Sự đan xen của các lớp văn hóa trong tín ngưỡng thờ thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông tô lịch, hà nội (Trang 62 - 75)

7. Nội dung của luận văn

2.2. Đặc điểm thờ thầ nở các làng ven sông Tô Lịch

2.2.2. Sự đan xen của các lớp văn hóa trong tín ngưỡng thờ thần

Tín ngưỡng thờ thần ở các làng ven sông Tô Lịch được biểu hiện một cách rõ nét thông qua các hình thức thờ thần với sự đan xen khác nhau, qua đó thể hiện rõ các tầng lớp văn hóa có sự hòa quyện lẫn nhau. Một di tích thờ thần có thể chỉ thờ duy nhất một vị thần nhưng đôi khi phối thờ, thờ vọng các vị thần khác nhau: từ các vị thiên thần huyền thoại, các thần mang nguồn gốc tự nhiên đến các vị thần có nguồn gốc trần thế. Tất cả tạo nên một sự pha trộn đa dạng và đây có lẽ cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của các di tích thờ cúng thần linh trên đất nước Việt Nam.

*Hình thức phối thờ

Theo như trên đã trình bày thì trong các di tích thờ cúng tuy thành hoàng làng chiếm một số lượng lớn trong các di tích, đặc biệt là tại đình làng nhưng các vị thần khác được tôn thờ tại các di tích đền miếu cũng phản ánh một đặc trưng cơ bản trong tín ngưỡng thờ thần của làng xã. Thành hoàng không chỉ chiếm vị trí độc tôn trong thờ cúng mà các vị thần khác cũng được phối thờ, phối hưởng. Phối thờ với các thần linh hay nhân vật khác ở từng làng thể hiện đời sống văn hóa tâm linh khá đa dạng của nhân dân. Trong các đình, nhân dân có thể đưa các thần vào thờ chung, điều này phần nào thể hiện tính ưa đa thần giáo của nhân dân.

Sự phối thờ trên một điện thờ, trong một không gian thờ cúng chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan, mang nhiều yếu tố tâm lý của người dân. Chính sự đan xen trong việc phối thờ này làm cho việc bóc tách các lớp văn hóa thông qua đối tượng thờ cúng chính trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, điều này cũng thể hiện sự “đa năng”, đa dạng trong sắc thái biểu hiện của tín ngưỡng này. “Sự hội nhập, phối thờ, lắp ghép, kết hợp các di tích thờ thần ở các làng còn là quá trình biến đổi các đền thờ thần thành đình thờ thành hoàng làng hoặc thành hoàng làng hóa vị thần được đưa về thờ ở đình làng. Đây là một góc “khuất” trong sự suy tôn các thần, thành hoàng làng (thành hoàng làng không sắc phong).” [85, tr.140]. Sự phối thờ các thần linh trong cùng một di tích dẫn đến sự hội nhập chức năng di tích, ví dụ như có làng một di tích vừa là đình vừa là đền. Khác với miếu là chỉ thờ một vị thần hoặc những vị thần đặc thù duy nhất, hệ thống đình thần tại các làng ven sông Tô Lịch phối thờ nhiều vị thần khác nhau.

Việc phối hợp thờ cúng nhiều vị thần trong cùng một di tích được biểu hiện ở nhiều minh chứng khác nhau có liên quan đến gốc tích của các vị thần đó. Có một hiện tượng là khá nhiều đình phối thờ cả các vị vua như Đình An Hòa phối thờ cả vua Lê Hiển Tông, Lý Thần Tông, đình Hạ Yên Quyết thờ Lý Phật Tử, đình Trung Kính Hạ (Kẻ Giàn) cũng thờ vua Lê Đại Hành. Lý giải cho hiện tượng thờ cúng các vị vua này ta thường xét đến mối liên hệ hay các quyết sách của nhà vua lúc đó liên quan trực tiếp đến đời sống và văn hóa của các làng ven sông Tô hoặc một giải thuyết liên quan đến hiện tượng vi hành của vua đến các vùng đất để thị sát dân tình.

Một trong các biểu hiện rõ nét của hiện tượng phối thờ trong các di tích tín ngưỡng là ngôi đình Vòng, nay thuộc phương Hạ Đình – Thanh Xuân ngày này. Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài phần chính thờ hai ngài tướng của vua Hùng là Hùng Lược Đại Vương và Cương Lược Đại Vương thì hai bên đình còn có phối thờ 4 giáp, tôn vinh 9 vị quan sinh trưởng tại làng và có công xây dựng quê hương là Lê Đình Dự, Lê Đình Lại, Lê Hoàng Tuyên, Nguyễn Khuê, Hoàng giáp Trương Thời, Lê Đình Diên, Phó bảng Lê Đình Sán, cử nhân Nguyễn Đình Kỳ và Nguyễn Khắc Chẩn. Đặc biệt, đình Vòng còn cho phép các dòng họ thờ bài vị của cha mẹ, tổ tông tại đình.

Phối thờ các Giáp tại đình Vòng – Hạ Đình (Ảnh tác giả luận văn chụp ngày 24/4/2013)

Trần Hưng Đạo - Đức Thánh Trần cũng là một trong các vị thần được phối thờ tại các đình, đền mà tác giả luận văn khảo sát. Đức Thánh Trần được thờ vọng là mộ gian thờ hoặc một ban thờ bên cạnh các ban khác. Một điều đặc biệt là Đức Thánh Trần được phối thờ hầu hết trong trong các điện thờ Mẫu dưới dạng Trần triều bên cạnh Tam tòa Thánh Mẫu, lúc thì ông trở thành Cha trong sự đối sánh với Mẹ Liễu Hạnh, lúc thì được ghi nhận như một vị anh hùng dân tộc. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần chịu ảnh hưởng của cả Nho giáo và Đạo giáo, có một vị trí đặc biệt

trong lòng công chúng bình dân với mục đích rất thế tục là cầu bình an, khỏe mạnh là chủ yếu.

Ngoài việc phối thờ các vị thiên thần hay nhân thần thì ở khá nhiều các di tích thờ thần còn có cả Bàn Tỉnh phối thờ thần nông bảo trợ cho nông nghiệp. Điều này thể hiện rõ ảnh hưởng của nông nghiệp đối với tín ngưỡng bản địa của nhân dân.

Hiện tượng phối thờ Hồ Chí Minh cũng thể hiện rõ nét tại các đình các làng ven sông Tô, tuy nhiên đây không phải là hiện tượng thờ cúng tại tất cả di tích ở các làng mà chỉ xuất hiện ở một số ngôi đình nhất định. Hồ Chí Minh được phối thờ với tư cách như một vị thần và có ban thờ riêng như đình Cót (Hạ Yên Quyết), đình Ngoại (Thanh Liệt), đình Khương Trung (Thanh Xuân). Hồ Chí Minh trong tâm thức của người dân các làng cũng được coi như một vị nhân thần, do đó trong các hoạt động thờ cúng đều tôn sùng Hồ Chí Minh như một vị thần thánh với đầy đủ các lễ nghi.

Ở làng Hòa Mục còn có một hiện tượng thờ vọng đặc biệt chính là có đền thờ Đền Mai Hắc Đế. Thực chất, Mai Hắc Đế không có liên quan gì đến đời sống cũng như tín ngưỡng bản địa của dân làng nhưng về sau khi khôi phục lại lễ hội của làng thì nhân dân cũng có lập đền thờ do bởi vị vương này chính là phu quân của bà Phạm Thi Uyển – một trong những vị thần được thờ chính ở Kẻ Đáy. Đền thờ chính Mai Hắc Đế hiện ở Sa Nam, Nam Đàn, Nghệ An.

Phối thờ Hồ Chí Minh tai đình làng Khương Trung (Ảnh tác giả luận văn chụp ngày 22/11/2013)

*Hình thức thờ vọng

Thờ vọng cũng là một trong những hình thức cơ bản trong tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông Tô Lịch. Thờ vọng nghĩa là không phải hình thức thờ gốc hoặc thờ chính một vị Bản cảnh thành hoàng mà chỉ là “bái từ xa”. Vị thần này có liên quan đến nguồn gốc thành lập làng hoặc có một ý nghĩa nào đó liên quan đến cuộc sống của dân làng. Ở làng Thanh Liệt –Thanh Trì có tới hai di tích thờ tướng Phạm Tu mà nơi thời chính là đình Ngoại. Ngoài ra, di tích liên quan đến tướng Phạm Tu còn có miếu Vực. Miếu Vực theo các cụ truyền lại là nơi thờ Phạm Tu theo sắc chỉ vua Lý từ thế kỷ thứ VI. Tuy nhiên, từ khi có đình Ngoại thì ở đây là nơi thờ vọng Phạm Tu cùng với cha mẹ ông tức không phải nơi thờ chính. Đình Lý Nhân là nơi thờ vọng Phạm Tu ở cùng xã Thanh Liệt vì đình Ngoại trước đây là nơi hương lý hội họp.

Đình Cót – Hạ Yên Quyết cũng là một ví dụ cụ thể về việc thờ vọng. Bốn họ Nguyễn, Hoàng, Quản, Doãn là người gốc ở làng Kim Liên (Hà Nội), đến thờ Trần chuyển đến làng Cót sinh sống và mang theo vị thần của mình là Cao Sơn Đại Vương để thờ cúng. “Đình Cót khác với mọi đình, không làm nơi thờ chính của năm vị thành hoàng mà chỉ thờ vọng. Hàng năm, từ ngày 12 - 15 tháng Hai là ngày hội làng. Tối ngày 11, các cụ quan viên và thủ từ đến các miếu là lễ thỉnh (mời). Chỉ những năm mở hội lớn làng mới tổ chức rước thánh từ ba miếu về đình. Rồi ngày 15 tổ chức rước thánh về các miếu gọi là rước rã. Ngày 16 tháng Ba về dự hội làng đình Kim Liên (vì có mối quan hệ thờ thần Cao Sơn).” [107, tr. 368]

*Hình thức thờ Hậu

Thờ Hậu là hiện tượng những người không có con trai hoặc sống đơn độc, sinh thời đem hiến ruộng vườn, tiền bạc cho đình, đền với yêu cầu sau khi chết được cúng giỗ hương khói. Ở khắp các đình, đền chùa thường có ruộng hậu, bia ký hậu. Hằng năm vào những ngày sóc, vọng, lễ hội, ngoài việc thờ cúng thần linh, người ta cũng không quên thắp hương cho những người ký kỵ. Và đây cũng là một hiện tượng phổ biến trong không gian tín ngưỡng các đình, đền ở các làng ven sông Tô Lịch. Đình Khương Trung thờ bà Hậu Trịnh Thị Quý quê ở Nam Đàn - Nghệ An, bà là vợ ông Tham Tri nhà Trịnh, nhiều lần làm phúc cho đình và chùa. Trong bia hậu thần đình Trung Kính Thượng cũng có ghi rõ Thiệu Nghĩa Hoằng Ân Công Chinh, con gái chúa Trịnh, ban cổ tiền 100 quan và 5 mẫu ruộng để tăng lương thực cho dân. Với lòng sùng kính đức Thành Hoàng, hằng năm vào ngày 2-6 âm lịch bà đều về dự lễ khánh hạ, nhưng một năm về dự lễ, đột nhiên bị bệnh, mất đêm ngày 2- 6, nhân dân tôn sùng, kính trọng và được nhà vua ban sắc thờ Chánh phu nhân Thiệu Nghĩa Công chúa là hậu thần cùng với vị Quốc Vương đại thần là thành hoàng bản thổ.

Bàn thờ Hậu tại đình Trung Kính Thượng (Ảnh tác giả luận văn chụp 23/4/2015)

Tại các di tích đình, đền tại các làng ven sông Tô thường có bàn thời Hậu riêng biệt ở bên hoặc cũng có một gian thờ cúng với bia khắc nhất định tùy thuộc vào từng làng. Các vị hậu thần cơ bản không phải là vị thần chính nhưng có khi được coi như một vị nhân thần bảo trợ cho cuộc sống của dân làng. Thờ hậu tại các làng ven sông Tô cũng thể hiện đạo lý biết ơn, tình cảm của dân làng đối với những người đã bỏ công sức đóng góp hoặc giúp đỡ dân làng vượt qua khó khăn.

Các vị thần được phụng thờ với nhiều tư cách khác nhau: thành hoàng làng, thần ở đền, miếu, đạo quán. Có những trường hợp một thần được thờ ở rất nhiều các di tích khác nhau trong cùng một làng là đình, đền, miếu. Điều này phản ánh sự phong phú, đan xen các tín ngưỡng, tôn giáo trong tục thời thần nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của các đối tượng trong xã hội. Từ thời xưa, tục thờ thần, thờ thánh của người Việt đã thể hiện rõ bản chất tín ngưỡng đa thần bản địa.

được thờ ở đình, miếu hay nghè tuy nhiên đôi khi có nơi thờ Thành hoàng ở chùa theo mô típ “Tiền Phật hậu thần” mà chùa Láng ven sông Tô Lịch thờ Từ Đạo Hạnh là một minh chứng cụ thể nhất. Thánh được thờ là một nhân vật lịch sử đã được thần Thánh hóa. Có cấu trúc phía trước là tòa Tam Bảo và phía sau có công trình kiến trúc riêng biệt để thờ Thánh. Hiện nay chưa có một tài liệu cụ thể cho biết chính xác thời điểm ra đời của hình thức kiến trúc này, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng kiểu kiến trúc này là kiểu kiến trúc của lối tu Mật Tông, khởi nguồn từ thời Lý – Trần và hầu hết các nhân vật được thần thánh hóa là những nhà sư nổi tiếng thời Lý – Trần, có uy tín trong dân gian.

Theo truyền thuyết, Thiền sư Từ Đạo Hạnh (Từ Lộ) hoá ở chùa Thầy, đầu thai làm con của em vua Lý Nhân Tông. Nhân Tông không có con, nên vị cháu này được nối ngôi bác, tức vua Thần Tông (1128-1138). Về sau, con của Thần Tông là Anh Tông cho xây chùa Chiêu Thiền để thờ cha và tiền thân của cha là Từ Lộ. Chùa toạ lạc tại trại Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận xưa, gần với chùa Nền được xây trên nền nhà cũ của cha mẹ Từ Lộ là Từ Vinh và Tăng Thị Loan. Trong hậu cung chùa còn có pho tượng Đức Từ Đạo Hạnh bằng mây đan phủ sơn mặc áo cà sa và tượng Lý Thần Tông bằng gỗ ngồi trên ngai vàng. Hàng năm, vào ngày mồng 7 tháng Ba Âm lịch (là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh), hội chùa Láng được tổ chức. Điều đặc biệt là các nghi thức thờ cúng trong lễ hội đều mang những đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ thần và khá giống với những lễ nghi thờ cúng thành hoàng ở các làng ven sông Tô khác.

Trong sự dung hợp tôn giáo ngoại lai với tín ngưỡng bản địa, thông thường người Việt chấp nhận đặt ngôi vị chư Phật lên vị trí cao nhất. Người Việt đến cửa thiền dường như để thêm vào một chỗ nương náu, một nơi chốn chở che niềm tin tín ngưỡng, nhằm phù trợ cho cuộc sống nhọc nhằn, đầy rẫy khó khăn, tai ương trần thế. Bởi vậy, dễ hiểu vì sao người ta cũng đưa các vị thần, thánh dân tộc vào phối thờ trong chùa ở vị trí thứ yếu với kiểu “tiền Phật hậu thần” và “tiền Phật hậu Mẫu”. Hiện tượng thời Mẫu cùng là một trong số những đặc trưng cơ bản trong tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông Tô Lịch khi bản thân Mẫu cũng là một hiện

thân của thần thánh được thờ cũng chủ yếu trong các đền. Hầu hết điện thờ mẫu đều nằm bên cạnh một con sông hoặc hồ nước bởi nước mang tính Nữ - âm. Việc thờ Mẫu - một loại hình tín ngưỡng thờ thần chính là được nảy sinh và phát triển trên cơ sở tục thờ nữ thần từ thời nguyên thủy. Thủy Tinh Công Chúa được thờ tại đình Thịnh Quang có thể là một dị bản Liễu Hạnh xuống trần xướng họa với Phùng Khắc Khoan.

Các nữ thần nhiều đời được tôn làm Thần, Thánh, được sắc phong làm thành hoàng của nhiều làng. Tục thờ cũng xuất phát từ môi trường tự nhiên, đời sống sản xuất chiến đấu. “Các Mẫu - Thánh Mẫu vừa có nguồn gốc thiên thần, vừa có nguồn gốc nhân thần, là hình thức tín ngưỡng “nâng cao”, “lên khuôn” từ cái nền thờ Nữ thần vốn rất phổ biến và cổ xưa của dân tộc ta.” [109, tr. 172]

Đình Ứng Thiên (Láng Hạ) cũng là nơi mang đặc trưng riêng khi thờ cúng mẫu Địa. Theo tương truyền, tại đình Ứng Thiên còn thờ cả đức Phật Địa Mẫu hư không là người sinh ra muôn loài trên trái đất, vì vậy xưa kia đây còn là một trung tâm Phật giáo lớn của kinh thành. Suốt tháng Ba, người tứ xứ đến lễ Mẫu, lễ Phật, lễ Thần ở đây không ngớt. Theo dân gian ở đây thì đình Ứng Thiên có nguồn gốc từ một ngôi đền cổ thờ nữ thần Nguyên quân hậu thổ từ thời Lý. Tương truyền do vua Lý Thánh Tông dựng sau cuộc chinh phạt Chiêm Thành vào năm 1069, nhằm nhớ ơn vị thần đã có công giúp nhà vua đánh thắng giặc trong cuộc chinh phạt này. Sang thời Lê Trung Hưng do sự phát triển của tín ngưỡng thờ thần hoàng làng, đền Ứng Thiên được mang chức năng sử dụng của kiến trúc đình làng. Ngoài ra, đình còn phối thờ những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như: Linh Lang, Hoàng tử - con vua Lý được tôn là người bảo vệ phía tây của "Thăng Long tứ Trấn", Cao Sơn Đại Vương - vị sơn thần trên núi Tản, Công chúa Vĩnh Gia - một vị tướng xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Một câu đối còn lại ở đây đã nhắc tới sự kiện trên của vua Lý:

“Sơn mộc thê thần, y phục đạm trang kinh đế mộng Hải môn hiển ứng, phong đào tinh thiếp hộ vương sư”. (Gỗ rừng tạc tượng thần trang điểm áo quần như trong mộng Cửa biển hiển thánh, dẹp yên sóng gió giúp thuận vua).

“Trợ Lý bình Chiêm, thiên cổ tích Phù Trần bái vũ vạn dân an” Nghĩa là:

“Giúp vua lý đánh giặc Chiêm nên thiên cổ tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông tô lịch, hà nội (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)