Các nghi lễ thờ cúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông tô lịch, hà nội (Trang 88 - 110)

7. Nội dung của luận văn

3.1. Đặc trƣng hoạt động thờ cúng các vị thần của các làng ven sông Tô Lịch

3.1.3. Các nghi lễ thờ cúng

3.1.3.1. Người đảm nhận việc thờ cúng

Việc đảm nhận thờ cúng các vị thần được coi là công việc chung của cả làng, do đó chính dân làng lo việc cúng tế, đứng đầu là các vị chức sắc trong làng. Trước kia, các làng ven sông Tô đều có một số ruộng công giao cho dân làng cày cấy lấy lợi làm lễ, chủ tế là người cao tuổi có uy tín. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, làng trở thành phố nên ruộng công cũng không còn. Thông thường, một làng sẽ thành lập “hội thờ cúng”, đôi khi chặt chẽ như một đoàn thể tư, có quyền quản trị tài sản và đứng tên trong các tài khoản ngân hàng cũng như trước pháp luật. Các hoạt động thờ cúng, đặc biệt là lễ hội khi tổ chức đều dựa vào sự đóng góp của dân làng cũng như du khách thập phương.

Tế xuân và tế thu là hai dịp tế lễ quan trọng nhất trong năm trong tín ngưỡng thờ thần của các làng, do đó, việc chuẩn bị tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng. Trước khi tổ chức lễ hội hàng năm, mỗi làng sẽ có một ban khách tiết được lựa chọn ra bao gồm các cụ cao niên. Các cụ trong ban ấy đều là những người được kính trọng, có uy tín. Ban khánh tiết sẽ họp bàn định phân công, lo liệu công việc trong năm, các hoạt động thờ cúng. Tuy nhiên, hiện nay thành phần ban khánh tiết cũng có sự thay đổi không chỉ bao gồm các cụ cao niên trong làng mà còn có sự góp mặt của một số lãnh đạo của xã, thôn, tổ dân phố, tham gia vào các hoạt động chung của làng. Điều này cho thấy sự thay đổi rõ nét về thành phần những người đảm nhận hoạt động thờ cúng hay cụ thể hơn chính là sự xâm nhập của “quan phương” vào hoạt động mang tính tín ngưỡng này.

Việc thờ thần là một việc quan trọng của làng, do đó làng sẽ cắt cử ra một người coi đình, đền, miếu, gọi là thủ từ hoặc ông từ. Đây là một người chuyên trách trông coi hương khói, giữ đồ thờ phụng và có mặt ở đình cả ngày. Ông từ thường được lựa chọn rất kỹ lưỡng với các tiêu chuẩn như phải người gốc làng, có tư cách đạo đức tốt, gia đình song toàn, thuận hòa, không có tang lễ. Trước đây, các làng thường quy định thủ từ phải là nam giới, người gốc ở làng. Tuy nhiên, hiện nay, một số đình cũng có cả thủ từ là nữ và không nhất thiết thủ từ phải là người dân

chính gốc trong làng mà có thể là rể hoặc người sống ở làng, người có sự tham gia mật thiết vào các hoạt động thờ cúng của làng.

3.1.3.2. Đồ thờ cúng

Đồ thờ cúng trong các di tích thờ tự đình, đền, miếu được coi như giấy thông hành, để con người tiếp cận với đấng siêu nhiên, là một “công cụ” phục vụ cho hoạt động tính ngưỡng. Trong quan niệm của người dân thì đồ thờ được gán cho có một sức mạnh tiềm ẩn, không chỉ là một thực thể mang tính vật chất, hữu hình mà còn có ý nghĩa biểu tượng cao, thể hiện mối quan hệ, sự giao tiếp giữa cái trần tục và thiêng liêng.

Tại các di tích tín ngưỡng ven sông Tô, mỗi đồ thờ thường gắn với những loại hình di tích nhất định. Tuy nhiên, một số loại đồ thờ được sử dụng phổ biến cho tất cả các loại hình kiến trúc thờ cúng thần với một ý nghĩa tương ứng nhất định. Sự bài trí của đồ thờ cùng hệ thống tượng theo trục hệ tương đối chặt chẽ và có sự hài hòa về cấu trúc không gian. Bên cạnh các đồ thờ được đặt trên nhang án như: bát hương, cây đèn, lọ hoa còn có các đồ thờ ngoài hệ thống nhang án như linh vật (long, lân, quy, phượng), bát bửu, chấp kích, chiêng, trống, hoành phi câu đối,...được bài trí theo một quy chuẩn nhất định.

Trên vị trí cao nhất trong gian thờ, tượng thần linh được coi là trung tâm của ngôi đình, đền. Đồ thờ bài trí có xu hướng tiến về trung tâm theo trục dọc, các linh thú trong tư thế đối diện nhau. Thông thường, các thần thờ trong đình được thể hiện dưới dạng bài vị được đặt trên những chiếc ngai bành trông rất uy nghiêm.

Nhang án gỗ đứng ở vị trí giữa khá phổ biến trong không gian thờ của các di tích thờ cúng như đình, đền. Bàn thờ được coi là cõi của thần linh. Hương và nến, hai cây nến đặt bên ngoài cùng tượng trưng cho hai vầng nhật nguyệt, hương vòng cháy theo ngược chiều kim đồng hồ với ý nghĩa thờ thần mặt trời, tư duy nông nghiệp. Bát hương, chân nến, lư đỉnh chủ yếu làm bằng gốm, đá, đồng. Bát bửu là 8 đồ quý mang tính chất tượng trưng và ước vọng được sử dụng trong lễ rước. Bộ bát bửu ở những nơi thờ tự này thường bao gồm: mâu, đao, thương, kích, chấp, chùy, trượng, mác. Vì bộ bát bửu này phần nhiều là những loại vũ khí biểu tượng cho sức mạnh vũ lực, nên đôi khi người ta còn gọi là bộ chấp kích hay lỗ bộ. Các loại binh

khí trên đây khi trở thành đồ thờ, chúng đều được gia công bằng gỗ và có kích thước lớn bằng hoặc gần bằng vật thật.

Có thể nói rằng, việc bài trí đồ thờ trong các kiến trúc thờ cúng của người Việt nói chung không mang nhiều ý nghĩa triết học cao siêu khó hiểu của hình tượng, mà nó thường mang tính thực dụng, dễ hiểu, thể hiện sự gần gũi của thần linh với cuộc sống của nhân dân. Đồ thờ cúng trong di tích thờ thần tại các làng ven sông Tô về cơ bản cũng mang những đặc điểm chung của cách bài trí đó.

3.1.3.3. Lễ vật

Lễ vật thờ cúng theo quan niệm của người dân được gán cho sức mạnh tâm linh, thông qua chúng thể hiện tấm lòng thành kính đối với các vị thần linh. Sự thông công giữa thần linh và lễ vật, bữa ăn mang tính cộng cảm, liên kết giữa thần linh và con người. Chính lòng tin vào sự bất tử và linh hồn chỉ là sự tiếp nối của con người sau khi chết đi ở một thế giới khác là nguồn gốc của tục thờ cúng tổ tiên và thờ thánh nói chung.

Tùy thuộc vào tính chất, quy mô của các hoạt động thờ cúng mà các lễ vật ở các làng cũng có sự khác biệt. Lễ vật chính trong lễ tế lớn như tế xuân thu nhị kỳ, lễ cơm mới thường bao gồm “vật tam sinh” (dê, bò, heo), ngoài ra còn có hoa trái, trầu rượu, xôi bánh,...do ban tổ chức chuẩn bị hoặc đồ lễ của dòng họ, gia đình và hiện nay xu hướng các lễ vật được chuẩn bị bởi các gia đình, dòng họ trong các ngày lễ lớn khá phổ biến. Lễ vật sau khi đã thực hiện các nghi thức thờ cúng sẽ được thụ lộc tại đình, đền, miếu. Nếu như trước kia, trong các ngày lễ lớn thì lễ vật thường đa dạng bao gồm cả bò, heo thì hiện nay các lễ vật để cúng thần tại các làng đã đơn giản hóa hơn. Hội làng Linh Đàm tổ chức ngày 9 và 10 tháng Hai nhưng từ mùng 9 là ngày chuẩn bị, trai làng phải tát ao để chọn cá to làm cỗ cúng.

Tổ dân phố Đại Từ dâng lễ thánh trong ngày hội làng (Ảnh tác giả luận văn chụp ngày 20/3/2013 tức ngày 10/2 Âm lịch)

Ngoài ngày lễ chính thì ở các di tích còn có những ngày lễ vào ngày sóc, vọng (ngày rằm, mùng một), dân làng thường dâng lễ thánh nhưng đơn giản hơn rất nhiều so với các ngày lễ trọng, bao gồm hoa quả, bánh trái và thường không có lễ mặn.

Theo phong tục của các làng ven sông Tô Lịch thì lễ vật dùng để lễ thần thánh không nhất thiết phải là cỗ mặn mà có thể là cỗ chay: hương hoa oản quả và việc sắm lễ không phải là câu nệ, bắt buộc mà cốt là ở tấm lòng thành kính đối với thần thánh.

3.1.3.4. Nghi lễ thờ cúng trong các ngày lễ lớn

Thông thường, một tôn giáo (religion) cần hội đủ các tiêu chuẩn: có một nền thần học hay giáo lý, có giới tăng lữ hay giáo sĩ và có nghi lễ. Khi tôn giáo đi vào tổ chức quy củ thì gọi là giáo hội. Thiếu một hay một số những yếu tố kể trên, người ta gọi là tín ngưỡng. Theo như thế, việc thờ cúng các danh nhân, anh hùng của người Việt Nam thuộc vào hàng các tín ngưỡng.

Việc thờ cúng các vị thần do những người hoặc những hội thờ cúng có nhiệm vụ chính thức đảm trách. Nghi lễ thường bao gồm hai phần là cúng (hay khấn) và tế.

Phần tế lễ diễn ra trong lễ kỳ phúc vào mùa xuân thường được thực hiện long trọng nhất. Trong lễ kỳ phúc tại các làng ven sông Tô thường được tổ chức một hoặc hai lần xuân thu mỗi năm vào dịp kỉ niệm ngày Thánh đản hoặc ngày kỵ Thánh. Việc tổ chức lễ hội này sẽ được quyết định tuỳ theo phong tục của từng làng. Như vậy, lễ là hình thức cúng theo lịch trình hàng tháng, hàng năm, còn tế thường chỉ thực hiện vào dịp hội làng tổ chức long trọng như tế xuân và tế thu.

Cả lễ hội là một đại diễn xướng trong đó bao gồm nhiều loại diễn xướng to nhỏ khác nhau, tuy nhiên chúng kết hợp theo một trình tự và cấu trúc chặt chẽ, lễ hội ít nhất cũng phải diễn ra trong hai đến ba ngày. Lễ tế và rước bao giờ cũng diễn ra vào ngày chính hội. Trong một số trường hợp các hình thức diễn xướng sự tích, thi tài, vui chơi giải trí diễn ra đồng thời hay diễn ra sau các diễn xướng nghi lễ.

Thời gian tổ chức lễ hội không nhất thiết phải trùng với ngày sinh, ngày hóa của thần mà thường diễn ra đầu năm hoặc một thời gian thuận lợi nhất. Ngày lễ đó truyền từ đời này sang đời khác nhưng cũng có thể được thay đổi bởi đời sau cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng làng.

Thông thường một lễ hội tại các làng ven sông Tô sẽ có các nghi lễ: lễ mộc dục, lễ tế gia quan, lễ rước, lễ tế khai hội và tế rã đám.

*Phần lễ

Tế lễ trong hoạt động thờ cúng tại các làng ven sông Tô Lịch chủ yếu được thực hiện vào dịp xuân thu (xuân thu nhị kỳ) hoặc các ngày lễ lớn như lễ lớn như lễ vào hè, lễ cơm mới. Trước đó, các cụ cao niên và chức sắc họp bàn việc mở hội làng, bầu ra Ban Khánh Tiết, bao gồm những người được kính trọng, có uy tín trong làng. Ban khánh tiết sẽ họp bàn định phân công, lo liệu công việc trong năm, mời và trả lễ các đình làng bên khi được mời lại, trong đó quan trọng nhất là cúng kỳ yên. Ban Khánh Tiết sẽ cắt cử, chỉ định công việc của từng người, kén chọn nam thanh nữ tú phục vụ cho việc tế rước.

Lễ hội thường tổ chức vào ngày sinh, ngày hóa của thánh (kỵ thánh) tỏ lòng biết ơn nhớ cội nguồn, cầu mong, cố kết cộng đồng và vui chơi giải trí sau những ngày làm việc vất vả. Trước ngày lễ chính thường có lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần

hay thần vị), lễ này thường được tiến hành vào nửa đêm hôm trước ngày khai hội. Trước khi làm lễ mộc dục, có nơi người ta tổ chức lễ rước nước. Trước khi thực hiện việc tắm tượng (lau chùi tượng thờ) phải làm lễ cáo thần. Sau lễ mộc dục là tế gia quan (mặc áo, đội mũ cho tượng thần). Nếu thần không có tượng mà chỉ có bài vị (thần vị) thì áo mũ đặt lên ngai. Sau đó tượng thần (hay thần vị, hoặc có khi chỉ là áo mũ) đặt lên kiệu, chuẩn bị cho đám rước thần sáng ngày khai hội.

Đồ mã chuẩn bị cho lễ Cầu mát tại đình Gừng – Khương Hạ (Ảnh tác giả luận văn chụp ngày 14/5/2013 tức ngày 6/4 Âm lịch)

Sau lễ mộc dục làng sẽ biện lễ xôi gà dâng thánh, xin tiền âm dương để mở cửa hậu cung rước thánh ra ngoài. Thường có rước, tế lễ, dâng hương, diễn lại điển tích của các thần. Trước khi tế, làng thường tổ chức một đoàn người mang long ngai, bát bửu, cờ quạt từ đình đến đền, miếu để rước thần. Ngai thờ thần được đặt trên kiệu bát cống do tám chàng trai khỏe mạnh trong làng khiêng, phía trước là cờ quạt, bát bửu.

Nếu nhiều làng cùng thờ một thành hoàng thì các “làng em” phải rước long ngai, bát bửu từ làng mình về làng anh (làng chính) để tế công đồng. Khi hết hội

dân làng lại rước thần từ đình về đền, miếu. Sở dĩ có tục lệ này là bởi theo quan niệm dân gian, thần - thành hoàng được thờ chính ở đền, nghè, miếu còn đình chỉ là nơi thờ vọng, là nơi làm việc của thành hoàng. Để ly kỳ hóa sự linh thiêng của thần thánh làng minh, nhiều truyền thuyết về sự khác thường cũng được lưu truyền: những ai báng bổ, không tôn thờ thần thánh thì đều bị thánh phạt, có kết cục không hay hoặc như hôm rước thánh thời tiết có hiện tượng, trong nơi thờ tự có hiện bất thường xảy ra.

* Tế lễ

Cùng với việc phong thần của triều đình phong kiến (mà các sắc phong hiện lưu giữ sớm nhất từ thời Hậu Lê) đối với các thần linh ở làng xã việc du nhập thể thức nghi lễ triều đình đối với các cuộc tế lễ, chừng nào đó thể hiện sự cung đình hóa của nhà nước phong kiến vào trong đời sống nghi lễ các làng.

Tế là một hình thức diễn xướng mang tính nghi lễ. Tế thường vào ngày chính hội với nghi thức rất trang trọng, kéo dài, phân thành các tuần lễ khác nhau, như tuần dâng hương, tuần dâng hoa, tuần dâng rượu, tuần dâng trà,...Hiện nay, tại các làng ven sông Tô thì nghi thức tế đã rút gọn qua ba tuần tế: hương, hoa, rượu. Tế là nghi thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh với ngôn ngữ, ăn mặc, đi đứng, điệu bộ khác thường, mà hình thức hiện tại của nó là mô phỏng phong cách cung đình Huế thế kỉ XVIII – XIX.

Tại các làng ven sông Tô Lịch, việc tế lễ thường sẽ do hai đội tế nam và đội dâng hương nữ (tế nữ) đảm nhiệm nhưng có kiêng kỵ rõ ràng là những người có tang thì không được phép ra đình. Đội tế nữ thường đông hơn tế nam, đây là một biến đổi trong hoạt động tế lễ so với trước kia khi người phụ nữ không được vào các nơi linh thiêng. Tuy nhiên, cũng có những làng không có tế nữ mà chỉ có tế nam. Riêng làng Thanh Liệt thì tế nữ chỉ có ở đền thờ Văn thờ Mẫu còn trong ngày lễ chính mùng 10 tháng Hai Âm Lịch thì chỉ có đội tế nam thực hiện nghi thức tại đình Ngoại thờ Phạm Tu và đình Nội thờ Chu Văn An.

Đọc chúc trong phần tế lễ tại chùa Láng

(Ảnh tác giả luận văn chụp ngày 15/4/2013 tức ngày 6/3/2013 Âm Lịch)

Ban tế tại các làng được quy định ít nhất phải có 8 người: một chủ tế, hai bồi tế, một đông xướng, một tây xướng, một người đọc chúc và hai đến tám chấp sự. Người chủ tế mặc áo thụng đỏ, đội mũ tế, đi hia, còn các vị bồi tế, chấp sự mặc áo thụng xanh, trang phục tế phần nào giống với phẩm phục của quan lại triều đình xưa. Vị trí của các thành viên trong ban tế: đông xướng và tây xướng đứng hai bên hướng mặt vào chủ tế, bồi tế đứng sau chủ tế, chấp sự đứng hai hàng hai bên. Mọi hành động của người hành lễ phải nhất nhất tuân theo lời của đông xướng hô to và tây xướng lặp lại. Việc tế lễ cũng phải theo quy cách: 10 lạy, dâng 3 hoặc 5 tuần rượu mà hiện nay tại các đình, đền chủ yếu là dâng 3 tuần rượu.

Hoạt động tế lễ ở đình, đền, miếu thường không bao giờ ngả theo hướng phương thuật mà mang tính trần thế nhiều hơn. Một mặt các nghi thức vẫn phải tuân theo quy định chung nhưng vẫn có không gian riêng dành cho các tập tục. Với mỗi làng thì hoạt động tế lễ sẽ có sự thay đổi nhất định.

Đội múa sinh tiền tại lễ hội làng Kim Giang 2013

(Ảnh tác giả luận văn chụp ngày 22/3/2013 tức ngày 12/2 Âm lịch)

* Rƣớc

Lễ rước thần hay rước thành hoàng thường cử hành trước khi vào lễ khai hội và kết thúc hội. Nội dung, ý nghĩa của lễ rước ở mỗi lễ hội đều có sự khác biệt về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông tô lịch, hà nội (Trang 88 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)