6. Kết cấu của luận văn
1.2. CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Một trong những biện pháp hiệu quả nhất, quan trọng nhất để nâng cao vị thế của các NHTM là nâng cao chất lượng cho vay nói chung và cho vay DNNVV nói riêng.
Lý do quan trọng nhất của việc nâng cao chất lượng cho vay đối với bản thân ngân hàng chính là chất lượng cho vay sẽ quyết định đến việc tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng cho vay của Ngân hàng có tốt thì khả năng cung ứng dịch vụ của ngân hàng mới cao, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, tạo thêm đuợc nhiều vốn từ việc quay vòng vốn vay tốt, tạo thêm nhiều sản phẩm để phục vụ được thêm nhiều đối tượng khác nhau. Chất lượng cho vay Ngân
hàng tốt sẽ giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí thiệt hại, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Từ đó tạo ra uy tín, thế mạnh và vị thế cho ngân hàng trong thị trường. Chính vì những lý do trên mà các NHTM luôn luôn phải quan tâm để làm sao nâng cao được chất lượng cho vay của mình.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính
Trong quá trình đánh giá chất lượng cho vay, các chỉ tiêu định tính được phản ánh qua việc đánh giá nội dung của quy định, quy trình, thủ tục cho vay, qua mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng.
Thứ nhất: Sự hài lòng của khách hàng về cơ sở vật chất, cách thức phục vụ của ngân hàng. Ngân hàng cần tạo được ấn tượng thiện cảm trong lòng khách hàng, mang tới cho doanh nghiệp cảm giác an tâm khi đến giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng phải có bảo vệ, có bãi gửi xe, nhân viên cư xử lịch sự, đón tiếp niềm nở, tận tình, chu đáo, cơ sở vật chất hiện đại, thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng,...Cách bố trí sắp xếp trong phòng làm việc, trang phục nhân viên, đặc biệt là thái độ của cán bộ quan hệ khách hàng cũng như uy tín, vị thế của ngân hàng trong mắt khách hàng cũng là một yếu tố tác động góp phần tạo nên chất lượng cho vay cho ngân hàng.
Thứ hai: Sự thỏa mãn của doanh nghiệp nhỏ và vừa về các sản phẩm của ngân hàng. Ngân hàng cần thường xuyên nghiên cứu đánh giá thị trường nhằm có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung thêm các sản phẩm dịch vụ mới đảm bảo tính cạnh tranh, cùng với đó thực hiện đổi mới trang thiết bị và công nghệ hiện đại, nhằm cung cấp các giao dịch cho khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo an toàn, chính xác. Để ứng dụng được khoa học công nghệ mới, cán bộ ngân hàng phải nâng cao trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng cùng với công nghệ hiện đại sẽ góp phần thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Thứ ba: Sự tuân thủ về quy định, quy trình, thủ tục cho vay, cam kết chất lượng, các văn bản pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng. NHTM khi thực hiện hoạt động kinh doanh của mình đều phải tuân theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời các NHTM cũng phải tuân thủ các quy định, quy trình, thủ tục cho vay nội bộ của chính mình. Các văn bản này được thiết lập nhằm phòng chống và hạn chế các rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động chung của các NHTM và hiệu quả hoạt động cho vay nói riêng. Việc này càng đặc biệt quan trọng đối với hoạt động cho vay các DNNVV, vì cho vay đối tượng này ẩn chứa nhiều rủi ro.
Đặc biệt là cam kết về chất lượng cho vay của NHTM được công bố công khai cho khách hàng như về thời gian cho vay, thủ tục quy trình cho vay, giá cả các sản phầm dịch vụ có ổn định và phù hợp với xu thế diễn biến của thị trường chung.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu định lượng
a. Số lượng khách hàng, dư nợ cho vay, doanh số cho vay, doanh số thu nợ DNNVV
Số lượng khách hàng cho vay DNNVV là số khách hàng hiện hữu tại một thời điểm xác định.
Dư nợ cho vay DNNVV là chỉ tiêu phản ánh ngân hàng hiện đang cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản ngân hàng phải thu về. Dư nợ bao gồm dư nợ bình quân trong một khoảng thời gian và dư nợ xác định tại một thời điểm nhất định.
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh số vốn vay mà ngân hàng cung ứng cho nhóm khách hàng DNNVV nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp..
Doanh số thu nợ là tổng số tiền ngân hàng đã thu nợ từ khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định.
Tỷ trọng dư nợ phản ánh lượng vốn mà khách hàng DNNVV sử dụng của ngân hàng tại một thời điểm cụ thể, con số này mà tăng trưởng đều và ổn định qua các năm chứng tỏ quy mô hoạt động cho vay tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc hiệu quả cho vay tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc hiệu quả cho vay DNNVV được nâng cao, tình hình hoạt động của ngân hàng tiến triển tốt.
Cùng chỉ tiêu dư nợ cho vay, các ngân hàng thương mại còn sử dụng thêm chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay đối với DNNVV khi xem xét đến chất lượng cho vay đối với DNNVV.
Tỷ trọng dư nợ
cho vay DNNVV =
Dư nợ cho vay DNNVV ×100% Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này là một số tương đối, cho biết trong tổng dư nợ của ngân hàng thì hoạt động cho vay DNNVV đóng góp bao nhiêu.
c. Nợ quá hạn, nợ xấu cho vay DNNVV
- Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNVV =
Tổng nợ quá hạn cho vay DNNVV
×100% Tổng dư nợ
Việc phân loại nợ được thực hiện theo quy định tại từng quốc gia, thông thường các khoản nợ của NHTM được chia thành 05 nhóm sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Như vậy, chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện các khoản nợ của ngân hàng không được thu hồi đúng hạn càng cao, vốn vay bị doanh nghiệp chiếm dụng càng lớn, rủi ro của các khoản vay cao dẫn đến chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại thấp. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thể hiện các khoản vay có tỷ lệ rủi ro thấp, khả năng các khoản vay không được hoàn trả thấp,
ngân hàng thương mại thu hồi được nợ gốc và lãi từ khoản vay đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.
Để phòng ngừa và xử lý nợ quá hạn thì phải có cái nhìn đúng đắn về nợ quá hạn, đặc biệt là không nên che dấu nợ quá hạn dưới bất cứ hình thức nào. Có như vậy, mới tìm ra được những phương thuốc hữu hiệu để điều trị nó. Đánh giá đúng thực chất nợ quá hạn và khả năng tiềm ẩn nợ quá hạn sẽ giúp hạn chế được nó.
- Nợ xấu: Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV =
Tổng nợ xấu cho vay DNNVV
×100% Tổng dư nợ cho vay DNNVV
Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại. Cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng cho vay của ngân hàng càng cao và ngược lại. Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu < 3% là chấp nhận được.
d. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu:
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tính theo đơn vị phần tram (%) và được xác định bằng công thức:
Tỷ lệ an toàn
vốn =
Vốn cấp I + Vốn cấp II
×100% Tài sản đã điều chỉnh rủi ro
Tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng, được các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng thuộc Ủy ban Basel dày công xây dựng và phát triển. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hiện tại đang yêu cầu ở mức 8% theo Hiệp ước Basel.
e. Chỉ tiêu mức sinh lời từ cho vay DNNVV
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và cao nhất mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hướng tới. Vì vậy, lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNNVV phản ánh
cơ bản hiệu quả hoạt động cho vay đối với DNNVV. Lợi nhuận được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ sinh lời từ
cho vay DNNVV =
Lợi nhuận từ cho vay DNNVV
×100% Dư nợ bình quân cho vay NNVV
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời từ các khoản cho vay DNNVV. Tỷ lệ sinh lời càng cao chứng tỏ khoản cho vay đó càng có hiệu quả.
Tỷ lệ thu nhập từ
cho vay DNNVV =
Thu nhập từ cho vay DNNVV
×100% Tổng thu nhập của ngân hàng
Việc phân tích tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay giúp NHTM nhận biết được khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay DNNVV trong tổng thu nhập của ngân hàng, từ đó đánh giá được tình hình cho vay và giúp NHTM có những biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay.
f. Hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay DNNVV
Hiệu suất sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp khách hàng trong hoạt động của ngân hàng.
Hiệu suất sử dụng vốn trong cho vay DNNVV =
Tổng dư nợ cho vay DNNVV
×100% Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị huy động vốn thì có bao nhiêu được sử dụng cho vay trực tiếp khách hàng. Vì cho vay là hạng mục sinh lời chủ yếu, nên hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.
Trên đây là các chỉ tiêu về mặt định tính và định lượng để đánh giá chất lượng cho vay đối với DNNVV tại NHTM. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ, liên quan với nhau, từ số liệu của chỉ tiêu này để tính toán chỉ tiêu kia. Vì thế khi đánh giá tổng quát về chất lượng hoạt động cho vay chung của một ngân hàng và đối với DNNVV nói riêng, cần xem xét tổng thể các yếu tố này trong điều kiện kinh tế cụ thể tại từng thời điểm để đưa ra những kết luận, đánh giá hợp lý.