Nghiên cứu biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nông sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 28 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước

2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nông sản

Theo kết quả điều tra của FAO, hàng năm trên thế giới, mức tổn thất lương thực trong kho bảo quản từ 6 - 10%, ở Hoa Kỳ là 5% so với tổng số lương

thực sản xuất. Ở các nước thuộc Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi, mức thiệt hại này là 10%, riêng ở các nước có trình độ bảo quản nơng sản cịn thấp và vùng khí hậu nhiệt đới thì mức tổn thất lương thực lên đến 20%. Sự tổn thất lương thực trong kho, phần lớn là do sâu mọt gây ra (Vũ Quốc Trung, 2008). Chính vì vậy nghiên cứu biện pháp phịng trừ cơn trùng gây hại trong kho nơng sản là rất cần thiết.

2.3.3.1. Biện pháp sinh học

Từ lâu con người đã biết sử dụng các loại thực vật để phòng trừ các lồi cơn trùng gây hại như sử dụng lá cây xoan, cỏ mật, cây ruốc cá, thuốc lá, thuốc lào,… Thuốc thảo mộc được sử dụng để phòng trừ cơn trùng gây hại dưới nhiều hình thức như dùng tươi, khơ, chiết lấy dịch hoặc hoạt chất sau đó dùng ngâm, tẩm, trộn, phun. Đối với nhóm cơn trùng hại kho, ở nước ta cũng đã có một số kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc thảo mộc như dùng bột cây ruốc cá để phòng trừ mọt hại ngô, cây thàn mát đối với một số lồi cơn trùng cánh cứng (Bùi Công Hiển, 1995).

Hoàng Hồ (1999), đã nghiên cứu và thử nghiệm chế phẩm sinh học cho phịng trừ cơn trùng hại kho. Kết quả thử nghiệm chế phẩm BT với mọt ngô (Sitophilus zeamais) cho hiệu quả cao, nhưng lại khơng có hiệu quả đối với mọt bột đỏ (Tribolium castaneum).

Bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes) là loài thiên địch khá phổ biến trong các kho nơng sản. Ở nước ta, đã có một số kết quả nghiên cứu bước đầu về sử dụng lồi bọ xít bắt mồi này để phịng trừ mọt hại kho (Dương Minh Tú, 2005).

Các chế phẩm thảo mộc dạng bột có hiệu lực cao trong phịng trừ mọt gạo (S. oryzae), liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo mộc dạng bột từ cây dầu giun (C. ambrrosioides)là 2,0g/100g thức ăn, từ vỏ cây quế (C. cassia) là 3,5g/100g thức ăn, từ lá và quả cây xoan (M. azedarach) là 4,0g/100g thức ăn, từ lá cây khuynh diệp (E. paniculata) là 4,5g/100g thức ăn.Các chế phẩm thảo mộc dạng bột có hiệu lực cao trong phịng trừ mọt ngô (S. zeamais), liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo mộc dạng bột từ cây dầu giun (C. ambrrosioides)là 2,0g/100g thức ăn, từ vỏ cây quế (C. cassia) là 4,5g/100g thức ăn, từ lá và quả cây xoan (M. azedarach) là 4,5g/100g thức ăn.Các chế phẩm thảo mộc dạng bột có hiệu lực cao trong phịng trừ mọt thóc đỏ(T. castaneum), liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo mộc dạng bột từ cây dầu giun (C. ambrrosioides)là 3,5g/100g

thức ăn, từ vỏ cây quế (C. cassia) là 4,5g/100g thức ăn, từ lá cây khuynh diệp (E. paniculata) là 3,0g/100g thức ăn.Các chế phẩm thảo mộc dạng bột có hiệu lực cao trong phịng trừ mọt khuẩn đen A. diaperinus, liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo mộc dạng bột từ cây dầu giun (C. ambrrosioides)là 3,0g/100g thức ăn, từ vỏ cây quế (C. cassia) là 3,5g/100g thức ăn (Hoàng Thị Kim Dung, 2009).

2.3.3.2. Biện pháp cơ giới vật lý

Biện pháp xử lý nhiệt: Theo Vũ Quốc Trung (2008), khi xử lý ở điều kiện nhiệt độ 60°C đối với pha trưởng thành của 5 loài mọt hại kho là mọt gạo, mọt đục hạt, mọt khuẩn đen A. diaperinus, mọt bột đỏ và mọt râu dài thì chúng chỉ sống được trung bình từ 17 - 46 phút.

Bụi trơ: Bụi trơ được làm từ các vật liệu khác nhau, từ thực vật như tro trấu, tro gỗ hay từ khoáng vật như bột đất, cao lanh… Tùy theo tính chất của bụi trơ có thể dùng với tỷ lệ 1 - 30% so với trọng lượng hạt bảo quản.

Chiếu xạ: Ở nước ta, đã có một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng tia bức xạ gamma trong phịng trừ cơn trùng hại kho (Bùi Công Hiển, 1995).

Mỗi loại cơn trùng ưu chuộng một thứ thức ăn thích hợp. Có loại ăn được nhiều sản phẩm, nhưng cũng có loại chỉ ăn được một loại. Mọt đậu xanh (Bruchus chinensis L.) phá hoại hạt đậu xanh tới 100% nhưng với đậu đen chỉ phá 30%. Nguồn thức ăn không đầy đủ hoặc khơng thích hợp sẽ hãn chế hoặc tiêu diệt sự sinh sản của cơn trùng. Chẳng hạn, lồi mọt thóc lớn (Tenebroides mauritanicus L.) nếu sinh sống trong ngơ, lúa mì thì vịng đời chỉ 68 ngày, cịn nếu sống trong kho đại mạnh, gạo xay thì được 83 ngày đến 108 ngày. Mọt gạo (Sitophitus oryzae L.) nếu sống ở thóc thì sinh sản rất nhanh, nhưng sẽ bị tiêu diệt khi sống ở hạt đậu. Nắm vững từng loại thức ăn thích hợp của cơn trùng, tác dụng chi phối tương đối có hiệu quả của thức ăn trong quá trình bảo quản, cần chú trọng nghiên cứu các loại đối tượng thức ăn thích hợp, có thể xử lý kịp thời để ngăn chặn sự phá hoại của cơn trùng bằng cách ln chuyển hàng hóa nơng sản chứa trong kho, hạn chế không để cho côn trùng phát sinh ở những loại thức ăn thích hợp (Chu Thị Thơm và cs., 2006).

2.3.3.3. Biện pháp hóa học

Hoạt động sống của cơn trùng rất tinh vi, phức tạp và được tạo nên dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh điều hoà mọi hoạt động sống của cơ thể là cầu nối cơ quan cảm giác với các cơ quan khác trong cơ thể cấu thành nên

sự hoạt động nhịp nhàng trong hệ thống sống. Một trong chuỗi hoạt động sống này bị tác động của chất độc, thế cân bằng trong hệ bị phá vỡ, hoạt động sống bị ngừng trệ và cơ thể côn trùng bị tử vong (Trần Quang Hùng, 1999).

Một số loại thuốc hóa học như Actellic, DDVP, Sumithion, Deltamethrin và Permethrin đã được sử dụng ở nước ta để phịng trừ cơn trùng gây hại trong kho. Tuy nhiên, chỉ có thuốc Sumithion là được sử dụng rộng rãi do có hiệu quả đối với nhiều lồi cơn trùng hại kho (Dương Minh Tú, 2005). Sử dụng Cypermethrin phun xử lý diệt côn trùng kho đạt hiệu quả 90% và có khả năng duy trì mật độ cơn trùng ở mức cho phép trong vịng 2 - 3 tháng. Khử trùng xơng hơi (Fumigation) là biện pháp kỹ thuật sử dụng hố chất có khả năng bốc hơi hoặc thăng hoa để diệt trừ sinh vật gây hại trong khơng gian kín theo u cầu. Đối tượng gây hại trên thực vật và sản phẩm thực vật có thể diệt trừ bằng biện pháp khử trùng là côn trùng, chuột, tuyến trùng, nấm,…. Biện pháp khử trùng xông hơi trên hàng hố, nơng sản đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới từ trên 50 năm nay. Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu dùng thuốc xơng hơi để xử lý phịng trừ đối với côn trùng gây hại trong kho.

Hoạt chất nhôm phosphua (phosphine) được dùng để khử trùng cho sâu mọt, chuột...cho lúa mì, thóc gạo, cà phê, các loại hạt giống và dược liệu... nhưng không được dùng khử trùng cho rau, quả tươi và các loại hàng hố có thuỷ phần trên 18%. Lượng dùng 1,5 - 2 g PH3/m3 hàng hoá, hay 0,1 - 0,15 g PH3/m3 kho không chứa hàng. Thời gian khử trùng kéo dài 7 ngày ở nhiệt độ 12 - 17°C, 5 ngày ở nhiệt 21 - 25°C và 4 ngày ở nhiệt độ 26°C.Nếu sử dụng liều lượng 4 viên/tấn hàng (3 g/viên) thời gian tái sinh của sâu hại nhanh, do không diệt trùng triệt để. Thuốc sử dụng đơn giản, an tồn với mơi trường xung quanh. Lương thực nông sản xử lý bằng nhôm phosphua không bị thay đổi màu sắc, mùi vị và chất lượng dinh dưỡng. Khả năng thẩm thấu, khuếch tán thuốc tốt, nên có thể diệt được sâu hại ở mọi vị trí trong khối hàng. Thuốc có thể diệt được 100% sâu hại cách vị trí đặt thuốc 2,5 m (Vũ Quốc Trung, 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)