7. Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA
2.2.2. Quản lý quy trình thu ngân sách nhà nước
2.2.2.1. Quản lý công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước
Ngân sách quận Tây Hồ là một bộ phận thuộc NSNN nên việc hình thành ngân sách của mình cũng phải thực hiện đúng, đầy đủ về yêu cầu, căn cứ và phương pháp xây dựng dự toán NSNN. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng công tác lập dự toán thu NSNN quận
Tây Hồ cơ bản được bảo đảm đáp ứng được các mục tiêu và yêu cầu phát triển KT-XH của quận Tây Hồ.
Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách của Bộ Tài chính và Sở Tài chính Hà Nội và các quy định về quản lý NSNN, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Tây Hồ chủ trì, phối hợp với Chi cục Thuế, các phòng, ban, ngành của quận tổ chức đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm trước, thảo luận dự toán với UBND các phường, các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc quận về dự toán ngân sách năm sau. Trong quá trình thảo luận để tổng hợp và lập dự toán ngân sách quận năm sau, các nội dung về tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách của năm trước, khả năng thu ngân sách của ngân sách các phường, các tiêu chí, định mức phân bổ dự toán của các đơn vị dự toán thuộc quận và của UBND các phường đều được làm rõ và thống nhất tại biên bản thảo luận dự toán với các đơn vị.
Sau khi thảo luận dự toán với các đơn vị thuộc quận, căn cứ các tiêu chuẩn, định mức hiện hành, định mức phân bổ dự toán trong thời kỳ ổn định ngân sách do HĐND quận quy định, tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách, dự kiến nguồn thu ngân sách quận năm sau, Phòng Tài chính Kế hoạch tổng hợp dự toán ngân sách quận (bao gồm dự toán thu, chi ngân sách của các phường và các đơn vị), báo cáo UBND quận để tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính.
Căn cứ dự toán ngân sách quận lập và gửi hàng năm, Sở Tài chính tổ chức thảo luận dự toán với quận nhằm thống nhất dự toán ngân sách do quận lập theo quy định hiện hành, báo cáo UBND thành phố Hà Nội để trình HĐND thành phố phê chuẩn và giao dự toán cho các quận, huyện để thực hiện.
Dự toán giao 2015 Dự toán giao 2016 Dự toán giao 2017 Dự toán giao 2018 Dự toán giao 2019 Dự toán giao 2020 So sánh 2016 với 2015 So sánh 2017 với 2016 So sánh 2018 với 2017 So sánh 2019 với 2018 So sánh 2020 với 2019 Thu ngân sách cấp quận 0 1.295.7 00 610.42 4 1.122.0 28 892.10 0 1.209.3 09 - - 52,89% 83,81 % - 20,49 % 35,56 % Thu ngân sách cấp phườ ng 0 19.000 19.000 21.000 27.000 39.191 - 0 10,53 % 28,57 % 45,15 % Thu NSN N trên địa bàn 959.7 54 1.412.5 96 1.885.7 84 2.366.6 70 2.252.9 85 3.354.9 00 47,18 % 33,5% 25,5 % -4,8% 48,91 %
(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu NSNN của UBND quận Tây Hồ giai đoạn 2015 - 2020 và tính toán của tác giả)
Nhìn vào bảng 2.3 về dự toán thu NSNN trên địa bàn quận Tây Hồ, có thể dễ dàng nhận thấy rằng dự toán thu NSNN bao gồm thu ngân sách cấp quận, thu ngân sách cấp phường và thu NSNN trên địa bàn. Trong đó thu NSNN trên địa bàn chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng khá ổn định trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2018, với mức tăng trung bình trên 30%, năm 2019 có giảm nhẹ trong khi đó thu ngân sách cấp quận là khoản chiếm tỉ trọng cao thứ hai trong dự toán thu thì tăng giảm biến động thất thường, cuối cùng là khoản Thu ngân sách cấp phường là khoản chiếm tỉ trọng bé nhất trong dự toán thu và có xu hướng tăng dần đều từ năm 2016 đến năm 2019.
Công tác giao dự toán:
Sau khi quận nhận được quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch KT - XH và dự toán thu, chi ngân sách của UBND thành phố Hà Nội cho quận, thường
thảo luận và quyết nghị. Căn cứ nghị quyết của HĐND quận, UBND quận ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách chi tiết đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị và UBND các phường thuộc quận bảo đảm thời gian theo quy định của Luật NSNN.
Về công tác lập dự toán và tình hình thực hiện dự toán thu của quận Tây Hồ có nhận xét như sau:
Thứ nhất, các nguồn thu ngày càng được quản lý chặt chẽ và đầy đủ; thu từ khu vực CTN - DV ngoài quốc doanh có tỷ trọng lớn trong thu Ngân sách, đạt tỷ lệ cao và liên tục tăng so với dự toán và thực hiện năm trước.
Thứ hai, dự toán thu NSNN chưa phản ảnh và gắn kết với thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm và các chương trình, đề án phát triển kinh tế trọng điểm của quận có tính chất trung và dài hạn (Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đề án phát triển làng nghề, đề án đầu tư, chương trình chiếu sáng học đường,…). Việc thực hiện đề án, chương trình được triển khai trong khi khả năng cân đối ngân sách từ đầu năm lại chưa có nguồn để bảo đảm, nhiều khi có tình trạng thiếu nguồn để bảo đảm các nhiệm vụ thực hiện chương trình, đề án. Trong năm ngân sách, sau khi quận xác định được nguồn tăng thu, kết dư năm trước mới trình Thường trực HĐND quận phương án sử dụng kết dư, tăng thu, do đó nhiều khi các đề án, chương trình của quận khi thực hiện bị động về các nguồn lực.
Thứ ba, thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, ngành trong phân bổ vốn đầu tư, do đó chưa phát huy được hiệu quả của nguồn lực, hiệu quả vốn đầu tư còn thấp. Nhiều dự án được bố trí vốn chưa hoàn thành thủ tục về đầu tư theo quy định. Vẫn còn tình trạng bố trí vốn dàn trải, thiếu tập trung, trọng tâm trọng điểm dẫn đến tình trạng nhiều dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu năm nhưng giữa năm không thực hiện được, UBND quận phải
tuân thủ đúng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn liên quan, ngược lại việc dự toán của quận bị đánh giá chưa tốt, chưa cụ thể ở một số nội dung và khu vực phường thuộc quận Tây Hồ, bên cạnh đó các khoản thu NSNN của quận Tây Hồ còn chưa được đảm bảo thu đúng đối tượng, đúng nội dung, thu đủ theo dự toán thu NSNN quận, kịp thời vào NSNN theo quy định hiện hành.
2.2.2.2. Quản lý công tác chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước a. Công tác phân bổ dự toán:
Căn cứ dự toán thu NSNN được UBND quận giao, các phòng, ban, ngành, đơn vị và UBND các phường thuộc quận đã tập trung triển khai phân bổ dự toán, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định dự toán. UBND các phường thuộc quận căn cứ quyết định của UBND quận về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, trình HĐND phường quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách phường trước 31 tháng 12 hàng năm, bảo đảm thời gian quy định.
Từ năm 2015 - 2019, các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc quận, căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được UBND quận Tây Hồ giao, nhìn chung đã thực hiện phân bổ dự toán theo quy định tại Luật NSNN số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002 và Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/3/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/NĐ-CP của Chính phủ, bảo đảm theo đúng mục NSNN và các nhiệm vụ chi của các đơn vị. Hiện nay, các đơn vị dự toán thực hiện phân bổ dự toán theo quy định tại Luật NSNN số 83/2015/QH13, ngày 25/6/2015, Nghị định 163/2016/NĐ- CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 163/NĐ-CP của Chính phủ.
doanh, phí, lệ phí...).
Cơ quan thu ngân sách của quận Tây Hồ là Chi cục Thuế chịu trách nhiệm tham mưu HĐND, UBND quận các giải pháp thực hiện dự toán thu ngân sách, đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp để hoàn thành dự toán thu. Các đội thuế thuộc quận, chủ tịch hội đồng tư vấn thuế các phường được Chi cục Thuế giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác thu ngân sách.
Hàng quý, UBND quận tổ chức giao ban, kiểm điểm công tác thuế trong quý, đề ra các biện pháp để thực hiện công tác thu ngân sách trong quý sau. Cùng với việc thực hiện thu ngân sách, cơ quan thu của quận cũng tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, tăng cường công tác đăng ký, kiểm tra giá, phí để bảo đảm bình ổn giá, bảo đảm an sinh xã hội. Công tác quản lý tài sản công, quản lý sử dụng đất đai từ khâu quy hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai để quản lý và thu ngân sách đầy đủ, kịp thời theo đúng chế độ quy định, bảo đảm tăng cường nguồn thu cho ngân sách của quận, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, KT-XH theo nghị quyết của HĐND quận đề ra.
c. Thực hiện thu ngân sách:
Nhìn chung, công tác thu ngân sách của quận Tây Hồ giai đoạn 2015- 2019 được thực hiện bảo đảm tốt, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, KT-XH của quận, cân đối ngân sách được bảo đảm.
- Thực hiện thu ngân sách
Chi cục thuế quận Tây Hồ là cơ quan tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách. Căn cứ dự toán thu ngân sách được UBND quận giao, Chi cục Thuế quận giao nhiệm vụ cho các tổ, đội thuế trực thuộc theo từng sắc thuế cụ thể. Đối với các sắc thuế: thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp được ủy nhiệm thu cho các phường, chợ thuộc quận thực hiện thu theo Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 19/01/2010 của UBND thành phố Hà Nội nhằm
ngân sách quận tại KBNN Tây Hồ. Cơ quan kho bạc căn cứ tỷ lệ điều tiết các khoản thu theo quy định của các cấp ngân sách để hạch toán tiền thu vào tài khoản thu ngân sách của từng cấp ngân sách theo quy định.
Bảng 2.4: Kết quả thực hiện thu ngân sách quận Tây Hồ giai đoạn 2015 - 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT Nội dung Năm2015 Năm2016 Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020
I Các khoản thu không tính điều tiết NSQ 6.579 5.949 5.631 20.308 27.296 27.174 II NS cấp dưới nộp lên 190 3.861 2.047 8.151 2.699 0
III Các khoản thu để lại quản lý chi qua NSNN
55.801 75.993 0 0 0 0
IV Thu bổ sung NS cấp trên 137.288 197.320 76.272 93.040 84.995 0 Bổ sung cân đối 78.982 79.767 34.179 34.179 35.027
Bổ sung có mục
tiêu 58.307 117.553 42.093 58.861 49.968
V Các khoản thu cân đối NSNN 1.467.389 2.679.704 4.383.196 2.675.367 2.347.848 3.936.214
V.1
Các khoản thu tính cân đối chi thường xuyên
1.012.25
9 1.155.444 1.451.185 1.976.324 1.735.022 1.394.350 1 Thu ngoài quốc
doanh 449.940 616.953 811.115 776.316
1.008.15
4 790.850
1.1 Thuế GTGT 340.615 420.260 607.748 523.468 596.191 543.110 1.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt 1.999 2.874 10.032 4.863 3.925 1.750 1.3 Thuế TNDN 77.420 149.923 177.133 247.947 407.967 245.940
Thu khác từ DN thành lập theo
luật 29.906 43.859 16.178
1.4 Thuế tài nguyên 37 24 38 71 50
2 Thuế TNCN 133.538 138.619 161.211 205.536 251.311 230.000 3 Thuế sử dụng
đất phi NN 21.405 22.579 27.314 29.978 30.514 28.800 4 Tiền thuê mặt đất, mặt nước 163.453 125.698 205.561 697.231 141.155 130.000 6 Lệ phí trước bạ 193.704 201.608 170.028 166.343 230.769 172.000
7.1 Lệ phí môn bài 9.310 10.368 15.400 7.2 Phí, lệ phí khác 5.608 5.773 28.644 29.399 30.517 4.700 Trong đó NSQ+P 8 Thu từ quỹ đất công ích 1.905 736 496 393 537 600
9 Thu khác ngân sách quận 33.378 32.297 43.961 71.128 42.065 22.000
10 Thuế chuyển quyền sử dụng đất 18 813 2.855 V.2 Thu tiền sử dụng đất để đầu tư XDCB 455.130 1.524.260 2.932.011 699.043 612.826 2.541.864 5 Tiền sử dụng đất 455.130 1.524.260 2.932.011 699.043 612.826 2.541.864 5.1 Thu giao đất các dự án 350.000 2.461.86 4 5.2
Thu đấu giá quyền sử dụng đất có quy mô dưới 5000 m2 455.130 1.524.26 0 2.932.01 1 699.043 262.826 80.000
VI Thu kết dư NS năm trước 158.544 542.796 1.110.335 2.056.514 2.184.295 0 VII Thu chuyển nguồn 143.200 266.014 402.361 561.835 986.975 0 VII I Thu huy động, đóng góp 0 0 57 311 1428 0 TỔNG CỘNG 1.968.99 2 3.771.63 7 5.979.89 9 5.415.52 6 5.635.53 6 3.963.38 8
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Tây Hồ) Căn cứ vào kết quả thu NSNN quận Tây Hồ, ta có thể thấy:
+ Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Đây là nguồn thu chủ yếu của ngân sách quận tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chưa cao. Năm 2015 số thu từ khu vực này là 449,94 tỷ đồng thì đến năm 2019 mức thu đã tăng ở mức khá là hơn 1000 tỷ đồng, tăng hơn gấp hai lần. Quy mô và tốc độ tăng của khoản thu này phụ thuộc rất lớn vào sự phân cấp của Thành phố Hà Nội về số lượng, quy mô doanh nghiệp NQD cho Chi cục thuế quận thu;
+ Nguồn thu tương đối lớn của ngân sách quận Tây Hồ qua các năm là nguồn thu từ nhà và đất: nguồn thu này đến nay vẫn tiếp tục tăng, nhưng về
với năm 2015 và đỉnh điểm là vào năm 2017 số thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ bản đã tăng vọt lên gần 3000 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2016 và gấp 6 lần so với năm 2015. 2 năm gần đây số thu tiền từ sử dụng để để đầu tư cơ bản bị sụt giảm mạnh chỉ dao động từ 600 đến 700 tỷ đồng;
+ Bên cạnh đó thu kết dư ngân sách từ năm trước còn nhiều cho nên số quyết toán thực hiện tăng lên;
Có thể nói, thu ngân sách quận Tây Hồ thực hiện giai đoạn 2015-2019 đã đạt được những kết quả tích cực. Tổng thu NSNN có tốc độ tăng trưởng cao và đều thu vượt dự toán thành phố giao và HĐND quận quyết nghị.
Căn cứ nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm, Chi cục thuế Tây Hồ đã phối hợp với Phòng Tài chính Kế hoạch quận tham mưu cho UBND quận giao kế hoạch thu cho các phường và các ban quản lý chợ. Chi cục thuế đã tham mưu cho quận ủy Tây Hồ ban hành Chỉ thị 24/2008/CT-QU ngày 28/8/2008 tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn quận. Từ năm 2012 thực hiện uỷ nhiệm thu thuế trên địa bàn quận và đã tiến hành ký hợp đồng uỷ nhiệm thu thuế đối với UBND các phường đối với một số khoản thu theo Quyết định số 03/2010/QĐ-UBDN ngày 19/01/2010 của UBND thành phố Hà Nội. Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chi tiêu thu cho các tổ đội để có cơ sở xây dựng và thực hiện phương án thu ngay từ đầu năm theo đúng quy trình quản lý. Việc thực hiện ủy nhiệm thu đã tạo điều kiện cho UBND các phường tăng cường khai thác nguồn thu, bao quát nguồn thu, gắn thu ngân sách với nhu cầu chi, đồng thời đây cũng là một bước xã hội hóa công tác thuế, từ đó tạo điều kiện chống thất thu thuế có hiệu quả hơn.
Là quận đang trong quá trình phát triển, những năm qua thành phố Hà Nội và quận đã quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển, số đối tượng nộp thuế ngày