Về tín ngưỡng thờ thầ nở các làng bên sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông tô lịch, hà nội (Trang 35 - 45)

7. Nội dung của luận văn

2.1. Các vị thần đƣợc tôn thờ trong không gian tín ngƣỡng hai bên sông

2.1.1. Về tín ngưỡng thờ thầ nở các làng bên sông Tô Lịch

2.1.1.1. Về tín ngưỡng thờ thần

Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng chính là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, siêu nhiên. Tín ngưỡng nguyên thuỷ chính là sản phẩm văn hoá của con người do trình độ sản xuất thấp kém, phụ thuộc vào thiên nhiên nên trong quá trình đấu tranh với tự nhiên đã nảy sinh tình cảm vừa sợ hãi vừa cầu mong sự nương tựa, trợ giúp của các yếu tố thần bí cho nên họ lấy một vật tự nhiên hoặc một sức mạnh tự nhiên nào đó làm đối tượng để sùng bái, để giải quyết những mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên.

Tín ngưỡng thực chất là một sản phẩm văn hoá, được hình thành trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với xã hội. Một tín ngưỡng nào đó chủ yếu là sự sùng tín, nó nằm trong tâm thức của con người trong sinh hoạt dân dã và được biểu hiện ra chủ yếu trong phong tục tập quán sinh hoạt chứ chưa được thể chế hóa hay trở thành giáo luật. Tín ngưỡng tại Việt Nam ban đầu mang tính chất dân gian, gắn với sinh hoạt của dân gian và đời sống của người nông dân.

Khái niệm “tín ngưỡng” mà chúng tôi sử dụng ở đây với ý nghĩa là hình thức tôn giáo sơ khai, tức là tín ngưỡng là hiện tượng có trước, dưới thành tố tôn giáo.

Việc thờ thần và thành hoàng của người Việt cũng xuất phát từ tín ngưỡng nguyên thuỷ, bên cạnh hiện tượng tự nhiên đã có sức mạnh của con người. Thần của một làng, qua thời gian và sự giao thoa văn hóa dần dần trở thành thần của nhiều làng, một vùng tức là mang tính “làng, liên làng, siêu làng” (chữ dùng của GS Hà Văn Tấn).

Trong luận văn, chúng tôi có sử dụng khái niệm “thần” làm yếu tố xuyên suốt cho một loại hình tín ngưỡng đó chính là tín ngưỡng thờ thần. “Thần là lực lượng

siêu tự nhiên được tôn thờ, coi là linh thiêng, có sức mạnh và phép lạ phi thường, có thể gây họa hoặc làm phúc cho người đời, theo quan niệm mê tín hoặc theo quan niệm tôn giáo.” [157, tr.1431,1432]. Ý niệm “thần” được nhân cách hoá, thần chủ yếu là các vị khi sống tài giỏi, thần kỳ, khi chết linh hồn biến thành thần và có yếu tố linh thiêng. Việt Nam không có một quốc giáo cụ thể nhưng có dạng thức có tính chất tôn giáo đa thần của làng xã đâu đâu cũng có thần.

Bên cạnh khái niệm “thần” cũng phải xét tới khái niệm “thánh” có mặt trong tín ngưỡng thờ thần của cư dân các làng ven sông Tô Lịch. Thánh có thể được hiểu là thần hay các nhân vật lịch sử có công với dân làng, đất nước, có đạo đức như Đức Thánh Trần. Thực chất, hai khái niệm “thánh” và “thần” có nhiều điểm chung nhưng không hoàn toàn bao hàm nhau. Thánh có thể mang ý nghĩa là một vị thần nhưng vẫn có có nhiều vị thần được nhân dân tôn thời mà không được coi là thánh. Thánh được coi là những vị “thần linh, người tài giỏi được thời ở đền chùa, bậc hiền triết, học rộng tài cao, người tài giỏi một nghề vượt trội người cùng thời, tài giỏi khác thường, như có phép màu” [157, tr.1467]. Theo như sự tôn sùng cũng như ngưỡng vọng của nhân dân thì tất cả các Thành hoàng làng đều được coi như những vị thánh. Thành hoàng làng trong tâm thức của nhân dân vừa là một vị thần vừa là một vị thánh bảo bộ cho cuộc sống của dân làng, có sức mạnh siêu nhiên nhưng cũng rất gần gũi với con người.

“Thần” chúng tôi xem xét ở trong luận văn là loại thần tác động trong phạm vi cộng đồng làng hoặc một khu vực rộng lớn hơn là liên làng mà không xem xét thần chỉ tác động đối với một người hay một số người (thần bản mệnh) hay loại thần tác động trong phạm vi một gia đình như tổ tiên, thổ công.

2.1.2.2. Về các vị thần được thờ cúng ở các làng ven sông Tô Lịch

Mọi sự phân loại chỉ mang tính chất tương đối. Và đây cũng chính là nguyên tắc phân loại các thần của tác giả luận văn. Dĩ nhiên, bất kỳ một sự phân loại, so sánh hay phân tích nào cũng cần dựa trên những cơ sở lý thuyết nhất định. Không loại trừ việc ngay cả chính người dân các làng cũng không thể có được sự nhìn nhận chính xác về các thần làng mình đang thờ cúng mà điều quan trọng là các thần được

quan niệm như một niềm an ủi, hiện hữu, chở che trong cuộc sống thường ngày. Việc phân loại các thần trong tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông Tô của chúng tôi nhằm mục đích phục vụ cho việc xem xét thờ cúng thần ra đời từ nhu cầu thực tế và sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng bản địa cũng như lý giải mối liên hệ giữa các làng thông qua hoạt động thờ cúng và vị trí của các vị thần trong đời sống tín ngưỡng của cư dân ven sông Tô.

Chúng tôi chỉ xem xét thần ở cấp độ xóm làng hoặc phát triển hơn là thần ở cấp độ nước mà thôi. Trong phân loại thần, chúng tôi xin trình bày hai cách phân loại cơ bản như sau:

* Cách phân loại thứ nhất

Thứ nhất là cách phân loại theo thời gian và công tích của các thần tức là xem xét theo một trục thời gian và ý nghĩa của các vị thần đối với nhân dân. Theo cách phân loại này thì hầu hết các vị thần đều có hành trạng gắn với cuộc sống con người và có ảnh hưởng ở một khía cạnh nhất định đến xã hội.

- Thần là các nhân vật truyền thuyết, huyền thoại như Tản Viên, Cao Sơn, Liễu Hạnh, Thần Đồng Cổ...hoặc đã được huyền thoại hóa: Linh Lang, Vũ Phục,…Các thủy thần, môi trường gắn với sông nước: Thủy Tinh Công Chúa, Thánh Tam Giang,...Các sơn thần, gắn với rừng núi: Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương,...

- Thần là các thuộc tướng thời Hùng Vương: Non Chiết Đại Vương, Hùng Lãng Công,…Các thần là nhân vật lịch sử đôi khi rất khó xác nhận là người thật hay do tưởng tượng: con vua, tướng của vua Hùng, tướng Hai Bà Trưng,...

- Thần là các nhân vật lịch sử có thật: Thần là các vị vua, hoàng thân, tướng tá, quan đại thần: Lý Phật Tử, vua Lê Đại Hành, công chúa Ngọc Hoa, Phùng Hưng, Phùng Luông, Phạm Thị Uyển, Phạm Tu. Thần cũng có thể là các danh nhân văn hóa, học giỏi đỗ cao, có công mở mang sự học như Chu Văn An hoặc là các tổ sư nghề, góp phần xây dựng, mở mang quê hương như Trần Điển, Trần Điện, Trần Hòa ở làng Định Công.

- Các vị thần xuất thân từ thường dân: Đây là khái niệm để chỉ chung những vị thần thuộc tầng lớp thấp trong xã hội do một ý nghĩa nào đó như do chết vào giờ thiêng hoặc gây bất an cho cộng đồng mà nhân dân thờ cúng để bảo vệ an toàn cho làng xóm.

Qua thống kê và phân loại các vị thần, chúng tôi nhận thấy các thần mà chủ yếu là thành hoàng cho dù là nhân vật lịch sử hay huyền thoại được thờ chủ yếu ở các làng ven sông Tô tập trung chủ yếu thuộc giai đoạn Hùng Vương - An Dương Vương, Tiền Lý đến thời Lê Trung Hưng. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm, trong khi phân loại có khá nhiều thần mang yếu tố thần thoại và do đó thời gian mà chúng tôi xem xét cũng có thể là trong thần thoại tức là không phải thời gian lịch sử cụ thể mà là thời gian liên đại.

Chúng tôi cũng nhận thấy, các làng ven sông Tô hoàn toàn không thờ tà thần, dâm thần hoặc nếu có thì cũng phải bịa ra một chính thần để được triều đình công nhận hoặc thờ thêm một vị thần là nhân vật lịch sử làm thành hoàng. Đó cũng là lý do mà có nhiều vị thần, thành hoàng làng không rõ lai lịch, sự tích, mà chỉ có tên và hiệu duệ.

*Cách phân loại thứ hai

Cách phân loại thứ hai mà chúng tôi sẽ đề cập chính là tập trung phân loại theo tính chất các thần tức là phân tích sâu hơn hơn về nguồn gốc của các thần. Theo đó, các vị thần được phân chia thành hai loại là thiên thần và nhân thần. Cũng có tài liệu phân chia thêm một dạng thần nữa là nhiên thần tức là thần mang yếu tố tự nhiên như thần cây, thần núi, thần sông. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ tập trung phân loại các thần thành hai loại như đề cập ở trên để dễ dàng hơn trong sự đối sánh lẫn nhau.

Thiên thần

Theo nguyên tắc phân loại thần, thiên thần là những thần không có nguồn gốc trần gian, không có yếu tố lịch sử, có nguồn gốc siêu nhiên với những năng lực phi phàm. Thành phần các vị thần có nguồn gốc siêu nhiên rất phong phú bao gồm: thần có hành trạng mang yếu tố kỳ bí, thần là linh hồn của các ngọn núi, thần trông coi cai quản núi (thần núi); thần có nguồn gốc từ dưới nước, cai quản sông nước (thủy

thần); thần là các loài muông thú, cây cỏ, các hiện tượng của tự nhiên. Theo thống kê các vị thần được thờ ở ven sông Tô Lịch, có 37 vị thần có nguồn gốc siêu nhiên trong tổng số 79 vị thần, chiếm 46,8 % số thần được thờ. Các cư dân nơi đây đã xây dựng cho vị thần của mình một lý lịch rất trần gian tức là đã thêm thắt các yếu tố đời thực vào trong hành trạng của các thần mà chúng tôi sẽ phân tích làm rõ hơn ở phần sau.

Trong số các thiên thần, các thần núi được thờ ở các làng ven sông Tô là 2 vị là Cao Sơn Đại Vương và Quý Minh Đại Vương, chiếm 5,4% số thiên thần. Cao Sơn Đại Vương thờ vọng và phối thờ tại khá nhiều các đền, miếu, đình của các làng ven sông: thờ vọng tại Đình Cót (Hạ Yên Quyết), phối thờ tại đình Ứng Thiên. Quý Minh Đại Vương cũng là một sơn thần được thờ rất nhiều ở khu vực Ba Vì bên cạnh Cao Sơn Đại Vương và thần Tản Viên. Hiện tại, chỉ có đình Kim Lũ và đình Đông Xã là hai nơi trong số các làng ven sông Tô Lịch thờ thần Quý Minh. Từ số liệu trên cho thấy, yếu tố núi và tín ngưỡng thờ thần núi đã nhạt dần tại khu vực liên quan đến sông nước như vùng ven sông Tô.

Trong số nhiên thần, thần có nguồn gốc từ nước và cai quản sông nước có 7 thần chiếm 18,9% số nhiên thần đó là Cống Lễ, Cá Lễ được thờ cúng ở Đền Dực Thánh, đền Vệ Quốc; Thủy Tinh Công chúa con vua Thủy Tề được thờ tại Đền Thăng Long; Linh Lang Đại Vương khi hóa thành con thuồng luồng trườn xuống Hồ Tây thờ tại Đền Voi Phục Thủ Lệ và đền Voi Phục Thụy Khuê; Bạch Hạc Giang Thần (Thần sông Bạch Hạc) thờ tại Đình An Hòa, Miếu Dưới của làng An Hòa (Thượng Yên Quyết); Đông Hải Đại Vương (tên gọi khác của Long Vương) thờ tại đình làng Khương Thượng, Bảo Ninh Đại Vương được thờ tại đình Đại Từ, đình Linh Đàm và miếu Gàn.

Nhân thần

Các nhân thần chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các vị thần được thờ tại các làng ven sông Tô Lịch. Các nhân thần được thờ thuộc các thời kỳ cổ đại như các thuộc tướng thời Hùng Vương, Hai Bà Trưng,...thời trung đại có Lý Phật Tử, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Hiển Tông hay thờ Hồ Chí Minh thời hiện đại. Trong

tâm thức của nhân dân thì các ngài là những vĩ nhân, có công lao to lớn đối với làng xã, đối với đất nước, do đó khi chết đi, các ngài được dân chúng tin tưởng là đặc biệt anh linh và tôn lên làm thần.

Số lượng nhân thần được thờ tại các làng theo thống kê của chúng tôi có 42 thần trong tổng số 79 thần, chiếm 53,2% tổng số vị thần. Theo phân loại, thần có nguồn gốc con người bao gồm những thần là người có công lao đối với dân tộc, đất nước trong kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc như Phùng Luông, Phạm Thị Uyển, Phạm Miễn, Phạm Huy,...các thần là những người có công truyền dạy nghề cho nhân dân,...Tuy nhiên, cũng có những thần không xác định rõ công trạng, là những người khi sống không giúp ích gì cho dân làng nhưng do chết vào giờ thiêng hoặc khi họ chết đi dân làng bị một nạn dịch nào đó và nghĩ là người đó gây nên do vậy họ lập đền để thờ cúng.

Có một điểm đáng lưu ý ở đây đó là cho dù các thần thuộc các thời đại khác nhau thì không phải thần nào cũng có thể xác định một cách tường minh nhân thần đó có thật hay không, thuộc chính xác thời đại nào. Các thần là các thuộc tướng của Hùng Vương hay Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương,...được xếp vào thiên thần hay nhân thần cũng còn đang được nghiên cứu bởi các thần tuy có các yếu tố siêu phàm nhưng lại có một lai lịch mang nhiều tính chất trần thế. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi vẫn xem xét các nhân vật này với danh nghĩa là thiên thần cho dù các thần có yếu tố trần thế nhưng không thể xác định được chính xác khoảng thời gian cũng như lai lịch của các vị thần chủ yếu mang yếu tố kỳ ảo hơn là trần tục.

Bên cạnh cách phân loại các thần thành hai nhóm là nhân thần và thiên thần, hiện tại có rất nhiều nguồn tài liệu có sự phân loại các thần thành thiên thần, nhân thần và nhiên thần tức là thần đại diện cho tự nhiên. Thực chất, tất cả các kiểu phân loại như trên đều mang tính chất tương đối mà thôi. Việc truy xét rõ ràng về nguồn gốc cũng như phân loại một cách chính xác các vị thần không phải lúc nào cũng thực hiện được một cách cụ thể, rõ ràng khi màn sương huyền tích cùng những yếu tố thực, ảo luôn đan xen.

Bên cạnh việc phân loại thần theo tính chất thì có một hiện tượng mà chúng tôi cũng muốn đề cập đến trong khuôn khổ phân loại các vị thần trong tín ngưỡng thờ thần của cư dân ven sông Tô Lịch chính là tục thờ nữ thần. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy hiện tượng này khá phổ biến trong tín ngưỡng thờ thần qua các thời kỳ: từ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Hậu Thổ Phu Nhân đến Tứ vị Thánh Nương, Ngọc Hoa Công chúa,...Có thể thấy rõ số nữ thần thời cổ đại nhiều hơn về số lượng, rồi giảm dần theo niên đại. Đến thời phong kiến tự chủ từ Hậu Lê về sau, qua các triều đại độc tôn Nho giáo thì số nữ thần được thờ khá ít. Theo thống kê của chúng tôi, trong tổng số 79 vị thần được thờ ở các làng ven sông Tô thì có tới 22 vị là nữ thần, chiếm 27,8% và trong số 42 nhân thần thì thần là nữ giới có 13 vị thần, chiếm 30,9 % số nhân thần.

Việc thờ nữ thần có liên quan mật thiết tới tục thờ Mẫu. Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, tục thờ Mẫu có nguồn gốc từ thời sơ sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên, các thần linh này kết hợp trong khái niệm Thánh Mẫu hay còn gọi là nữ thần Mẹ. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ được người đời cho rằng có chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người như trời, đất, sông nước, rừng núi. Theo thời gian, khái niệm Thánh Mẫu được mở rộng để bao hàm các nữ anh hùng trong dân gian, những người khi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh. Những nhân vật lịch sử này được kính trọng, tôn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành một trong các hiện thân của Thánh Mẫu.

“Các ngài là những bóng dáng mang tính chất của anh hùng văn hóa, được nảy sinh từ một thực tế phát triển của kinh tế nông nghiệp, được nuôi dưỡng bởi ước vọng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông tô lịch, hà nội (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)