6. Kết cấu của luận văn
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA MỘT SỐ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH
1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa củamột số chi nhánh ngân hàng thương mại một số chi nhánh ngân hàng thương mại
Các biện pháp nhằm nâng cao và cải thiện chất lượng cho vay đối với DNNVV được một số chi nhánh Ngân hàng trong khu vực tỉnh Bắc Ninh và các địa bàn lân cận triển khai thành công, đem lại nhiều kết quả tích cực. Đây đều là các chi nhánh ngân hàng có nhiều điểm tương đồng với Vietinbank Bắc Ninh về địa bàn, quy mô, cơ cấu tổ chức, đối tượng khách hàng,...rất phù hợp cho việc học hỏi kinh nghiệm và vận dụng tại Vietinbank Bắc Ninh.
1.3.1.1. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương – Chi nhánh Bắc Giang
Tuân thủ sổ tay tín dụng trong cho vay DNNVV
Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ quan hệ khách hàng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng cho mỗi cán bộ quan hệ khách hàng tra cứu để thực hiện phần hành công việc của mình một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, sổ tay tín dụng còn đề cập đến nội dung quản lý rủi ro tín dụng để các nhà quản lý có thể điều hành tín dụng trong khuôn khổ pháp lý và để kiểm soát, loại trừ các rủi ro tín dụng đã được lường trước.
Thực hiện chấm điểm xếp hàng khách hàng DNNVV trên hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ.
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, mức
phí, điều kiện tài sản bảo đảm với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngược lại là hạn chế quan hệ tín dụng, tăng cường các biện pháp bảo đảm với các nhóm khách hàng xếp hạng thấp.
Thẩm định tài sản bảo đảm.
Việc ngân hàng nhận thế chấp tài sản là bất động sản hay động sản thường gặp khá nhiều rủi ro như bất động sản thuộc khu vực quy hoạch, bất động sản đang xảy ra tranh chấp hoặc máy móc thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài thường có giá cao hơn giá trị thực tế,… Tuy nhiên, cán bộ cho vay thường bỏ qua một số bước khi thẩm định tài sản bảo đảm dẫn đến việc chi nhánh gặp khó khăn khi xử lý tài sản bản đảm.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Từ Sơn
Trong bối cảnh tình hình nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tăng cao những năm gần đây, BIDV chi nhánh Từ Sơn luôn xác định việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ trọng tâm chiến lược, góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh đề ra. Các giải pháp quản lý, xử lý nợ được ban lãnh đạo BIDV chi nhánh Từ Sơn quan tâm sát sao và chú trọng thực hiện nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng nợ, trong đó, một biện pháp hiệu quả có thể kể đến đó là việc hỗ trợ vốn để các DNNVV khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh để thu nợ. Cán bộ ngân hàng thường xuyên và chủ động phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời gian trả nợ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Tiên Sơn
Tuân thủ quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay.
Các cán bộ cho vay trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay của DNNVV có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản bảo đảm của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá mức độ tín nhiệm và phân
loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động tín dụng luôn an toàn, hiệu quả.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Côngthương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
Từ những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng cho vay nói chung và chất lượng cho vay đối với DNNVV nói riêng của các NHTM, Vietinbank Chi nhánh Bắc Ninh rút ra những bài học cần nghiên cứu vận dụng như sau:
Thứ nhất, tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ cho vay, quy trình kiểm tra giám sát khoản vay. Đây là những tài liệu xương sống cho việc thực hiện các hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ cho vay, quy trình kiểm tra giám sát khoản vay để phù hợp với tình hình thị trường, đảm bảo năng lực cạnh tranh của ngân hàng và phù hợp khẩu vị rủi ro của Vietinbank là việc hết sức quan trọng.
Thứ hai, cần thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng DNNVV theo đúng quy định bao gồm chấm điểm định kỳ và chấm điểm đột xuất nhằm xác định chính xác, kịp thời hạng rủi ro của khách hàng, qua đó đưa ra được các quyết định xử lý phù hợp.
Thứ ba, nên thuê các công ty thẩm định giá để thẩm định tài sản bảo đảm vì đối với ngân hàng cho vay thì khâu định giá tài sản bảo đảm rất quan trọng và là căn cứ để quyết định cho vay và xác định mức cho vay đối với khách hàng nói chung và với DNNVV nói riêng. Việc thuê các công ty định giá góp phần giảm thiểu rủi ro cho khoản vay do tài sản bảo đảm còn là nguồn thu nợ thứ hai của NHTM trong trường hợp khách hàng gặp rủi ro về khả năng trả nợ.
Thứ tư, trong một số trường hợp khi DNVVV lâm vào hoàn cảnh khó khăn, khách hàng có thể được ngân hàng xem xét bổ sung thêm vốn vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh, trả được nợ cũ và cả nợ mới. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết có thể xem xét hỗ trợ miễn giảm lãi cho khách hàng vay, giảm một phần nghĩa vụ tài chính để khách hàng có thể sớm khắc phục tình trạng tài chính của mình.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay, bao gồm công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra tình hình tài chính và kiểm tra tài sản bảo đảm nhằm kịp thời cung cấp cho ban lãnh đạo thông tin cập nhật để việc đưa ra những chính sách, chỉ đạo sát với thực tế của khách hàng DNNVV, phù hợp với định hướng kinh doanh, khẩu vị rủi ro của ngân hàng, hạn chế tối đa phát sinh mới nợ quá hạn, nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương I đã khái quát được những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay khách hàng DNNVV trong đó bao gồm những nội dung khái lược về hoạt động cho vay, chất lượng cho vay khách hàng DNNVV, phân loại và vai trò của cho vay DNNVV, các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay DNNVV và là cơ sở để triển khai nghiên cứu tại Vietinbank – Chi nhánh Bắc Ninh được trình bày trong chương II. Đồng thời, chương I đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm của các NHTM khác nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng DNNVV của Vietinbank – Chi nhánh Bắc Ninh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG