Không gian thực hành thờ cúng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông tô lịch, hà nội (Trang 86 - 88)

7. Nội dung của luận văn

3.1. Đặc trƣng hoạt động thờ cúng các vị thần của các làng ven sông Tô Lịch

3.1.2. Không gian thực hành thờ cúng

Không gian thờ cúng hay còn gọi là nơi thờ cúng của các vị thần bao gồm các địa điểm khác nhau tùy theo phong tục từng làng tùy theo uy danh của các vị được thờ cúng và tùy theo kích thước to hay nhỏ của nơi thờ cúng. Như đã đề cập ở chương thứ 2, phân mục các di tích thờ thần thì không gian thờ cúng thần tại các làng ven sông Tô được diễn ra ở đình, đền, miếu, nghè.

Vị trí của đình, đền thường nằm ở vị trí trung tâm, trang trọng. Ngôi đình, đền to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của làng hay tính linh thiêng của thần. Vị trí của đền được xây dựng ở nơi có tính chất linh thiêng như nơi thần hóa, nơi đóng quân hay chiến đầu của thần, nơi sinh thành hay có liên quan đến hành trạng của thần. Ví dụ, đền Dục Anh của làng Hòa Mục được xây ngay tại nơi xác bà Phạm Thị Uyển trôi vào, đền Voi Phục ở làng Thủ Lệ tương truyền là nhà cũ của Linh Lang.

Đình Nội thờ Chu Văn An tại làng Thanh Liệt – Thanh Trì (Ảnh tác giả luận văn chụp ngày 22/11/2013)

Theo khảo sát của chúng tôi, các nơi thờ cúng thần đều gắn bên cạnh sông Tô Lịch, thậm chí quay mặt ra sông. Theo quan niệm phong thủy thì làm đình, đền mặt quay ra sông có ngụ ý đầu gối sơn, chân đạp thủy tức là nơi có địa thế đẹp. Tất cả những yếu tố địa thế ấy có liên quan mật thiết tới việc chọn hướng, chọn thế đất và dựa trên quan niệm phong thủy với một lối tư duy đậm chất Việt mang hơi hướng của nguồn nước, của âm dương, trên dưới, cao thấp,...

Trong các di tích thờ cúng thần thì ngoài phần tiền tế để nhân dân lễ bái thì hậu cung (khám thờ) được coi như một nét tiêu biểu, bên trong có ngai, bài vị, đồ thờ, có di tích có cả tượng thờ. Hậu cung ngày thường sẽ được đóng kín và chỉ mở vào một vài thời điểm nhất định trong ngày hội và cũng chỉ có một vài người có chức phận mới được phép vào trong khi có việc cần, chỉ được khấn vái vọng từ ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ thần của các làng ven sông tô lịch, hà nội (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)