổ chức hội đồng đánh giá tuyển chọn cây bơ đầu dòng;

- Bước 5: Lập hồ sơ trình cơ quan chức năng có thẩm quyền công nhận cây đầu dòng.

 Tiêu chuẩn lựa chọn cây đầu dòng và các chỉ tiêu đánh giá cây bơ

- Tiêu chuẩn chọn cây đầu dòng: Được xây dựng trên cơ sở tham khảo tổng hợp tiêu chuẩn về thị trường, thương mại UNECE STANDARD FFV-42 và Codex standard for Avocado – Codex stan 197-1995 của thế giới. Cây tuyển chọn được theo dõi trong 2-3 năm liên tiếp, đạt các tiêu chí sau:

+ Về cây: Tuổi cây ≥ 8 tuổi, cây sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại nghiêm trọng như: Chảy mủ gốc, thối gốc;

+ Về quả: Trọng lượng trung bình ≥ 300 gam, quả tròn đến bầu dục, dễ đóng gói. Vỏ dày ≥ 1mm, dễ bóc. Hàm lượng chất khô ≥ 19 %, tỷ lệ thịt ≥ 65%, màu vàng kem đến vàng đậm, ít hoặc không có xơ, hàm lượng chất béo ≥ 10%. Hạt đóng khít vào thịt quả, nhưng vỏ hạt không dính chặt vào thịt quả, dễ tách hạt khỏi thịt quả khi chín;

+ Thời vụ: có khả năng thu hoạch sớm, chính vụ và muộn.

 Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây bơ ưu tú

- Chu vi gốc: đo tại vị trí phía trên cách mặt đất 5 cm; - Đo chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh ngọn cây;

- Đường kính tán: đo 2 chiều vuông góc Đông Tây – Nam Bắc theo hình chiếu tán cây, lấy trị số trung bình.

* Các đặc điểm thực vật học

- Hình dạng bộ khung, tán của cây; - Hình dạng màu sắc, kích thước của lá.

* Khả năng chống chịu sâu bệnh hại;

- Sâu hại (%): Sâu cắn lá (Seirarctia echo và Feltia subterrania F.), rầy

bông (Pseudococcus citri Risse)...

- Bệnh hại (%): Bệnh thối rễ (do nấm Phytophthora cinnamoni), bệnh đốm lá (Cerocospora purpurea), bệnh khô cành (do nấm Colletotrichum

cloeosporiodes), bệnh héo rũ (do nấm Verticillium albo – atrum) ...

- Phân loại cấp sâu bệnh hại

+ Cấp 0: Không bị nhiễm sâu bệnh hại; + Cấp 1: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại ≤ 30% ;

+ Cấp 2: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh hại từ >30% đến ≤ 70%; + Cấp 3: Tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh > 70%.

* Các chỉ tiêu về chất lượng của cây đầu dòng.

- Tỷ lệ ăn được (%):

+ Thu hoạch quả vào tháng 8 – tháng 9. Lấy 05 quả/ 1 công thức;

+ Quả chín, bóc tách vỏ và hạt. Cân phần thịt quả. Tỷ lệ ăn được tính theo công thức (%): Trọng lượng thịt quả/ trọng lượng quả x 100.

- Màu sắc của quả: Đánh giá bằng cảm quan.

- Khối lượng quả (gam): Lấy 10 quả/1 công thức. Cân khi quả đã chín sinh lý và tính trị số trung bình của quả.

- Hàm lượng đường tổng số (%): Phương pháp xác định hàm lượng đường tổng số theo TCVN 4074-2009.

- Hàm lượng chất khô (%): Phương pháp xác định hàm lượng chất khô theo TCVN 4414-1987.

- Hàm lượng lipit (%): Phương pháp xác định hàm lượng lipid tự do và lipid tổng số theo TCVN 4592-1988.

- Hàm lượng protein (%): Phương pháp xác định hàm lượng protein tổng số theo TCVN 4593-1988.

3.4.2.4. Các phương pháp thực hiện trong nội dung 4

 Bố trí thí nghiệm 2

- Công thức thí nghiệm:

TA31-1 (MC01) TA31-2 (MC02) TA31-3 (MC03) TA44-1 (MC04) TA44-2 (MC14) TA31-4 (MC15) TA44-3 (MC16) GC (MC17)

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên (RCB). Gồm 08 công thức, mỗi công thức 30 bầu. Tổng là 08 x 30 = 240 bầu.

 Phương pháp ghép: Ghép nêm.

Sử dụng chồi cây bơ làm vật liệu ghép. Nên chọn những đoạn ghép ở đầu cành, không quá non (loại đoạn cành vẫn còn màu xanh tươi, độ dài đoạn cành ghép khoảng 10 – 15cm, mỗi đoạn cành nên có ít nhất 3 mắt chồi. Đường kính đoạn cành ghép 0,5 cm.

Cây gốc ghép được nhân giống bằng hạt từ quả đã già, chín và trồng trước khi ghép từ 4 - 5 tháng. Hạt bơ được lấy từ quả bơ sáp tại địa phương. Chọn các cá thể đồng đều có đường kính gốc 0,6cm (được đo tại vị trí cách mặt bầu 20 cm), chiều cao cây đạt 30cm được đo từ mặt bầu tới ngọn, cây gốc ghép có số lá từ 8 – 10 lá, cây không bị sâu bệnh.

 Thời vụ ghép: ghép vào tháng 4

 Phương pháp theo dõi

Theo dõi cây con sau ghép trong giai đoạn vườn ươm:

- Thời gian nảy chồi ghép (ngày). Theo dõi ngày có >50% cây ghép bật chồi kể từ sau ngày ghép;

- Tỷ lệ sống (%): Đếm tổng số cây ghép sống/ tổng số cây ghép sau 2 tháng; - Chiều cao cây (cm): đo từ mặt bầu đến vút ngọn, đo sau ghép 3 tháng và 5 tháng;

- Đường kính đoạn cành ghép (cm): Đo cách chỗ ghép 2-3cm, đo sau ghép 3 tháng và 5 tháng;

- Số lá/ cây: đếm tổng số lá trên cây, đo sau ghép 3 tháng và 5 tháng;

- Thời gian cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn (ngày): Theo dõi ngày có >50% cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn;

- Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%): Số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn/ tổng số cây ghép. (Tiêu chuẩn cây xuất vườn theo tiêu chuẩn quốc gia về cây bơ giống – TCVN 9301:2013).

3.4.2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.

- Quan sát, theo dõi trực tiếp.

- Xử lý các số liệu thu thập được qua quá trình điều tra và các kết quả phân tích bằng chương trình IRRISTART.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU

4.1.1. Nghiên cứu về điều kiện khí hậu

Cây bơ là loại cây có khả năng thích ứng rộng, song không phải trong điều kiện nào thì nó cũng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa... là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chính vì thế, chúng tôi đã tiến hành theo dõi diễn biến thời tiết khí hậu của địa phương trong thời gian nghiên cứu, để đánh giá ảnh hưởng của nó đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng cây trồng.

Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã, do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, lượng mưa trung bình/ năm khoảng 1.560 mm, độ ẩm không khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn các vùng lân cận như TP. Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên. Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam. Qua quá trình theo dõi diễn biến thời tiết tại huyện Mộc Châu, chúng tôi có bảng sau:

Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu tại huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La trong năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu Tháng

Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 1 15,9 16,5 18,9 72,1 84,3 80,3 85,2 91,8 106,2 2 17,6 18,6 15,7 82,0 81,6 73,5 67,7 70,9 92,7 3 25,7 26,5 24,5 87,9 86,1 82,7 31,2 29,4 34,9 4 26,5 29,8 33,1 90,0 78,2 83,0 81,1 80,7 112,1 5 30,8 31,3 32,5 78,6 80,3 85,9 85,2 183,9 161,1 6 30,7 30,1 31,1 88,1 87,5 86,2 120,7 93,7 25,7 7 30,4 31,7 30,2 92,6 88,9 88,5 143,0 178,6 120,1 8 30,1 32,7 32,0 92,1 90,1 91,3 150,7 228,6 208,7 9 28,6 26,7 28,6 91,8 91,7 91,0 98,7 111,7 82,4 10 25,2 29,6 29,7 88,7 87,4 89,9 74,9 66,4 41,2 11 26,1 28,4 25,7 91,9 91,3 88,4 59,7 60,7 34,2 12 17,3 16,8 18,4 80,3 91,3 79,0 13,5 46,6 18,0 TB 25,4 26,6 26,7 86,4 86,6 85,0 84,3 103,5 86,4

* Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra hoa và đậu quả của cây trồng. Khi cây trồng tích đủ được tổng tích ôn cần thiết thì cây trồng sẽ ra hoa. Khoảng nhiệt độ thích hợp mà được cho là phù hợp với cây trồng được thể hiện qua các giới hạn nhiệt độ (nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối ưu) mà ở ngưỡng đó, cây trồng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển được. Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng bơ từ 12 – 280C, cây bơ có thể chịu lạnh với nhiệt độ -70C. Các giống bơ Mexico chịu lạnh tốt nhất còn các giống Antiles chịu lạnh kém nhất nên được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng có tác động rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là sự phát dục của hoa. Nhiệt độ ban đêm là 15 - 200C và ban ngày là 200C, thích hợp cho sự phát triển hoa, tăng trưởng của ống phấn và sinh trưởng các giai đoạn phôi. Qua bảng số liệu cho thấy, nhiệt độ trung bình năm của huyện Mộc Châu dao động từ 25,40C (năm 2014) đến 26,70C (năm 2016), nhiệt độ này rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây bơ. Nói chung, nhiệt độ của huyện Mộc Châu rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây bơ.

* Ẩm độ và lượng mưa: Nước là yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trinh sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và đối với cây nói riêng. Bơ là một loại cây trồng có nhu cầu về lượng nước lớn, tuỳ từng giai đoạn của cây mà cung cấp lượng nước cho phù hợp. Cây bơ không yêu cầu độ ẩm cao nhưng không phải là cây của vùng khô hạn, cây bơ chỉ sinh trưởng phát triển tốt nơi nào có lượng mưa đầy đủ, lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000 – 1.500mm. Tuy nhiên, trong thời kỳ ra hoa cây vẫn cần vài tháng khô hạn để kích thích mầm hoa, nếu trong quá trình ra hoa mà gặp mưa dầm hay ẩm độ quá cao hoa sẽ bị rụng nhiều, không có khả năng thụ phấn. Thời tiết khô mát sẽ thích hợp đậu quả cho hoa. Sau thời kỳ đậu quả, cây cần cung cấp đủ nước để phát triển kích thước. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp không cao quá 200mm/tháng nếu không cây dễ bị thối rễ. Ẩm độ thích hợp để cây bơ phát triển là 75 – 85%, nếu ẩm quá cao làm giảm hàm lượng lipid. Qua bảng số liệu trên cho thấy, lượng mưa trung bình năm của huyện Mộc Châu dao động từ 84,3 mm (năm 2014) đến 103,5 mm (năm 2015), tương đương với tổng lượng mưa cả năm là 1.011mm (năm 2014) đến 1.242mm (năm 2015). Ẩm độ trung bình năm của huyện Mộc Châu tương đối thích hợp với sự phát triển của cây bơ, dao động từ 85,0 – 86,6%. Như vậy, điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Mộc Châu thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bơ.

4.1.2. Nghiên cứu về điều kiện đất đai

Qua quá trình điều tra và tìm hiểu về Mộc Châu - vùng sản xuất bơ hàng hoá tiềm năng trong tương lai, chúng tôi rút ra những đặc điểm chính của điều kiện đất đai của vùng như sau:

* Địa hình:

Đây là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 – 1.050m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng.

Địa hình Mộc Châu thuộc diện đồi bát úp, xen các thung lũng, nương bãi, đồng cỏ tập trung ở độ cao 800 – 1.000m so với mặt nước biển là khu vực quy hoạch của vùng chè.

Địa hình núi đá vôi hiểm trở, được hình thành tập trung ở phía đỉnh cao của cao nguyên và xe lẫn với các lập địa đồi bát úp. Độ dốc của địa hình so với tổng diện tích tự nhiên:

Từ 00 - 150 có 16.458,5 ha chiếm 8,12 % diện tích; Từ 160 - 250 có 13.219,8 ha chiếm 6,52% diện tích; Từ 260 – 350 có 41.088,5 ha chiếm 20,28% diện tích.

Địa hình của đất canh tác thuộc huyện Mộc Châu chủ yếu bằng phẳng chiếm khoảng 65%, phần còn lại có độ dốc từ 00 - 350, chiếm khoảng 35%. Như vậy, diện tích đất canh tác của huyện Mộc Châu là tương đối thuận lợi đối với cây ăn quả nói chung và cây bơ nói riêng.

* Đất đai, thổ nhưỡng

Diện tích đất tự nhiên năm 2015 của huyện Mộc Châu là 107.170 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 33.908,40 ha, chiếm 31,64 %; - Đất lâm nghiệp: 50.161,9 ha, chiếm 46,80%; - Đất chuyên dùng: 3.465,5 ha, chiếm 3,23%; - Đất ở: 860,6 ha chiếm 0,80%;

Bảng 4.2. Diện tích sử dụng các loại đất tại Mộc Châu – Sơn La (năm 2015) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng Tổng diện tích Diện tích (ha) 33.908,40 50.161,9 3.465,5 860,6 18.773,6 107.170 Tỷ lệ (%) 31,64 46,80 3,23 0,80 17,53 100

Nguồn: Niêm giám thống kê năm (2015) Phân chia theo dạng đất thì Mộc Châu có các dạng đất chủ yếu là:

+ Đất đỏ nằm trên đá vôi có 44.552,8 ha, chiếm 22%; + Đất vàng đỏ trên đất sét có 22.074 ha, chiếm 10,9%; + Đất đỏ trên đất đã biến chất có 10.733,2 ha, chiếm 5,3%; + Đất đỏ nằm trên đất cát có 26.326,7ha, chiếm 13%;

+ Đất mùn vàng nhạt trên đất cát có 38.882,5ha, chiếm 19%.

Tầng dầy của đất qua điều tra đánh giá của nhóm nghiên cứu có kết quả là: + Đất có tầng dầy dưới 30cm, chiếm 8% diện tích đất tự nhiên;

+ Đất có tầng dầy từ 30 – 50cm, chiếm 5,7% diện tích đất tự nhiên; + Đất có tầng dầy trên 50cm, chiếm 76,3% diện tích đất tự nhiên; Độ pH từ 4,5 – 6,5; hàm lượng mùn tổng số khoảng 4 – 5%.

Tất các các nền đất canh tác của huyện Mộc Châu thuận lợi cho thoát nước và có độ pH, mùn tổng số thích hợp cho phát triển cây bơ.

4.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT BƠ TẠI MỘC CHÂU – SƠN LA

Tính đến năm 2012, theo thống kê của nhóm nghiên cứu đề tài, diện tích trồng bơ của huyện Mộc Châu – Sơn La được khảo sát và ghi lại trong bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả điều tra về diện tích phát triển cây bơ tại Mộc Châu – Sơn La

Địa chỉ Số cây (cây) Diện tích trồng quy đổi (ha) Số cây > 5 tuổi Diện tích thu hoạch quy đổi (ha)

Năng suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống bằng phương pháp ghép cây bơ đầu dòng để phát triển sản xuất tại mộc châu sơn la (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)