ĐEN A. DIAPERINUS BẰNG THUỐC XÔNG HƠI QUICKPHOS 56 %
(HOẠT CHẤT PHOSPHINE)
Hiện nay, xông hơi là biện pháp chủ yếu được sử dụng để phòng trừ côn trùng trong kho. Do chúng có nhiều ưu điểm như giá thành thấp, hiệu quả cao và hầu như không để lại dư lượng trên hàng hóa, cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa được xử lý.
Ở Việt Nam chủ yếu dùng thuốc xông hơi để xử lý phòng trừ đối với côn trùng gây hại trong kho gồm 2 loại chính là Methyl bromide và Phosphine… nhưng việc sử dụng Methyl bromide đã gây hại tới môi trường nghiêm trọng, nó là một trong những tác nhân phá huỷ tầng Ozon, do đó nó là loại thuốc đang dần bị loại trừ.
Yêu cầu đặt ra đối với công tác chỉ đạo phòng trừ côn trùng hại kho khi chúng phát triển thành dịch, nguy cơ phát triển thành dịch hay mật độ và sự phát triển quá ngưỡng cho phép thì sử dụng biện pháp hóa học để tiêu diệt là cần thiết. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm hiệu lực của thuốc xông hơi Phosphine (Quickphos 56% dạng viên) đối với mọt khuẩn đen A. diaperinus.
Tiến hành ở 3 mức với liều lượng là 1 gam PH3/m3, 2 gam PH3/m3 và 3 gam PH3/m3, với thời gian xông hơi 1 ngày sau xử lý, 5 ngày sau xử lý và 10 ngày sau xử lý. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.16.
Bảng 4.16. Hiệu lực phòng trừ mọt khuẩn đen A. diaperinus bằng thuốc xông hơi Quickphos 56 % Đơn vị: % Công thức Liều lượng (gam PH3/m3) Ngày sau xử lý
1 ngày 5 ngày 10 ngày
CT1 1 gam PH3/m3 87,33a 89,63a 100,00a
CT2 2 gam PH3/m3 89,33b 92,31b 100,00a
CT3 3 gam PH3/m3 91,67c 95,32c 100,00a
LSD0,05 0,94 1,00 0
CV% 0,7 0,8 0
Ghi chú: Nhắc lại 03 lần; NSXL (ngày sau xử lý); Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05; T= 25oC; RH%= 70%; 1 viên Quickphos 56% 3 g sẽ giải phóng
được 1 g PH3; Hàng hóa (bột ngô).
Hiệu lực phòng trừ của thuốc Quickphos 56 % tăng dần qua các kỳ điều tra và đạt hiệu lực 100% tại thời điểm 10 ngày sau xử lý.
Thời điểm 1 ngày sau xử lý, sử dụng thuốc Quickphos 56% liều lượng 1 gam PH3/m3 có hiệu lực phòng trừ thấp nhất (87,33%), sử dụng liều lượng 2 gam PH3/m3 có hiệu lực 89,22% và sử dụng liều lượng 3 gam PH3/m3 có hiệu lực phòng trừ cao nhất (91,76%). Các công thức đều cho kết quả sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05.
Thời điểm 5 ngày sau xử lý, sử dụng thuốc Quickphos 56% liều lượng 1 gam PH3/m3 có hiệu lực phòng trừ thấp nhất (89,63%), sử dụng liều lượng 2 gam PH3/m3 có hiệu lực 92,31% và sử dụng liều lượng 3 gam PH3/m3 có hiệu lực phòng trừ cao nhất (95,32%). Các công thức đều cho kết quả sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05.
Như vậy, duy trì thời gian xông hơi thích hợp và cần thiết phải từ 7 - 10 ngày và sử dụng nồng độ thuốc hợp lý để đảm bảo kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Với những lô hàng cần bảo quản trong thời gian dài, sau khử trùng không cần thiết phải làm thông thoáng ngay, chỉ làm thông thoáng khi cần sử dụng, để nguyên như vậy sẽ giúp bảo quản lô hàng được lâu hơn, hạn chế được sự xâm nhập của côn trùng gây hại.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Kết quả điều tra thành phần mọt hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2017 ghi nhận 20 loài côn trùng thuộc 3 bộ, 14 họ. Trong đó, có 17 loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), 02 loài thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) và 01 loài thuộc bộ nhạy sách (Psocoptera). Họ côn trùng có số loài nhiều là Tenebrionidae (4 loài). Mọt khuẩn đen A. diaperinus là một trong những loài gặp phổ biến nhất trong các kho điều tra.
2. Trong kho chứa nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, kho ngô có mật độ mọt khuẩn đen A. diaperinus cao hơn kho gạo, mật độ trung bình tương ứng là 0,55 con/kg và 0,50 con/kg. Từ tháng 1 đến tháng 6, nhiệt độ trung bình trong kho tăng từ 22oC đến 33oC, diễn biến mật độ mọt khuẩn đen A. diaperinus cũng tăng dần, tháng 1 mật độ mọt là 0,5 con/kg và 0,46 con/kg, tháng 6 là 0,61con/kg và 0,5 con/kg lần lượt trên bột ngô và bột gạo.
3. Mọt khuẩn đen A. diaperinus nuôi ở 30oC (38,31 - 41,50 ngày ) có vòng đời ngắn hơn ở 25oC (63,85 - 72 ngày). Tỷ lệ chết các pha trước trưởng thành ở 30oC ít hơn ở 25oC. Ở nhiệt độ 25oC, sức đẻ trứng của mọt khuẩn đen A. diaperinus cao hơn, thời gian đẻ trứng dài hơn so với 30oC.
Tỷ lệ trứng nở ở 30oC (77,10% – 88,62%) cao hơn so với 25oC (73,35% – 80,32%). Mật độ ảnh hưởng tới sức đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở của A. Diaperinus, mật độ càng cao sức đẻ trứng và tỷ lệ trứng nở càng giảm.
Trong điều kiện không có thức ăn, thời gian sống của A. diaperinus ngắn (4,3 – 11,67 ngày, trung bình 9,40 ngày). Nuôi trên bột ngô mọt khuẩn đen A. diaperinus có thời gian (20,00 – 31,67 ngày, trung bình 28,83 ngày) ngắn hơn khi nuôi trên bột gạo (20,30 – 33,67 ngày, trung bình 30,67 ngày).
Khả năng gây hại của mọt khuẩn đen A. diaperinus ở 30oC cao hơn ở 25oC và gây hại trên bột ngô mạnh hơn trên bột gạo. Sau 120 ngày theo dõi, tỷ lệ hao hụt thức ăn ở 25oC là 28,40% trên bột ngô, 26,20% trên bột gạo; ở 30oC là 48,13% trên bột ngô, 38,73% trên bột gạo.
4. Trong 3 liều lượng xử lý 1 gam, 2 gam, 3 gam PH3/m3, liều lượng 3 gam PH3/m3 có hiệu lực phòng trừ cao nhất là 91,67 % và 95,32% lần lượt ở 1 ngày
sau xử lý và 5 ngày sau xử lý. Tuy nhiên sau 10 ngày xử lý thuốc, hiệu lực thuốc ở tất cả liều lượng thuốc đều đạt 100%.
5.2. KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài, tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả năng gây hại của mọt khuẩn đen A. diaperinus tại các vùng sinh thái khác nhau, từ đó nghiên cứu các biện pháp phòng trừ hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
1. Bùi Công Hiển (1995). Côn trùng hại kho. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bùi Công Hiển, Trịnh Văn Hạnh, Bùi Tuấn Việt, Nguyễn Quốc Huy (2014).
Động vật gây hại kho tàng và nhà cửa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bùi Minh Hồng, Nguyễn Thị Huyền (2016). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen A. diaperinus (Phanzer, 1797) và tìm hiểu sự gia tăng quần thể nuôi bằng thức ăn nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 32 (2), tr.15-21.
4. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tố (2006). Sinh vật hại nông sản trong kho và cách phòng chống. Nhà xuất bản lao động, Hà Nội, tr. 17.
5. Cục Thống kê Hải Phòng (2013). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2013 thành phố Hải Phòng.
6. Dương Minh Tú (2005). Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam và biện pháp phòng trừ. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. Hà Thanh Hương (2007). Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của loài mọt bột đỏ Tribolium castaneum Herbst ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và khả năng phòng chống chúng bằng biện pháp sinh học. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
8. Hà Thanh Hương (2004). Thành phần côn trùng, nhện trong kho và tần suất xuất hiện của quần thể mọt bột đỏ (Tribolium castaneum Herbs) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam 2000 – 2001. Tạp chí Trường Đại học Nông nghiệp I, Xưởng in Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
9. Hoàng Hồ (1999). Nghiên cứu ứng dụng các hoạt chất sinh học, hóa học diệt sâu mọt hại ngũ cốc trong bảo quản, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Công nghệ sau thu hoạch Hà Nội.
10. Hoàng Thị Kim Dung (2009). Đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt khuẩn đen
A. diaperinus và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu mọt của một số chế phẩm thảo mộc. Luận văn Thạc sĩ sinh học, Trường Đại học Vinh.
11. Hoàng Trần Anh (2010). Nghiên cứu thành phần sâu mọt hại nông sản làm thức ăn gia súc trong kho. Motọ số đặc điểm sinh học của loài mọt khuẩn đen A. diaperinus và thử nghiệm biện pháp phòng trừ bằng thuốc phosphine ở Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
12. Kiểm dịch thực vật nội địa Hải Phòng (2013). Báo cáo công tác Kiểm dịch thực vật nội địa năm 2013.
13. Nguyễn Bích Ngọc (2015). Thành phần sâu mọt trong kho bảo quản thức ăn gia súc; Đặc điểm sinh học loài mọt răng cưa (Oryzaephilus surinamensis Linnaeus) và hiệu lực diệt trừ bằng thuốc phosphine tại Hà Nội và phụ cần 2014. Luận văn Thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
14. Nguyễn Quý Dương, Vũ Thị Hải, Nguyễn Viết Hải, Lê Nhật Thành, Hồ Thị Xuân Hương, Vũ Quang Côn (2009). Thành phần loài côn trùng gây hại trên hạt đậu đỗ sau thu hoạch ở miền Bắc Việt Nam 2006 – 2008. Tạp chí Bảo vệ thực vật. 2 , tr. 11 - 17.
15. QCVN 01 - 141: 2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật.
16. Trần Bất Khuất, Nguyễn Quý Dương (2005). Thành phần sâu mọt hại lạc nhân trong kho bảo quản tại một số vùng năm 2004. Tạp chí Bảo vệ thực vật,(1). tr. 11 – 15.
17. Trần Quang Hùng (1999). Thuốc bảo vệ thực vật. NXB Nông nghiệp, tr. 349. 18. Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I (2007). Tài liệu tập huấn phương
pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên nông sản sau thu hoạch.
19. Vũ Quốc Trung (2008). Sâu hại nông sản trong kho và phòng trừ, NXB Văn Hóa Dân Tộc.
Tài liệu nước ngoài:
20. Alltech (2014). Global Feed Summary, Alltech's annual report, [online],
retrieved 24 September 2016 from
http://www.alltech.com/sites/default/files/alltechglobal feedsum mary2014.pdf 21. Amir A. and A. Nadir (2009). Spatial distribution and population fluctuation of
Alphitobius diaperinus (Panzer) (Coleoptera: Tenebrionidae) during a flock cycle raised in a broiler house in the North-East of Algeria. Academic Journal of Entomology. 2 (2). pp. 88 – 91.
22. Arbogast R.T., P.E. Kendra, R.W. Mankin and J.E. Mcgovern (2002). Insect infestation of a botanicals warehouse in North-Central Florida. Journal of Stored Products Research. 38. pp. 349 - 363.
23. Begum M., S. Parween and S.I. Faruki (2007). Combined effect of UVradiation and triflumuron on the progeny of Alphitobius diaperinus (Panzer) (Coleoptera: Tenebrionidae) at different storage period. Rajshahi University Zoological Society, 26. pp 45 – 48.
24. C.A.B International (2003), Crop protection Conpendium, (CD-ROM), Wallingford, Oxon.
25. Chernaki A.M., L.M.D. Almeida, S.L.M. Gómez, A.D.R. Anjos and K.M. Vogado (2007). Populational fluctuation and spatial distribution of Alphitobius diaperinus (Panzer) (Coleoptera; Tenebrionidae) in a poultry house, Cascavel, Parana state, Brazil. Brazilian Journal of Biology. 67 (2). pp. 175 – 179.
26. Christoph T. and H. Reichmuth (2000). Biological control in stored product. 23. pp. 11 – 23.
27. Faruki S.I., R.D. Dipali and K. Salma (2005). Effect of UV - radiation on the larve of the lesser mealworm Alphitobius diaperinus (Panzer)(Coleoptera: Tenebrionidae) and their progeny. Journal of Biological Sciences. 5 (4). pp. 444 – 448.
28. Fields P.G. and N.D.G. White (2002). Alternatives to methyl bromide treatments for stored product and quarantine insects. Annual Review of Entomology. 30. pp. 1089 – 1101.
29. Goodwin M.A. and W.D. Waltman (1996). Transmission of eimeria, viruses and bacteria to chicks: Darkling beetles Alphitobius diaperinus (Panzer) (Coleoptera: Tenebrionidae) as vectors of pathogens. Journal of Applied Poultry Research. 5. pp. 51 – 55.
30. Haines C. P. (1997). Insects and Arachnids in Indonesian food stores biodiversity in a man-made environment. Proceeding of the symposium on pest management for stored food and feed, Pest management for stored food and feed (Mulyo Sidik, Belen Morallo - Rejesus, Rosalinda P. Garcia, Bruce R. Champ, Merv Bengston, Okky Setyawati Dharmaputra and Hariyadi Halid), Seameo Biotrop, Bogor, pp. 95-125.
31. Haines C.P., P. Dobie, R.J. Hodges and P.F. Prevett (1991). Insects and arachinids of tropical stored products their biology and identification. Storage department tropical development and research institute, London.
32. Hosen M., K.A. Rahman and M. Hossain (2004). Growth and development of the lesser mealworm Alphitobius diaperinus (Panzer) (Coleoptera : Tenebrionidae) on cereal flours. Pakistan Journal of Biological Sciences. 7 (9). pp. 1505 - 1508.
33. James C.D. and P.E. Kaufman (2009). Lesser mealworm, litter beetle,
Alphitobius diaperinus (Panzer) (Coleoptera : Tenebrionidae). University of Florida, Florida.
34. Lambkin TA. (2001). Investigations into the management of the darkling beetle. Rural Industries Research and Development Corporation, Kingston.
35. McGaughey W.H. (1980). Bacillus thuringiensis for moth control in stored wheat. Entomol. 112. pp. 327-31.
36. Pawley W.H. (1963). Possibilities of increasing world food production. FFHC Basic Study No .10. FAO, Rome.
37. Renault D., C. Salin, G. Vannier and P. Vernon (1999). Survival and chill-coma in the adult lesser mealworm, Alphitobius diaperinus (Coleoptera: Tenebrionidae) exposed to low temperatures. Journal of Thermal Biology. 24 (4). pp. 229 – 236.
38. Rueda L.M. and R.C. Axtell (1996). Temperature dependent development and survival of lesser mealworm Alphitobius diaperinus. Medical and Veterinary Entomology. 10. pp. 80 – 86.
39. Snelson J.T. (1987). Grain protectants. Australian Centre for International Agricultural Research, Canberra.
40. Spilman T.J. (1991). Darkling beetles (Coleoptera: Tenebrionidae), In: Insect and mite pest in food: An illustrated key, (Gorham J.R. ed). US Department of Agriculture, Agriculture Handbook No. 655.
41. Stephen M.G. (2004). Litter beetles - What is the economic impact?. Proceeding 2004 Poultry Information Exchange, Brisbane. pp. 179 - 187.
42. Subramanyam B. and D. W Hagstrum (1996). Integrated management of insects in stored products. New York. pp. 223-286.
43. Tapondjou L.A., C. Adler, H. Bouda and D.A. Fontem (2002). Efficacy of powder and essential oil from Chenopodium ambrosioides leaves as post-harvest grain protectants against six-stored product beetles. Journal of Stored Products Research. 38 (4). pp. 395 - 402.
44. Taro I., M. Mika and M. Akihiro (2008). Biological aspects and predatory abilities of hemipterans attacking stored-product insects. Food Safety Division, National Food Research Institute, Tsukuba.
45. Whitney E.B. (2011). Insecticide susceptibility of th adult darkling beetle,
Alphitobius diaperinus (Coleoptera: Tenebrionidae): Topical treatment with bifenthrin, imidacloprid and spinisad. Auburn University: 1 - 17.
46. Wilma C.H., M.B. Nico, R.B. Rijkelt and F.J.R. Wilma (2008). Darkling beetles (Alphitobius diaperinus) and their larvae as potential vectors for the transfer of
Campylobacter jejuni and Salmonella enterica serovar ParatyphiB variant Java between successive broiler flocks. Applied and Environmental Microbiology. 74 (22). pp. 6887 – 6891.
PHỤ LỤC 1. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Thước đo, chổi, bút lông, kẹp gắp, ống hút côn trùng; + Kính lúp cầm tay độ phóng đại (10X);
+ Nguồn sáng;
+ Bộ sàng (nắp, đáy sàng và tối thiểu 02 sàng với kích thước mắt sàng có thể sử dụng đối với dạng bột mịn và hạt);
+ Xiên các loại (ít nhất 02 loại xiên: dài 1,5m và ngắn 0,3m); + Vợt (đường kính miệng vợt 30 cm);
+ Đồ dùng mở bao, hộp, cốc đong, găng tay, bút lông, ống nghiệm có nắp, túi nylong đựng mẫu,..;
+ Cân (độ nhạy ± 1g) + Đồ dùng trộn, chia mẫu
- Xác định loại nông sản lấy mẫu:Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, gạo, đậu tương, bột cá, ngô dầu cọ, sắn lát, …)
- Xác định thời gian lấy mẫu: Từ 01/01/2017 đến 30/6/2017. Định kỳ 14 ngày/lần. - Xác định số mẫu ban đầu cần lấy
+ Lô vật thể có số đơn vị tính mẫu ≤500 tấn:số mẫu ban đầu cần lấy được tra tại bảng:
Khối lượng lô
vật thể (tấn) Số mẫu
Khối lượng lô
vật thể (tấn) Số mẫu ≤1 5 91-100 45 1-5 9 101 - 120 47 6-10 14 121 - 140 49 11 - 15 16 141 - 160 50 16 - 20 18 161 - 180 51 21 -25 21 181 - 200 51 26 - 30 23 201- 230 52 31 -35 26 231 - 260 53 36 - 40 29 261 - 290 53 41 -45 35 291 - 320 54 46 - 50 37 321 - 350 54 51-60 39 351 - 400 55
61-70 41 401 - 450 55
71-80 43 451 - 500 56
81-90 44
+ Lô vật thể có số đơn vị tính mẫu > 500 tấn: chia thành các lô nhỏ ≤ 500 tấn; số mẫu ban đầu cần lấy bằng tổng cộng số lượng mẫu của từng lô nhỏ.
- Khối lượng mẫu ban đầu(phân loại theo kích cỡ đường kính): < 2mm : 0,5 kg/mẫu
Từ 2 - 5 mm : 1 kg/mẫu
≥ 6 mm : 3 kg/mẫu
- Xác định vị trí các điểm lấy mẫu ban đầu
Các điểm lấy mẫu ban đầu phải phân bố đều trong lô vật thể. Mẫu được lấy theo phương pháp đường chéo góc của các mặt quy ước tính theo độ cao lô vật thể như sau: