Tạo vùng liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phòng đọc ảo phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở việt nam (Trang 79 - 80)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHÒNG ĐỌC ẢO

3.1. Mơ hình hệ thống

3.1.2. Tạo vùng liên kết

Khi xây dựng một phịng đọc ảo, việc phát triển lượng thơng tin thông qua việc liên kết với các nguồn tin bên ngồi là một cơng việc quan trọng khi chuẩn bị nội dung của phòng đọc. Phịng đọc ảo khơng phải là một cổng thơng tin điện tử đóng, cơ lập, mà là một mắt xích của cả một hệ thống mạng, có khả năng chia sẻ môi trường mạng, người dùng mạng và tài nguyên mạng

với các trang thông tin điện tử khác. Tuy nhiên, cần làm rõ sự khác nhau giữa vùng liên kết này với sự kết nối các cơ sở dữ liệu như đã đề cập ở trên. Nếu như các cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức liên quan được tích hợp cùng hệ thống cơ sở dữ liệu của TTLTQG III và cùng truy xuất thơng tin khi độc giả tìm kiếm TLLT thì vùng liên kết được nhắc đến ở đây nhằm chỉ sự liên kết giữa phòng đọc ảo với các website khác. Thông qua việc liên kết này, TLLTQG III có thể mở rộng hàm lượng thơng tin của phịng đọc ảo. Cụ thể, vùng kết nối của phòng đọc ảo bao gồm:

- Website của Bộ Nội vụ

- Website của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

- Website của 63 Sở Nội vụ các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương - Website của Thư viện quốc gia Việt Nam

Các website thuộc vùng liên kết của phịng đọc ảo đều có một đặc điểm chung là có mối liên quan với phòng đọc ảo theo hai phương diện: phương diện quản lý chung về cơng tác lưu trữ (Ví dụ: Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Sở Nội vụ) và phương diện nội dung tài liệu (Ví dụ: Sở Nội vụ - cụ thể là các kho bảo quản tài liệu lưu trữ thuộc các Chi cục lưu trữ, thư viện quốc gia Việt Nam).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng phòng đọc ảo phục vụ khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ ở việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)