Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 28 - 29)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.1. TỔNG QUAN VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.3. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước

Những khái niệm hoặc định nghĩa trên về NSNN chỉ thể hiện về tính pháp lý hoặc hình thức hoạt động của NSNN, mà chưa đi sâu vào nội dung khoa học của NSNN với tư cách nó là phạm trù kinh tế, lịch sử và gắn với bản chất, chức năng của Nhà nước đương quyền. Thông qua NN sử dụng ngân sách để thực hiện các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị các nguồn lực tài chính, bằng việc huy động một bộ phận thu nhập của xã hội dưới hình thức thuế và các hình thức động viên khác để đáp ứng các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của NN. Việc thực hiện các quan hệ phân phối nói trên, chủ yếu thông qua quyền lực chính trị của NN, bằng thể chế hóa của pháp luật, để động viên các nguồn tài chính có tính chất bắt buộc và hình thành quỹ tiền tệ tập trung, phục vụ cho các chức năng của NN đương quyền. Do vậy, thu ngân sách có những đặc điểm sau đây:

- Thu ngân sách phản ánh tổng thể các quan hệ KT - XH thông qua quan hệ động viên các nguồn lực tài chính và phân phối các nguồn lực tài chính đó cho các mục tiêu kinh tế - xã hội:

+ Thứ nhất, quan hệ giữa ngân sách (Nhà nước) với các tổ chức kinh tế (các doanh nghiệp) - thông qua việc phân phối kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức động viên thuế, phí để hình thành nguồn lực tài chính của NN. Ngược lại, NSNN thực hiện việc đầu tư và tài trợ hoạt động của các doanh nghiệp như: Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, trợ giá, trợ vốn, bao tiêu để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cạnh tranh phát triển. Quan hệ giữa NSNN với các doanh nghiệp có thể được coi như mối quan hệ trung tâm của hệ thống tài chính, và đó là quan hệ giữa khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính ngân sách và khâu cơ sở của hệ thống tài chính (Tài chính doanh nghiệp). Quan hệ giữa NSNN và tài chính doanh nghiệp là đầu mối trong phân phối các nguồn lực tài chính, quyết định đến quan hệ giữa tích tụ, tập trung vốn và ảnh hưởng đến cả quy mô và cơ chế vận hành của hệ thống tài chính;

+ Thứ hai, quan hệ giữa ngân sách (Nhà nước) với các cơ quan chức năng của Nhà nước (các cơ quan quản lý Hành chính sự nghiệp hay các lĩnh vực không sản xuất vật chất). Các cơ quan này tuy không trực tiếp sản xuất và

tạo ra nguồn lực tài chính trong gián tiếp cũng góp phần phát triển kinh tế thông qua các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và an ninh - quốc phòng. Quan hệ ngân sách và các cơ quan chức năng của Nhà nước thông qua việc cấp phát kinh phí của ngân sách cho các đơn vị dự toán từ trung ương đến địa phương thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội,…;

+ Thứ ba, quan hệ giữa ngân sách với các tầng lớp dân cư thông qua nghĩa vụ nộp thuế, phí đối với các thể nhân; các hình thức tín dụng nhà nước (trái phiếu, tín phiếu,…) và các nguồn đóng góp tự nguyện của người dân. Về phía Nhà nước quan hệ này được hoàn trả gián tiếp bằng các công trình phúc lợi công cộng về kinh tế - văn hóa - xã hội;

+ Thứ tư, quan hệ giữa Nhà nước với các định chế tài chính quốc tế với các Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ.

- Thu ngân sách là công cụ kinh tế của Nhà nước:

Với các chính sách KT - XH của Nhà nước đương quyền thể hiện rõ bản chất của Nhà nước đề ra các chính sách đó và bản chất của NN thẩm thấu vào bản chất của NSNN, với ngân sách nhà nước là công cụ đắc lực của chính sách của Nhà nước đó. Mặt khác, phương thức sản xuất tương ứng cốt lõi là quan hệ sản xuất. Bởi phương thức sản xuất nào sẽ quyết định việc hình thành thể chế kinh tế, cơ chế tài chính, cũng như cơ chế quản lý tài chính và ngân sách.

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w