Đánh giá hiệu lực biện pháp phòng trừ mọt khuẩn đen A.diaperinus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 70 - 72)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Đánh giá hiệu lực biện pháp phòng trừ mọt khuẩn đen A.diaperinus

ĐEN A. DIAPERINUS BẰNG THUỐC XÔNG HƠI QUICKPHOS 56 %

(HOẠT CHẤT PHOSPHINE)

Hiện nay, xông hơi là biện pháp chủ yếu được sử dụng để phịng trừ cơn trùng trong kho. Do chúng có nhiều ưu điểm như giá thành thấp, hiệu quả cao và hầu như khơng để lại dư lượng trên hàng hóa, cũng như khơng làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa được xử lý.

Ở Việt Nam chủ yếu dùng thuốc xơng hơi để xử lý phịng trừ đối với côn trùng gây hại trong kho gồm 2 loại chính là Methyl bromide và Phosphine… nhưng việc sử dụng Methyl bromide đã gây hại tới mơi trường nghiêm trọng, nó là một trong những tác nhân phá huỷ tầng Ozon, do đó nó là loại thuốc đang dần bị loại trừ.

Yêu cầu đặt ra đối với cơng tác chỉ đạo phịng trừ côn trùng hại kho khi chúng phát triển thành dịch, nguy cơ phát triển thành dịch hay mật độ và sự phát triển quá ngưỡng cho phép thì sử dụng biện pháp hóa học để tiêu diệt là cần thiết. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm hiệu lực của thuốc xông hơi Phosphine (Quickphos 56% dạng viên) đối với mọt khuẩn đen A. diaperinus.

Tiến hành ở 3 mức với liều lượng là 1 gam PH3/m3, 2 gam PH3/m3 và 3 gam PH3/m3, với thời gian xông hơi 1 ngày sau xử lý, 5 ngày sau xử lý và 10 ngày sau xử lý. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.16.

Bảng 4.16. Hiệu lực phòng trừ mọt khuẩn đen A. diaperinus bằng thuốc xông hơi Quickphos 56 % Đơn vị: % Công thức Liều lượng (gam PH3/m3) Ngày sau xử lý

1 ngày 5 ngày 10 ngày

CT1 1 gam PH3/m3 87,33a 89,63a 100,00a

CT2 2 gam PH3/m3 89,33b 92,31b 100,00a

CT3 3 gam PH3/m3 91,67c 95,32c 100,00a

LSD0,05 0,94 1,00 0

CV% 0,7 0,8 0

Ghi chú: Nhắc lại 03 lần; NSXL (ngày sau xử lý); Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05; T= 25oC; RH%= 70%; 1 viên Quickphos 56% 3 g sẽ giải phóng

được 1 g PH3; Hàng hóa (bột ngơ).

Hiệu lực phịng trừ của thuốc Quickphos 56 % tăng dần qua các kỳ điều tra và đạt hiệu lực 100% tại thời điểm 10 ngày sau xử lý.

Thời điểm 1 ngày sau xử lý, sử dụng thuốc Quickphos 56% liều lượng 1 gam PH3/m3 có hiệu lực phịng trừ thấp nhất (87,33%), sử dụng liều lượng 2 gam PH3/m3 có hiệu lực 89,22% và sử dụng liều lượng 3 gam PH3/m3 có hiệu lực phịng trừ cao nhất (91,76%). Các công thức đều cho kết quả sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05.

Thời điểm 5 ngày sau xử lý, sử dụng thuốc Quickphos 56% liều lượng 1 gam PH3/m3 có hiệu lực phịng trừ thấp nhất (89,63%), sử dụng liều lượng 2 gam PH3/m3 có hiệu lực 92,31% và sử dụng liều lượng 3 gam PH3/m3 có hiệu lực phịng trừ cao nhất (95,32%). Các cơng thức đều cho kết quả sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05.

Như vậy, duy trì thời gian xơng hơi thích hợp và cần thiết phải từ 7 - 10 ngày và sử dụng nồng độ thuốc hợp lý để đảm bảo kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. Với những lô hàng cần bảo quản trong thời gian dài, sau khử trùng không cần thiết phải làm thông thống ngay, chỉ làm thơng thoáng khi cần sử dụng, để nguyên như vậy sẽ giúp bảo quản lô hàng được lâu hơn, hạn chế được sự xâm nhập của côn trùng gây hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành phần côn trùng hại kho bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; đặc điểm sinh học, sinh thái của loài mọt khuẩn đen alphitobius diaperinus (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)