6. Kết cấu của luận văn
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay
Công tác thẩm định là việc ngân hàng xem xét một cách toàn diện đề nghị vay vốn của khách hàng nhằm đánh giá khả năng trả nợ và lãi của khách hàng để quyết định cho vay. Công việc này phải được thực hiện trước khi quyết định cho vay, vì vậy để nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới, chi nhánh cần đẩy mạnh các hoạt động sau:
Thứ nhất, thu thập thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng vay do thông tin có vai trò quan trọng trợ giúp đắc lực cho cán bộ thẩm định có thể đánh giá, phân tích, dự báo và đưa ra những nhận định chính xác hơn về khách hàng. Cần tăng cường công tác lưu trữ thông tin của khách hàng vay vốn để đảm bảo nguồn khai thác thông tin được phổ biến cập nhật.
Thứ hai, phân tích và đánh giá chính xác năng lực tài chính và năng lực kinh doanh của khách hàng. Để đánh giá chính xác năng lực tài chính và năng lực kinh doanh của khách hàng thông qua các báo cáo tài chính khách hàng cung cấp, cán bộ cần thẩm định những chỉ tiêu thường bị chỉnh sửa để phù hợp với quy định của ngân hàng. Theo chính sách cho vay hiện tại, thông tư 39 của Ngân hàng nhà nước, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp nộp cho ngân hàng phải là báo cáo tài chính kiểm toán, thuế hoặc nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phải là báo cáo nội bộ tự lập.
Thứ ba, để có đầy đủ các thông tin đánh giá, chấm điểm xếp hạng khách hàng, cán bộ cho vay còn cần thu thập và đánh giá đầy đủ các thông tin phi tài chính. Việc phân tích các thông tin về chất lượng và khả năng điều hành của bộ máy quản lý, uy tín của doanh nghiệp, lịch sự giao dịch tại các Tổ chức tín dụng, các yếu tố phản ánh từ bên ngoài. Phân tích thông tin và chất lượng và khả năng điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp thông qua các thông tin về vị trí của bộ máy lãnh đạo đối với người lao động để nhận xét về khả năng điều hành, phân tích thông tin về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của bộ máy quản lý, phân tích về khả năng hoạch định cách chính sách trong sản xuất và kinh doanh như chiến lược về sản phẩm, thị trường, chiến lược về khách hàng và định hướng phát triển của doanh nghiệp, năng lực tổ chức, phương án sản xuát kinh doanh, cách thức phân phối và tiêu thụ sản phẩm….
Thứ tư, khai thác kịp thời những thông tin về diễn biến của nền kinh tế những điều chỉnh trong cơ chế, chính sách có liên quan đến nghiệp vụ thẩm định. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan đơn vị tiên tiến, hội thi cán bộ giỏi để cán bộ có thể học hỏi rút kinh nghiệm
Thứ năm, kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác thẩm định chuyên trách của chi nhánh, để không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định, nâng cao chất lượng cho vay hạn chế thấp rủi ro trong cho vay,...
Thứ sáu, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác cho vay, công tác thẩm định, khuyến khích cán bộ tự đào tạo, tích cực tìm hiểu tham gia các đợt tập huấn nghiệp vụ để tự tích luỹ kinh nghiệm có thể hỗ trợ tiền mua các tài liệu, sách tham khảo, áp dụng khung lương, thưởng hợp lý với cán bộ có học vị và đóng góp cao cho ngân hàng.