Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và sinh thái học mọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 26)

Theo kết quả điều tra của Nguyễn Quý Dương và cs. (2009), trên mặt hàng đậu đỗ đã xác định được 4 loài thuộc họ mọt Bruchidae và lần đầu tiên phát hiện thấy loài mọt đậu (Callosobruchus analis F.).

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và sinh thái học mọt khuẩn đen A. diaperinus. khuẩn đen A. diaperinus.

Theo Hoàng Trần Anh (2010), một số đặc điểm hình thái các pha phát dục của mọt khuẩn đen A. diaperinus nuôi trên thức ăn là bột ngô ở nhiệt độ 30°C ẩm độ 70%:

- Trưởng thành đực và trưởng thành cái mọt khuẩn đen Alphitobiusdiaperinus (Panzer) màu nâu đỏ, có ánh bóng, cơ thể có dạng hình bầu dục có nhiều lông nhỏ bao phủ, đầu thành hình bán cầu sát vào ngực trước nếu nhìn từ mặt lưng thì không thấy đầu. Râu hình răng cưa có 11 đốt. Ở nhiệt độ 30°C, trưởng thành đực có chiều dài khoảng 5,83 mm, chiều rộng khoảng 2,35

mm; trưởng thành cái có chiều dài khoảng 6,22 mm, chiều rộng khoảng 2,07 mm. Trưởng thành cái có kích thước lớn hơn trưởng thành đực.

- Pha trứng: Trứng có hình bầu dục, màu trắng nhạt, một đầu có núm nhỏ nhô ra. Chiều dài đạt khoảng 1,79 mm và chiều rộng khoảng 0,51 mm.

- Sâu non mọt khuẩn đen A. diaperinus có 8 tuổi. Khi mới nở sâu non có màu trắng sữa, lúc này sâu non thẳng và hoạt bát, khác với sâu non đẫy sức. Khi lớn lên hoạt động của sâu chậm chạp và thân cong lại hình chữ C, cơ thể màu vàng trắng nhạt, trên mình có nhiều lông rất nhỏ, dài. Cơ thể phân khúc với phần bụng thon nhỏ, phân đốt với ba cặp chân rất bé trên ngực và một chân giả ở bụng ở phía đằng sau. Kích thước sâu non biến đổi từ tuổi 1 đến tuổi 8 có sự sai khác rõ rệt. Chiều dài cơ thể trung bình từ 1,51 - 11,70 mm; chiều rộng cơ thể trung bình từ 0,61 - 1,66 mm.

- Pha nhộng: Nhộng của mọt khuẩn đen A. diaperinus có màu trắng sữa, có thể quan sát bằng mắt thường thấy rõ các chi phụ và cánh không dính sát vào cơ thể, phần tấm lưng ngực và cánh to hơn nhiều so với phần bụng, nhìn thấy rõ 2 mắt của nhộng nổi lên. Ở nhiệt độ 30°C nhộng có chiều dài khoảng 7,10 mm, chiều rộng khoảng 3,25 mm.

- Vòng đời: Vòng đời của mọt khuẩn đen A. diaperinus từ 54 - 65 ngày ở 25°C, trung bình 61,23 ngày, và 32 - 41 ngày ở 30°C trung bình 38,46 ngày.

Theo Hoàng Thị Kim Dung (2009), Vòng đời của mọt khuẩn đen A. diaperinus trải qua 4 pha phát dục, trứng, sâu non có 8 tuổi, nhộng và trưởng thành; trong điều kiện nhiệt độ 32,7oC, 66,0%RH, thời gian phát triển từ trứng đến vũ hóa trưởng thành đẻ quả trứng đầu tiên là 56 ngày, thời gian sống của trưởng thành tùy thuộc vào điều kiện môi trường (từ 2 tháng đến 1 năm). Tỷ lệ sống sót của mọt khuẩn đen A. diaperinus từ 100 quả trứng ban đầu cho đến khi vũ hóa thành con trưởng thành đạt tỷ lệ khoảng 37,38%.

Theo Bùi Minh Hồng và Nguyễn Thị Huyền (2016), mọt khuẩn đen A. diaperinus khi nuôi ở nhiệt độ 25°C, ẩm độ 75% trên thức ăn là phân gà, cám gà, hỗn hợp và bột ngô thì hình thái của mọt khuẩn đen nuôi trên bột ngô cho kích thước lớn nhất và thức ăn là phân gà có kích thước là nhỏ nhất. Vòng đời của mọt khuẩn đen A. diaperinus dài nhất là 58,5 ngày khi nuôi thức ăn là phân gà và ngắn nhất là 44 ngày khi nuôi thức ăn là hỗn hợp.

Theo Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (2007), đặc điểm hình thái pha trưởng thành mọt khuẩn đen A. diaperinus: thân dài 4,5 – 8mm, toàn thân màu nâu đỏ đến đen, có ánh bóng. Mắt bị phân chia bởi đường viền cạnh ở đầu, còn chừa lại 1 mắt nhỏ. Mảnh lưng ngực trước có mép trước cong, mép sau không cong, hai cạnh phía dưới gần như song song. Chấm lõm trên cánh thưa. Trưởng thành giống như mọt khuẩn nhỏ Alphitobius leaviagatus F., chúng thường xuất hiện cùng nhau, phân biệt nhau ở một số điểm sau ở pha trưởng thành:

Alphitobius diaperinus (Panzer) Alphitobius leaviagatus F. - Thân dài 4,5 – 8mm (lớn).

- Toàn thân màu nâu đỏ đến đen, có ánh bóng.

- Mắt bị phân chia bởi đường viền cạnh ở đầu, còn chừa lại 1 mắt nhỏ.

- Mảnh lưng ngực trước có mép trước cong, mép sau không cong, hai cạnh phía dưới gần như song song.

- Chấm lõm trên cánh cứng thưa.

- Thân dài 3,5 - 5mm (nhỏ hơn).

- Toàn thân màu nâu đen, không có ánh bóng.

- Mắt bị phân chia bởi đường viền cạnh ở đầu, còn chừa lại 3-4 mắt nhỏ.

- Mảnh lưng ngực cong đều ở cả mép trước và mép sau, hai cạnh hơi khum đều. - Chấm lõm trên cánh cứng dày.

Mọt khuẩn đen xuất hiện trong kho ngũ cốc, tấm, cám đã bị hư mốc và phá các sản phẩm gia công chế biến, chủ yếu là những sản phẩm ẩm ướt, mất phẩm chất. Mọt không xuất hiện ở những sản phẩm khô ráo, mức độ phá hoại tương đối lới ở tất cả mọi nơi. Dạng trưởng thành hình bầu dục dài 6,7-7 mm, rộng 3-3,2 mm màu đen và nâu đậm. Râu 11 đốt hình răng cưa. Mọt cái mỗi năm đẻ 2-3 lứa, mỗi đời đẻ được khoảng 115 trứng. Sâu non khi lớn dài 11-13 mm hình ống, tròn lưng hơi cao lên, mỗi đốt có màu đen nâu phía trước và màu nâu đỏ phía sau, đuôi nhọn, sâu non leo bò rất nhanh, cũng thích ăn hại các loại bột ẩm. Nhộng dài 6-8 mm đầu và ngực to, hai bên bụng có 5 hàng gai đen. Loại mọt này sống tập trung hoạt động nhanh, có tính giả chết, thường ăn thịt lẫn nhau (Chu Thị Thơm và cs., 2006).

2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nông sản

Theo kết quả điều tra của FAO, hàng năm trên thế giới, mức tổn thất lương thực trong kho bảo quản từ 6 - 10%, ở Hoa Kỳ là 5% so với tổng số lương

thực sản xuất. Ở các nước thuộc Châu Á, Châu Mỹ La tinh và Châu Phi, mức thiệt hại này là 10%, riêng ở các nước có trình độ bảo quản nông sản còn thấp và vùng khí hậu nhiệt đới thì mức tổn thất lương thực lên đến 20%. Sự tổn thất lương thực trong kho, phần lớn là do sâu mọt gây ra (Vũ Quốc Trung, 2008). Chính vì vậy nghiên cứu biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho nông sản là rất cần thiết.

2.3.3.1. Biện pháp sinh học

Từ lâu con người đã biết sử dụng các loại thực vật để phòng trừ các loài côn trùng gây hại như sử dụng lá cây xoan, cỏ mật, cây ruốc cá, thuốc lá, thuốc lào,… Thuốc thảo mộc được sử dụng để phòng trừ côn trùng gây hại dưới nhiều hình thức như dùng tươi, khô, chiết lấy dịch hoặc hoạt chất sau đó dùng ngâm, tẩm, trộn, phun. Đối với nhóm côn trùng hại kho, ở nước ta cũng đã có một số kết quả nghiên cứu về sử dụng thuốc thảo mộc như dùng bột cây ruốc cá để phòng trừ mọt hại ngô, cây thàn mát đối với một số loài côn trùng cánh cứng (Bùi Công Hiển, 1995).

Hoàng Hồ (1999), đã nghiên cứu và thử nghiệm chế phẩm sinh học cho phòng trừ côn trùng hại kho. Kết quả thử nghiệm chế phẩm BT với mọt ngô (Sitophilus zeamais) cho hiệu quả cao, nhưng lại không có hiệu quả đối với mọt bột đỏ (Tribolium castaneum).

Bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes) là loài thiên địch khá phổ biến trong các kho nông sản. Ở nước ta, đã có một số kết quả nghiên cứu bước đầu về sử dụng loài bọ xít bắt mồi này để phòng trừ mọt hại kho (Dương Minh Tú, 2005).

Các chế phẩm thảo mộc dạng bột có hiệu lực cao trong phòng trừ mọt gạo (S. oryzae), liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo mộc dạng bột từ cây dầu giun (C. ambrrosioides)là 2,0g/100g thức ăn, từ vỏ cây quế (C. cassia) là 3,5g/100g thức ăn, từ lá và quả cây xoan (M. azedarach) là 4,0g/100g thức ăn, từ lá cây khuynh diệp (E. paniculata) là 4,5g/100g thức ăn.Các chế phẩm thảo mộc dạng bột có hiệu lực cao trong phòng trừ mọt ngô (S. zeamais), liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo mộc dạng bột từ cây dầu giun (C. ambrrosioides)là 2,0g/100g thức ăn, từ vỏ cây quế (C. cassia) là 4,5g/100g thức ăn, từ lá và quả cây xoan (M. azedarach) là 4,5g/100g thức ăn.Các chế phẩm thảo mộc dạng bột có hiệu lực cao trong phòng trừ mọt thóc đỏ(T. castaneum), liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo mộc dạng bột từ cây dầu giun (C. ambrrosioides)là 3,5g/100g

thức ăn, từ vỏ cây quế (C. cassia) là 4,5g/100g thức ăn, từ lá cây khuynh diệp (E. paniculata) là 3,0g/100g thức ăn.Các chế phẩm thảo mộc dạng bột có hiệu lực cao trong phòng trừ mọt khuẩn đen A. diaperinus, liều lượng thích hợp của chế phẩm thảo mộc dạng bột từ cây dầu giun (C. ambrrosioides)là 3,0g/100g thức ăn, từ vỏ cây quế (C. cassia) là 3,5g/100g thức ăn (Hoàng Thị Kim Dung, 2009).

2.3.3.2. Biện pháp cơ giới vật lý

Biện pháp xử lý nhiệt: Theo Vũ Quốc Trung (2008), khi xử lý ở điều kiện nhiệt độ 60°C đối với pha trưởng thành của 5 loài mọt hại kho là mọt gạo, mọt đục hạt, mọt khuẩn đen A. diaperinus, mọt bột đỏ và mọt râu dài thì chúng chỉ sống được trung bình từ 17 - 46 phút.

Bụi trơ: Bụi trơ được làm từ các vật liệu khác nhau, từ thực vật như tro trấu, tro gỗ hay từ khoáng vật như bột đất, cao lanh… Tùy theo tính chất của bụi trơ có thể dùng với tỷ lệ 1 - 30% so với trọng lượng hạt bảo quản.

Chiếu xạ: Ở nước ta, đã có một số kết quả nghiên cứu về việc sử dụng tia bức xạ gamma trong phòng trừ côn trùng hại kho (Bùi Công Hiển, 1995).

Mỗi loại côn trùng ưu chuộng một thứ thức ăn thích hợp. Có loại ăn được nhiều sản phẩm, nhưng cũng có loại chỉ ăn được một loại. Mọt đậu xanh (Bruchus chinensis L.) phá hoại hạt đậu xanh tới 100% nhưng với đậu đen chỉ phá 30%. Nguồn thức ăn không đầy đủ hoặc không thích hợp sẽ hãn chế hoặc tiêu diệt sự sinh sản của côn trùng. Chẳng hạn, loài mọt thóc lớn (Tenebroides mauritanicus L.) nếu sinh sống trong ngô, lúa mì thì vòng đời chỉ 68 ngày, còn nếu sống trong kho đại mạnh, gạo xay thì được 83 ngày đến 108 ngày. Mọt gạo (Sitophitus oryzae L.) nếu sống ở thóc thì sinh sản rất nhanh, nhưng sẽ bị tiêu diệt khi sống ở hạt đậu. Nắm vững từng loại thức ăn thích hợp của côn trùng, tác dụng chi phối tương đối có hiệu quả của thức ăn trong quá trình bảo quản, cần chú trọng nghiên cứu các loại đối tượng thức ăn thích hợp, có thể xử lý kịp thời để ngăn chặn sự phá hoại của côn trùng bằng cách luân chuyển hàng hóa nông sản chứa trong kho, hạn chế không để cho côn trùng phát sinh ở những loại thức ăn thích hợp (Chu Thị Thơm và cs., 2006).

2.3.3.3. Biện pháp hóa học

Hoạt động sống của côn trùng rất tinh vi, phức tạp và được tạo nên dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Hệ thần kinh điều hoà mọi hoạt động sống của cơ thể là cầu nối cơ quan cảm giác với các cơ quan khác trong cơ thể cấu thành nên

sự hoạt động nhịp nhàng trong hệ thống sống. Một trong chuỗi hoạt động sống này bị tác động của chất độc, thế cân bằng trong hệ bị phá vỡ, hoạt động sống bị ngừng trệ và cơ thể côn trùng bị tử vong (Trần Quang Hùng, 1999).

Một số loại thuốc hóa học như Actellic, DDVP, Sumithion, Deltamethrin và Permethrin đã được sử dụng ở nước ta để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho. Tuy nhiên, chỉ có thuốc Sumithion là được sử dụng rộng rãi do có hiệu quả đối với nhiều loài côn trùng hại kho (Dương Minh Tú, 2005). Sử dụng Cypermethrin phun xử lý diệt côn trùng kho đạt hiệu quả 90% và có khả năng duy trì mật độ côn trùng ở mức cho phép trong vòng 2 - 3 tháng. Khử trùng xông hơi (Fumigation) là biện pháp kỹ thuật sử dụng hoá chất có khả năng bốc hơi hoặc thăng hoa để diệt trừ sinh vật gây hại trong không gian kín theo yêu cầu. Đối tượng gây hại trên thực vật và sản phẩm thực vật có thể diệt trừ bằng biện pháp khử trùng là côn trùng, chuột, tuyến trùng, nấm,…. Biện pháp khử trùng xông hơi trên hàng hoá, nông sản đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới từ trên 50 năm nay. Hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu dùng thuốc xông hơi để xử lý phòng trừ đối với côn trùng gây hại trong kho.

Hoạt chất nhôm phosphua (phosphine) được dùng để khử trùng cho sâu mọt, chuột...cho lúa mì, thóc gạo, cà phê, các loại hạt giống và dược liệu... nhưng không được dùng khử trùng cho rau, quả tươi và các loại hàng hoá có thuỷ phần trên 18%. Lượng dùng 1,5 - 2 g PH3/m3 hàng hoá, hay 0,1 - 0,15 g PH3/m3 kho không chứa hàng. Thời gian khử trùng kéo dài 7 ngày ở nhiệt độ 12 - 17°C, 5 ngày ở nhiệt 21 - 25°C và 4 ngày ở nhiệt độ 26°C.Nếu sử dụng liều lượng 4 viên/tấn hàng (3 g/viên) thời gian tái sinh của sâu hại nhanh, do không diệt trùng triệt để. Thuốc sử dụng đơn giản, an toàn với môi trường xung quanh. Lương thực nông sản xử lý bằng nhôm phosphua không bị thay đổi màu sắc, mùi vị và chất lượng dinh dưỡng. Khả năng thẩm thấu, khuếch tán thuốc tốt, nên có thể diệt được sâu hại ở mọi vị trí trong khối hàng. Thuốc có thể diệt được 100% sâu hại cách vị trí đặt thuốc 2,5 m (Vũ Quốc Trung, 2008).

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Các kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khu vực Hải Phòng. + Công ty Cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco - Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng.

+ Công ty TNHH New hope Hải Phòng – Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng.

+ Nhà máy thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng – Khu công nghiệp Vĩnh Niệm – Hải Phòng.

- Phòng thí nghiệm của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Phòng.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 6/2016 đến tháng 7/2017.

3.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Côn trùng gây hại trong kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. - Mọt khuẩn đen A. diaperinus.

3.3.2. Dụng cụ nghiên cứu

- Bộ rây sàng côn trùng (đường kính mắt sàng từ 1 – 2,5 mm). - Xiên lấy mẫu đối với hàng bảo quản đóng bao.

- Lọ đựng côn trùng thu thập có nắp lưới thông thoáng. - Khay phân tích mẫu.

- Bình nhựa có vòi, pipet nhựa, găng tay.

- Panh, ống nghiệm, bút lông, kim côn trùng, lam, la men, cốc đong, đĩa petri, hộp nhựa,…

- Kính lúp soi nổi (có bộ phận chụp ảnh) quan sát các đặc điểm hình thái, có thước đo kích thước côn trùng.

- Tủ định ôn theo dõi thí nghiệm côn trùng. - Tủ sấy thức ăn nuôi côn trùng.

- Bàn gia nhiệt để sấy khô tiêu bản lam.

- Hóa chất: Cồn tuyệt đối, glycerol, nước cất, KOH tinh thể, Chloral hydrate, gum arabic.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Điều tra xác định thành phần côn trùng gây hại trên một số loại nông sản làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bảo quản trong kho qua các tháng ở khu vực Hải Phòng.

2. Điều tra tình hình gây hại và diễn biến mật độ của mọt khuẩn đen A. diaperinus trên một số loại nông sản làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bảo quản trong kho.

3. Xác định đặc điểm hình thái, sinh học của mọt khuẩn đen A. diaperinus.

4. Thử nghiệm phòng trừ mọt khuẩn đen A. diaperinus gây hại trên nông sản làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi bảo quản trong kho bằng thuốc xông hơi phosphine.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp điều tra thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi liệu thức ăn chăn nuôi

* Phương pháp điều tra, lấy mẫu: Áp dụng theo QCVN 01 - 141: 2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật (chi tiết ở phụ lục 1).

- Thời gian điều tra: từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2017, định kỳ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)