Tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.2. QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN, HUYỆN

1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện

Để đánh giá công tác quản lý thu NSNN cấp quận, huyện phải đánh giá từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán; nếu trong từng khâu quản lý không tốt, bị buông lỏng và nhiều kẽ hở thì làm giảm hiệu quả quản lý thu NSNN cấp quận, huyện.

Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý thu NSNN là công việc khó khăn và phức tạp bởi lẽ hoạt động quản lý thu NSNN của UBND Quận là hoạt động mang tính đặc thù, nó không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhưng bản thân nó có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng hay chậm chạp. Chính vì thế, kết quả của hoạt động này nhiều khi được đánh giá mang tính định tính chứ không phải định lượng. Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố không thể định lượng một cách cụ thể, chính xác chẳng hạn như năng lực, uy tín, trình độ kỹ năng kinh nghiệm của chủ thể tiến hành hoạt động quản lý thu NSNN. Những yếu tố này có vai trò rất lớn đối với hoạt động quản lý thu NSNN nhưng không thể lượng hóa như các chỉ số khác.

Quản lý thu NSNN cấp Quận là việc quản lý thông qua hệ thống chỉ tiêu trực tiếp hoặc liên quan đến quản lý thu ngân sách của Quận như: GDP của Quận, các nguồn lực tài chính địa phương và khả năng động viên các nguồn lực đó vào ngân sách quận, việc phân phối các nguồn lực tài chính cho sự

hoạt động của bộ máy hành chính và các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,…

- Tiêu chí đánh giá việc quản lý lập dự toán và quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách quận:

Hiệu quả quản lý thu NSSNN của cấp quận/huyện thể hiện ở việc phát hiện và khai thác hợp lý các nguồn lực tài chính tiềm năng và sẵn có trên địa bàn (chủ yếu là thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác), đồng thời bồi dưỡng và tang cường các nguồn thu để đáp ứng nhiệm vụ chi ngày càng tang, đảm bảo cân đối NSNN

Đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN cần có cái nhìn đánh giá toàn diện về các yếu tố cấu thành trong hoạt động của NSNN, một số tiêu chí cụ thể gồm

+ Quản lý lập dự toán NSNN và quản lý chấp hành dự toán thu NSNN có thể đo lường bằng tỉ lệ quyết toán thu NSNN/Dự toán thu NSNN chia thành các mức như sau:

 Tỉ lệ quyết toán/dự toán < 80%: Không hoàn thành kế hoạch;  80% < Tỉ lệ quyết toán/dự toán < 90%: Hoàn thành kế hoạch;  90% < Tỉ lệ quyết toán/dự toán < 100%: Hoàn thành tốt kế hoạch;  Tỉ lệ quyết toán/dự toán > 100%: Hoàn thành xuất sắc kế hoạch.

- Tốc độ tăng thu NSNN: Tốc độ tăng thu ngân sách phải ở mức hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Điều này sẽ đảm bảo được tỷ suất huy động nguồn thu từ nền kinh tế vào NSNN, nhằm đạt mục tiêu ổn định mức đóng góp về thuế, phù hợp với khả năng, nội lực nền kinh tế. Tốc độ tăng thu ngoài việc thể hiện của các biến động về kinh tế, thay đổi chính sách còn thể hiện hiệu quả trong công tác tận thu, bồi dưỡng nguồn thu trên địa bàn.

Tiêu chí này đánh giá mức chênh lệch giữa tổng thực thu NSNN so với dự toán ngân sách gốc hang năm, thực hiện thu cao hơn so với kế hoạch thể hiện khả năng huy động vượt mức các nguồn lực tài chính.

Khả năng tiên liệu, xác định đúng nguồn thu, khả năng thu và phát hiện được những nguồn thu mới trên địa bàn (nhu cầu thu được xác định dựa trên tiềm năng thực tế, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế, phát triển vùng, các định hướng chính sách của trung ương, thành phố, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn. Khi các khoản thu, tổng thực hiện thu càng sát so với dự toán càng chứng tỏ công tác xác định nguồn thu, kiểm soát thực hiện thu càng hiệu quả

- Tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, trong đó đi sâu đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, UBND tỉnh/thành phố về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận, huyện.

Để có thể đánh giá được tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thu ngân sách nhà nước. Các cơ quan hữu quan cần phải tiến hành phân tích các hoạt động quản lý quyết toán, chấp hành dự toán có phù hợp với các nguyên tắc, chính sách và quy định của nhà nước hay không?

- Tiêu chí đánh giá tính tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý thu ngân sách nhà nước.

Phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng, trục lợi và sai phạm trong quản lý thu ngân sách, tiền và tài sản nhà nước tại các đơn vị sử dụng; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;Kiến nghị với đơn vị chấn chỉnh công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của các cấp dưới (cấp xã, phường) và biện pháp khắc phục những tồn tại được phát hiện qua thanh tra thu ngân sách nhà nước; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý thu ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công được quản lý tiết kiệm, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w