Nghiên cứu thời gian sống của trưởng thành mọt khuẩn đen A.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 66 - 67)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái mọt khuẩn đen A.diaperinus

4.3.6. Nghiên cứu thời gian sống của trưởng thành mọt khuẩn đen A.

diaperinus trong điều kiện có và khơng có thức ăn

Để biết được khả năng chịu đói và sự thích nghi với từng loại thức ăn của mọt khuẩn đen A. diaperinus, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu thời gian sống của trưởng thành khi không cho ăn, nuôi trên bột ngô và gạo. Kết quả được trình bày ở bảng 4.13:

Bảng 4.13. Thời gian sống của trưởng thành mọt khuẩn đen A. diaperinus trong điều kiện có và khơng có thức ăn

Công thức Thời gian sống (ngày)

Ngắn nhất Dài nhất Trung bình CT1 4,30 11,67 9,40 ± 0,50a CT2 20,00 31,67 28,83 ± 0,72b CT3 20,30 33,67 30,67 ± 1,43c LSD0,05 0,78 CV% 1,70

Ghi chú: Nhắc lại 03 lần; Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05; T= 27oC; RH%= 75%; 5 cặp trưởng thành/công thức; CT1 (không cho ăn); CT2 (bột ngô);

Kết quả ở bảng trên cho thấy trưởng thành mọt khuẩn đen A. diaperinus có khả năng chịu đói tương đối tốt. Khi khơng có thức ăn, trưởng thành có thể sống tối đa 11,67 ngày, trung bình là 9,4 ngày. Tuy nhiên, trong điều kiện khơng có thức ăn, thời gian sống của trưởng thành mọt khuẩn đen A. diaperinus vẫn ngắn hơn và có sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05 so với thời gian sống của trưởng thành mọt khuẩn đen A. diaperinus trong điều kiện có thức ăn. Nếu có thức ăn chúng có thể sống dài nhất trên bột ngô là 31,67 ngày, trung bình là 28,83 ngày, thời gian sống dài nhất trên bột gạo là 33,67 ngày, trung bình là 30,67 ngày. Như vậy, thời gian sống trung bình của trưởng thành mọt khuẩn đen A. diaperinus trên bột gạo dài hơn trên bột ngơ và sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05.

Từ kết quả trên, công tác vệ sinh kho tàng, dọn dẹp sạch tàn dư trong kho định kỳ khơng chỉ giúp kho thơng thống mà còn giúp hạn chế nguồn thức ăn của các lồi sâu mọt, góp phần hạn chế sự trú ẩn, phát sinh và gây hại của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)