NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 45 - 49)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NƯỚC CẤP QUẬN, HUYỆN

1.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật

Hệ thống các chính sách, chế độ, văn bản pháp luật về thu NSNN chính là cơ sở, căn cứ pháp lý để thực hiện thu NSNN. Chúng càng đơn giản, rõ ràng, minh bạch thì càng giúp các đối tượng nộp hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hạn chế được những tiêu cực trong quá trình thu nộp. Không những thế, các chính sách, chế độ thu còn là tiền đề quan trọng để lập kế hoạch và tổ chức triển khai các biện pháp thực hiện, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch thu ngân sách. Muốn quản lý thu ngân sách hiệu quả, đòi hỏi phải có các chính sách, chế độ thu phù hợp, đồng bộ với chính sách KT - XH; Cần ban hành ngay các văn bản điều chỉnh những khoản thu mới phát sinh nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vào NSNN, cụ thể như: Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Luật Đầu tư năm 2019; Luật Đầu tư công năm 2014; Luật Doanh nghiệp năm 2014, Nghị định số 117/2017/NĐ- CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 quy định về việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật ngân sách nhà nước; Nhị định 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước; Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng năm 2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN,…

Những văn bản pháp luật nêu trên là cơ sở để chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện và điều hành quản lý thu NSNN, xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm của cấp huyện trong trong quá trình điều hành thu NSNN.

Hệ thống văn bản pháp luật về thu NSNN mà không chồng chéo, đồng bộ, các văn bản có sự hướng dẫn chi tiết, thống nhất, dễ hiểu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý thu NSNN.

Các quy định phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuận lợi cho các công tác thực thi và nâng cao hiệu quả quản lý thu NSNN. Chẳng hạn công tác thu NS

mà lạc hậu, không còn phù hợp nhưng vẫn được duy trì, áp dụng sẽ dẫn đến khó thực hiện, khó tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra trong thời kỳ mới.

1.3.2. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách nhà nước

Năng lực của bộ máy thu NSNN nhất là thu thuế biểu hiện ở năng lực lập dự toán thu NSNN, năng lực triển khai chấp hành dự toán thu NSNN, năng lực giám đốc của tài chính, năng lực thanh tra, kiểm tra thu nộp thuế. Những vấn đề trên của năng lực bộ máy quản lý thu NSNN lại phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

Trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thu NSNN: Đây là yếu tố có vai trò quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu NSNN. Cho dù hệ thống chính sách, chế độ, các văn bản pháp luật về thu NSNN có được hoạch định tốt bao nhiêu, cơ sở vật chất có đươc trang bị hiện đại nhưng nếu khôn có được đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức trong sang, có hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, năng động sáng tạo thì cũng không thể nâng cao hiệu quả của quản lý thu NSNN. Đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố có tính quyết định đến hiệu quả của quản lý thu NSNN.

1.3.3. Cơ sở vật chất phục vụ thu ngân sách nhà nước

Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thu NSNN có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả công tác quản lý thu NSNN. Nếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thu NSNN được trang bị tốt sẽ tạo điều kiện cho việc giảm chi phí thu, cung cấp thông tin về thu NSNN một cách kịp thời, tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, từng bước hiện đại hoá công tác quản lý thu NSNN.

Việc trang bị và trình độ áp dụng công nghệ - khoa học kỹ thuật vào thu NSNN: Mức độ trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý thu NSNN có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quản lý thu NSNN. Nếu cơ sở vật chất được trang bị tốt kết hợp với việc sử dụng thành thạo các trang thiết bị sẽ tạo điều kiện cho việc giảm chi phí hành thu, cung cấp thông tin về thu NSNN một cách kịp

thời, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN, từng bước hiện đại hóa quản lý thu NSNN.

1.3.4 Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

Việc quản lý thu ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Quản lý thu NSNN xét theo nghĩa rộng là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống KT-XH, như vậy, quản lý phải luôn phù hợp với hệ thống KT-XH đó, quản lý không thể tách rời hạ tầng KT-XH, các yếu tố chính trị, đặc thù văn hóa, … Quản lý thu NS địa phương cũng phải phù hợp với thực trạng KT-XH trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế - xã hội phát triển tăng lên sẽ tác động, đòi hỏi cơ chế quản lý, chính sách, chế độ, định mức thu ngân sách địa phương phải thay đổi cho phù hợp. Ngoài ra, các diễn biến bất thường của điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn trong năm ngân sách cũng sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ thu cũng như công tác quản lý thu ngân sách địa phương.

Tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố quan trọng, phản ánh mức độ phát triển nền kinh tế có ảnh hưởng đến cơ cấu thu, là căn cứ để xác định mức độ huy động thu ngân sách phù hợp. Nền kinh tế càng phát triển, khả năng tích lũy, tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng trong nền kinh tế càng lớn làm cho số thu ngân sách càng cao.

Sự tăng trưởng, phát triển ổn định của nền kinh tế tạo tiền đề cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nguồn thu NSNN. Ngược lại, với nền kinh tế còn lạc hậu, giá trị sản xuất, đầu tư, tiết kiệm, tích lũy còn thấp thì khả năng huy động nguồn thu ngân sách chỉ ở mức hợp lý, không được vượt quá khả năng của nền kinh tế.

Tăng trưởng bền vững góp phần tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định và bền vững, thu NSNN được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lưu thông, phân phối. Bởi vậy thu ngân

sách luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị khác như: giá cả, thu nhập, lãi suất... Kết quả các hoạt động kinh tế của tỉnh được đánh giá bằng các chỉ tiêu chủ yếu như: mức tăng trưởng GDP, tỷ suất lợi nhuận. Đó là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN. Sự vận động của các phạm trù khác vừa có tác động đến sự tăng giảm mức động viên của NSNN, vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các công cụ thu của NSNN để điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội cho hợp với sự biến động của các phạm trù giá trị.

Đối với công tác thu NSNN của một tỉnh, thành phố, nhân tố quyết định tới nguồn thu NSNN trên địa bàn cơ bản vẫn là thực trạng phát triển của nền kinh tế - xã hội trong phạm vi lãnh thổ. Tuy nhiên, khác với NSNN, nguồn thu trên địa bàn còn chịu tác động của phạm vi địa giới, những chính sách qui đinh riêng và nhiều đặc điểm khác. Chẳng hạn, tuy sự hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không nằm trên địa bàn, nhưng trụ sở doanh nghiệp nằm trên phạm vi lãnh thổ tỉnh cũng mang lại nguồn thu theo quy định, và do đó nguồn thu này không gắn liền với sự tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Vì lý do đó, khi xem xét sự tác động của nhân tố sự tăng trưởng nền kinh tế trên địa bàn tới nguồn thu NSNN phải loại bỏ các nhân tố đó.

Có thể khẳng định, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương vừa đem lại nguồn thu NSNN vừa là đối tượng tác động của chính sách thu. Nhận thức đầy đủ sự ảnh hưởng của nhân tố này, trong công tác thu, phải tránh tình trạng thu theo chủ quan, thu tách rời thực trạng trưởng nền kinh tế - xã hội, phải đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu, thực hiện thu phải tạo được điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Chương 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 45 - 49)