Khái niệm, mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 29 - 42)

7. Kết cấu đề tài nghiên cứu

1.2. QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP QUẬN, HUYỆN

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận,huyện huyện

1.2.1.1. Khái niệm

Thu NSNN cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện) là quá trình NN tập trung một phần nguồn lực trong nền KT - XH tại địa phương vào tay NN. Trong thực hiện thu ngân sách, NN sử dụng nhiều công cụ và các biện pháp khác dựa trên quyền lực của mình trong điều hành quá trình thu nhằm quản lý hình thức thu, số thu ngân sách và các

nhân tổ tác động đến thu ngân sách nhằm đảm bảo các mục đích, yêu cầu của thu ngân sách đã đề ra trong từng giai đoạn cụ thể.

Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện là quá trình quản lý những hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp quận/huyện. (Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015)

Thu NSNN cấp huyện bao gồm các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của NN; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Trong đó, thu từ thuế là nguồn thu chủ yếu, có tính bền vững cao cũng là một trong các công cụ hữu hiệu của NN dùng để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nền kinh tế. Vì tế công tác quản lý thu NSNN, quản lý về thuế quan trọng và chủ yếu nhất. Để có thể phát huy tốt vai trò điều tiết vĩ mô của công cụ thuế thì hệ thống thuế phải được thường xuyên sửa đổi cho phù hợp với quá trình phát triển của KT - XH. Hệ thống thuế tốt, không chỉ đảm bảo vận hành tốt trong hiện tại mà còn phải đi trước và có sự tiên lượng để quản lý các yêu cầu phát sinh trong tương lai, khi đó quản lý về thu mưới có thể đạt được hiệu quả cao và hạn chế được thất thu cho ngân sách.

Quản lý các nội dung ngoài thuế cũng có những ý nghĩa quan trọng nhất định. Quản lý về thu phạt có vai trò trong ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trên tất cả mọi mặt của đời sống. Quản lý các nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tốt các điều kiện về tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng phục vụ có hiệu quả trong phát triển kinh tế. Quản lý các khoản phí, lệ phí góp một phần động viên vào NSNN và quan trọng hơn là khẳng định vai trò và vị trí của NN trong các hoạt động xã hội,…

1.2.1.2. Mục tiêu

- Mục tiêu chung:

Quản lý thu NSNN nhằm đảm bảo hoạt động thu có hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát triển bền vững KT-XH tại địa phương, nhằm tăng cường sức mạnh tài chính quốc gia.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Thứ nhất, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ thu NSNN cấp quận, huyện:

Nhờ có hoạt động quản lý nên các đối tượng quản lý sẽ có ý thức hơn trong việc chấp hành, tuân thủ các quy định. Vì vậy, hoạt động quản lý sẽ giúp ngăn ngừa được các hành vi vi phạm pháp luật về chế độ thu NSNN cấp quận, huyện. Không có công tác quản lý này, sẽ dẫn đến hạn chế nguồn thu NSNN và hoạt động kém hiệu quả.

+ Thứ hai, đạt được hiệu quả công tác thu NSNN cấp huyện:

Công tác quản lý Nhà nước về thu NSNN phải có những giải pháp, chính sách phù hợp để tạo động lực cho cấp huyện có động lực trong công tác thu NSNN được ngày càng cải thiện.

+ Thứ ba, xử lý các vi phạm trong hoạt động thu NSNN:

Chỉ có thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát mới phát hiện ra các sai phạm, từ đó có những chế tài phù hợp để xử lý những sự việc này.

+ Thứ tư, phát hiện các nội dung chưa phù hợp trong các văn bản pháp luật quy định về thu NSNN cấp quận, huyện:

Công tác này để so sánh với thực tiễn, những bất hợp lý về công tác quản lý thu NSNN cấp huyện, từ đó kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung để góp phần nâng cao công tác này.

1.2.2. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp quận, huyện

Thu ngân sách cấp quận, huyện bao gồm:

- Các khoản thu ngân sách cấp quận, huyện hưởng 100%;

- Các khoản thu NS cấp quận, huyện hưởng theo tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp NS;

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) và phân chia các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật NSNN, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm ngân sách địa phương được hưởng

từ các khoản thu quy định tại Khoản 2 Điều 30 Luật Ngân sách Nhà nước và thu bổ sung từ ngân sách Trung ương quy định tại Khoản 3 Điều 32 Luật Ngân sách Nhà nước. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương (thuế GTGT, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu, khí quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước; phí xăng, dầu).

HĐND cấp tỉnh phân cấp nguồn thu cho các cấp chính quyền địa phương căn cứ vào các nguyên tắc tại Điều 6 Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của NN và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn, yêu cầu tại Điều 23 Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp, đảm bảo theo đúng tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền theo quy định tại Điều 4 Thông tư 188/2010/TT-BTC ngày 22 tháng 11 năm 2010 quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương.

1.2.2.1. Quản lý quy trình thu NSNN

Quản lý quy trình thu NSNN đóng vai trò vô cùng thiết yếu hiện nay, quản lý quy trình thu NSNN là công cụ QL để nhà nước để Nhà nước kiểm soát và điều tiết hoạt động kinh tế của các thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm đảm bảo công bằng xã hội.

Quản lý thu NSNN cấp quận/huyện là quá trình quản lý các hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp quận/huyện

Mục tiêu của quản lý quy trình NSNN hướng tới nhằm giúp công tác quản lý thu NSNN đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch dự toán đặt ra, đáp ứng số ngân sách được giao. Mục tiêu của quản lý quy trình thu NSNN còn được thể hiện ở việc khai thác hợp lý các khoản thu tiềm năng trong nền kinh tế.

Tổ chức công tác quản lý thu NSNN được thực hiện theo quy trình gồm ba khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu NSNN.

Quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước:

Sau khi nhận được thông tin hướng dẫn từ cấp trên xuống, quá trình lập dự toán được tiến hành từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên. Thời gian lập dự toán được quy định từ 10/6 hàng năm. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc thu, chi ngân sách phải tổ chức lập dự toán thu, chi ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ được giao và báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính cấp địa phương xem xét dự toán của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương để trình Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên. Sở Tài chính xem xét dự toán ngân sách các cơ quan tỉnh, dự toán ngân sách địa phương, tổng hợp và lập dự toán ngân sách Nhà nước trình Ủy ban nhân dân. Được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Hướng dẫn lập dự toán thu ngân sách và thông báo số kiểm tra.

- Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán thu ngân sách.

- Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán thu ngân sách Nhà nước. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân

sách cấp mình, đảm bảo dự toán ngân sách cấp thấp nhất là cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước.

Cơ quan tài chính phối hợp với cơ quan thu tổng hợp toàn bộ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn; các khoản thu NSNN của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát sinh, phải nộp trong năm kế hoạch, trong đó có tính các khoản thu phát sinh từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi thuế.

Khi xây dựng dự toán thu NSNN năm sau cơ quan tài chính phải dựa trên cơ sởđánh giá đầy đủ kết quả thực tế thực hiện năm trước; yêu cầu phấn đấu và khả năng thực hiện năm kế hoạch và số kiểm tra về dự toán thu năm kế hoạch đã được thông báo, việc xây dựng căn cứ vào báo cáo thực hiện thu NSNN từ KBNN, căn cứ vào kế hoạch năm đã được giao và thông báo.

Dự toán thu phải bảo đảm tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo các quy định của pháp luật về thuế, chế độ thu, trong đó, chú ý những chế độ, chính sách thu mới được ban hành sửa đổi, bổ sung thêm.

Kế hoach thu NSNN sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, được gửi cho các cơ quan thu, các đơn vị thực hiên. Kế hoạch thu là mức giao tối thiểu để các đơn vị phấn đấu thực hiện. Kế hoạch thu được cơ quan tài chính cụ thể về chi tiết đến từng sắc thuế theo quy định của pháp luật về thuế theo năm ngân sách, đồng thời, lập kế hoach thu theo quý về chỉ tiêu tổng số phấn đấu theo quý, gửi các cơ quan thu để đôn đốc theo dõi thực hiên, gửi KBNN để làm căn cứ tổ chức thực hiên thu NSNN.

Quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước:

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu gửi cơ quan tài chính vào cuối quý trước.

Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo Luật (các luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí,...). Tất cả các nguồn thu đều được thực hiện thông qua hệ thống kho bạc nhà nước.

Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách, cụ thể là:

- Các khoản thu thuế được thu bởi hệ thống cơ quan thuế của tỉnh bao gồm: Cục thuế của tỉnh, các chi cục thuế cấp quận, huyện, các tổ đội thuế cấp phường, xã;

- Các khoản thu phí, lệ phí ... được thu thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước các cấp;

- Các khoản thu chuyên biệt do các cơ quan chuyên trách như Hải quan, các cơ quan khác được ủy quyền các khoản thu còn lại của NSNN.

Các khoản thu này được Sở Tài chính tỉnh tập trung về hệ thống kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Nội dung thực hiện thu Ngân sách nhà nước:

- Trên cơ sở kế hoạch thu ngân sách hàng quý, năm, lịch thu do cơ quan thu gửi đến, KBNN tổ chức các điểm thu, bảo đảm thu nhanh, an toàn các khoản thu NSNN, thuận tiện cho người nộp thuế. Thực hiện in và quản lý chứng từ thu qua KBNN theo đúng quy định;

- Tập trung các khoản thu NSNN và phân chia các khoản thu theo đúng tỷ lệ phần trăm (%) đối với từng khoản thu cho ngân sách các cấp theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Phối hợp đối chiếu số liệu thu NSNN với các cơ quan thu bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời;

- Hàng ngày, KBNN tập hợp các liên chứng từ thu NSNN (tiền mặt và chuyển khoản) và lập bảng kê chứng từ thu phân theo cơ quan thu, gửi cho cơ quan thu liên quan để đối chiếu, theo dõi, quản lý; truyền dữ liệu về thu NSNN vào cơ sở dữ liệu thu, nộp thuế theo quy định;

- Định kỳ theo chế độ, KBNN báo cáo kế toán thu NSNN, tổng hợp kết quả thu NSNN trên địa bàn gửi KBNN cấp trên và cơ quan thu đồng cấp;

- Trường hợp phát hiện chứng từ thu NSNN chưa chính xác (về người nộp thuế, mục lục NSNN...), KBNN thực hiện tạm thu ngân sách (theo mục tạm thu chưa đưa vào cân đối ngân sách), đồng thời, thông báo cho cơ quan thu để xử lý; khi có xác nhận của cơ quan thu, KBNN chuyển từ mục tạm thu vào thu NSNN;

- KBNN nơi người nộp thuế mở tài khoản có trách nhiệm trích tài khoản tiền gửi của người nộp thuế theo lệnh thu của cơ quan thu để nộp NSNN theo quy định tại Điều 114 Luật Quản lý thuế;

- Xác nhận số liệu thu ngân sách theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc của người nộp thuế (khi có yêu cầu của cơ quan thu);

- Thực hiện hoàn trả các khoản thu NSNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- KBNN phối hợp xây dựng hệ thống truyền dữ liệu đảm bảo tính bảo mật và an toàn để sử dụng dữ liệu điện tử thay cho báo cáo bằng giấy. Phối hợp với cơ quan tài chính đảm bảo hệ thống thông tin hoạt động liên tục phục vụ cho việc trao đổi thông tin.

Các hình thức thu ngân sách nhà nước:

- Thu bằng chuyển khoản: có các hình thức thu như thu từ tài khoản người nộp tại ngân hàng, ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản KBNN để ghi thu ngân sách nhà nước; thu bằng chuyển khoản từ tài khoản của người nộp tại KBNN, KBNN thực hiện trích tài khoản của người nộp để ghi thu NSNN.

Thời điểm xác định người nộp thuế đã thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN là thời điểm Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng xác nhận trên giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản.

- Thu bằng tiền mặt: Thu bằng tiền mặt nộp trực tiếp vào KBNN; Thu bằng tiền mặt vào ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản. Hình thức này áp dụng đối với các ngân hàng có thoả thuận với KBNN về việc thu tiền mặt vào tài

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận tây hồ, thành phố hà nội (Trang 29 - 42)