Xác định khả năng gây hạı của mọt khuẩn đen A.diaperinus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 67 - 70)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái mọt khuẩn đen A.diaperinus

4.3.7. Xác định khả năng gây hạı của mọt khuẩn đen A.diaperinus

Để nghiên cứu khả năng gây hại của mọt khuẩn đen A. Diaperinus. Chúng tơi bố trí thí nghiệm một hộp đường kính 25cm, cao 20 cm đựng 500 gam thức ăn có thả mọt khuẩn đen A. diaperinus được lấy từ hộp nuôi nguồn. Số lượng trưởng thành thả ban đầu là 15 cặp (đực – cái)/công thức. Thời điểm kiểm tra thí nghiệm sau 30, 60, 90 và 120 ngày,kết quả được thể hiện ở bảng 4.14 và bảng 4.15:

Kết quả trong 4.14 thể hiện: Sau 30 ngày, số lượng mọt khuẩn đen A. diaperinus trong mỗi thí nghiệm đều giảm từ 30 trưởng thành/cơng thức xuống lần lượt là 16,67 và 25,33 (trưởng thành/công thức) ở nhiệt độ tương ứng là 25oC và 30oC . Sau 60 ngày số lượng mọt tăng nhanh, đạt 28,67 và 78,00 (trưởng thành/công thức) lần lượt ở 25oC và 30oC. Sau 90 ngày, số lượng mọt tiếp tục tăng mạnh, lên đến 118,33 và 185,00 (trưởng thành/công thức) lần lượt ở 25oC và 30oC. Sau 120 ngày số lượng mọt cao nhất là 142,00 và 240,67 (trưởng thành/công thức). Dựa theo kết quả thu được, ở nhiệt độ 30oC số lượng mọt khuẩn đen A. diaperinus tăng nhiều hơn so với nhiệt độ 25oC trong điều kiện nuôi trên bột ngô.

Bảng 4.14. Khả năng gây hại của mọt khuẩn đen A. diaperinus trên bột ngô

Thời điểm theo dõi (ngày)

Chỉ tiêu theo dõi Nhiệt độ (

oC) LSD 0,05 CV % 25 30 30 Số lượng (trưởng thành) 16,67 ± 3,79 25,33 ± 1,43 Trọng lượng hao hụt (gam) 22,00 ± 4,97 43,33 ± 10,34

Tỷ lệ hao hụt (%) 2,40a 8,67b 2,36 18,8 60 Số lượng (trưởng thành) 28,67 ± 3,79 76,00 ± 6,57 Trọng lượng hao hụt (gam) 72,67 ± 14,97 117,33 ± 12,50 Tỷ lệ hao hụt (%) 14,53a 23,47b 2,51 5,8 90 Số lượng (trưởng thành) 67,67 ± 10,34 159,00 ± 18,75 Trọng lượng hao hụt (gam) 118,33 ± 14,97 185,00 ± 14,90 Tỷ lệ hao hụt (%) 23,67a 37,00a 2,72 4,0 120 Số lượng (trưởng thành) 89,67 ± 11,75 172,67 ± 5,17 Trọng lượng hao hụt (gam) 142,00 ± 9,94 240,67 ± 39,93 Tỷ lệ hao hụt (%) 28,40a 48,13b 16,2 4 18,8

Ghi chú: Nhắc lại 03 lần; Trong phạm vi hàng các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05; Thức ăn (bột ngô); RH%= 70%; Thời điểm bắt đầu thí nghiệm (30 cá thể/cơng thức, thức ăn

500 g/công thức).

Cùng với sự tăng trưởng về quần thể mọt khuẩn đen A. diaperinus là sự hao hụt về trọng lượng của bột ngơ trong thí nghiệm. Sau 30 ngày số lượng mọt chưa nhiều, trọng lượng sắn ít thay đổi. Sau 60 ngày thí nghiệm, tỷ lệ hao hụt trọng lượng bột ngô ở nhiệt độ 25oC và 30oC lần lượt là: 14,53% và 23,47%. Sau 90 ngày, tỷ lệ hao hụt trọng lượng bột ngô ở nhiệt độ 25oC và 30oC lần lượt là: 23,67% và 37,00%. Sau 120 ngày theo dõi, tỷ lệ hao hụt trọng lượng bột ngô tiếp tục tăng và ở nhiệt độ 25oC và 30oC lần lượt là 28,40% và 48,13%. Qua các mỗi thời điểm theo dõi, mọt khuẩn đen A. diaperinus ở nhiệt độ 30oC có tỷ lệ hao hụt trọng lượng bột ngô luôn cao hơn ở nhiệt độ 25oC và sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05. Từ số liệu trên có thể nhận thấy, nhiệt độ 30oC thích hợp cho mọt khuẩn đen A. diaperinus gây hại và gia tăng quần thể hơn so với nhiệt độ 25oC.

Bảng 4.15. Khả năng gây hại của mọt khuẩn đen A. diaperinus trên bột gạo

Thời điểm theo dõi

(ngày) Chỉ tiêu theo dõi

Nhiệt độ (oC) LSD0,0 5 CV % 25 30 30 Số lượng (trưởng thành) 14,33 ± 2,87 23,33 ± 1,43 Trọng lượng hao hụt (gam) 9,33 ± 1,43 40,67 ± 3,97

Tỷ lệ hao hụt (%) 1,87a 8,13b 0,52 4,6

60

Số lượng (trưởng thành) 25,33 ± 2,87 72,67 ± 5,17 Trọng lượng hao hụt (gam) 62,00 ± 7,45 104,33 ± 8,72

Tỷ lệ hao hụt (%) 12,40a 20,87b 1,48 3,9 90 Số lượng (trưởng thành) Trọng lượng hao hụt (gam) 98,00 ± 14,90 157,00 ± 13,14 43,67 ± 7,99 131,00 ± 17,91

Tỷ lệ hao hụt (%) 19,60a 31,40b 2,56 4,4 120 Số lượng (trưởng thành) Trọng lượng hao hụt (gam) 131,00 ± 13,83 193,67 ± 41,14 74,67 ± 11,74 154,67 ± 11,2

Tỷ lệ hao hụt (%) 26,20a 38,73b 5,59 7,6

Ghi chú: Nhắc lại 03 lần; Trong phạm vi hàng các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05; Thức ăn (bột gạo); RH%= 70%; Thời điểm bắt đầu thí nghiệm (30 cá thể/công thức, thức ăn

500 g/công thức).

Kết quả trong bảng 4.15 thể hiện: Sau 30 ngày, số lượng mọt khuẩn đen A. diaperinus trong mỗi thí nghiệm đều giảm từ 30 trưởng thành/công thức xuống lần lượt là 14,33 và 23,33 (trưởng thành/công thức) ở nhiệt độ tương ứng là 25oC và 30oC . Sau 60 ngày số lượng mọt tăng nhanh, đạt 25,33 và 72,67 (trưởng thành/công thức) lần lượt ở 25oC và 30oC. Sau 90 ngày, số lượng mọt tiếp tục tăng mạnh, lên đến 43,67 và 131,00 (trưởng thành/công thức) lần lượt ở 25oC và 30oC. Sau 120 ngày số lượng mọt cao nhất là 131,00 và 193,67 (trưởng thành/công thức). Dựa theo kết quả thu được, ở nhiệt độ 30oC số lượng mọt khuẩn đen A. diaperinus tăng nhiều hơn so với nhiệt độ 25oC trong điều kiện nuôi trên bột gạo.

Cùng với sự tăng trưởng về quần thể mọt khuẩn đen A. diaperinus là sự hao hụt về trọng lượng của bột gạo trong thí nghiệm. Sau 30 ngày số lượng mọt chưa nhiều, trọng lượng sắn ít thay đổi. Sau 60 ngày thí nghiệm, tỷ lệ hao hụt trọng lượng bột gạo ở nhiệt độ 25oC và 30oC lần lượt là: 12,40% và 20,87%. Sau 90 ngày, tỷ lệ hao hụt trọng lượng bột gạo ở nhiệt độ 25oC và 30oC lần lượt là: 19,60% và 31,40%. Sau 120 ngày theo dõi, tỷ lệ hao hụt trọng lượng bột gạo tiếp tục tăng và ở nhiệt độ 25oC và 30oC lần lượt là 26,20% và 38,73%. Qua các thời

điểm theo dõi, mọt khuẩn đen A. diaperinus ở nhiệt độ 30oC có tỷ lệ hao hụt trọng lượng bột gạo luôn cao hơn ở nhiệt độ 25oC và sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05. Từ số liệu trên có thể nhận thấy, nhiệt độ 30oC thích hợp cho mọt khuẩn đen A. diaperinus gây hại và gia tăng quần thể hơn so với nhiệt độ 25oC.

Qua 2 bảng 4.14 và 4.15, mọt khuẩn đen A. diaperinus ưa thích bột ngơ hơn bột gạo, trên bột ngô mọt khuẩn đen A. diaperinus luôn đạt mật độ cao hơn với tốc độ gia tăng số lượng nhanh hơn dẫn đến tỷ lệ hao hụt trọng lượng lớn hơn khi nuôi trên bột gạo trong cùng điều kiện nhiệt độ. Tại thời điểm 120 ngày sau khi bắt đầu nuôi ở nhiệt độ 25oC, trên bột ngô số lượng mọt là 89,67 trưởng thành, tỷ lệ hao hụt thức ăn là 28,4%, trên bột gạo số lượng mọt là 74,67 trưởng thành, tỷ lệ hao hụt thức ăn là 26,2%. Tại thời điểm 120 ngày sau khi bắt đầu nuôi ở nhiệt độ 30oC, trên bột ngô số lượng mọt là 172,67 trưởng thành, tỷ lệ hao hụt thức ăn là 48,13%, trên bột gạo số lượng mọt là 154,67 trưởng thành, tỷ lệ hao hụt thức ăn là 38,73%, kết quả này tương tự Hoàng Trần Anh (2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)