Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư là một trong những nội dung hoạt động xúc tiến đầu tư. Đây là nội dung tiên quyết, là cơ sở để thực hiện các nội dung tiếp theo và đặc biệt để quyết định có nên lựa chọn nhà đầu tư đó hay không. Một số tồn tại thực tế cho thấy, bên cạnh các dự án đầu tư lớn, có tác động đáng kể tới kết quả thu hút vốn đầu tư vào thành phố thì vẫn còn một số dự án đầu tư thu hút được có chất lượng, hiệu quả chưa cao, chưa thực sự khai thác hết các lợi thế, tiềm năng của thành phố; một số dự án đầu tư còn chậm triển khai thực hiện so với kế hoạch; cơ chế, chính sách thu hút đầu tư còn nhiều bất cập. Các hoạt động xúc tiến đầu tư còn mang tính đơn lẻ, tính liên ngành, liên vùng chưa cao. Chính vì vậy, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư rất cần thành lập một Bộ phận chuyên trách xử lý thông tin phục vụ đầu tư thuộc Phòng Hành chính - Xúc tiến nhằm:
+ Tìm kiếm những nhà đầu tư hiểu mô hình hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành phố Hải Phòng. Bởi bất kỳ nhà đầu tư nào khi đầu tư vào một địa phương nào đó họ đều muốn hiểu rõ về cơ quan, tổ chức trực tiếp hướng dẫn họ và đồng hành cùng họ thực hiện các thủ tục của một dự án hoàn chỉnh.
+ Đón những nhà đầu tư phù hợp với văn hóa truyền thống và tình hình thực tế tại Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng, ngăn chặn các dự án công nghệ lạc hậu và tác động xấu đến môi trường.
+ Giảm thiểu những mặt hạn chế, tiêu cực như nhập khẩu nhiều nhưng không chú trọng sản xuất mà chỉ tập trung vào gia công, lắp ráp và khai thác thị trường nội địa là chủ yếu; lợi dụng kẽ hở về chính sách, pháp luật của Việt Nam để thực hiện hành vi chuyển giá, kê khai lỗ hoặc lợi nhuận thấp để chuyển lợi nhuận về nước, không có đóng góp hoặc đóng góp rất thấp nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam.
Bộ phận chuyên trách xử lý thông tin phục vụ đầu tư sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Xác định đối tác đầu tư là các nhà đầu tư Hải Phòng; nhà đầu tư tới từ các tỉnh, thành phố trên cả nước; nhà đầu tư đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong đó chú trọng tìm hiểu các nhà đầu tư lớn, quan trọng và có quan hệ thân thiết với Hải Phòng như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nghiên cứu hành lang pháp lý liên quan đến đầu tư, trong đó có thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư nước ngoài có ưu tiên, chọn lọc gắn với chủ trương phát triển của thành phố. Trên cơ sở đó, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia vào thành phố. Thu hút đầu tư đảm bảo hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước. Do đó, bộ phận này tham mưu xây dựng cả cơ chế, chính sách để chủ động hỗ trợ thúc đẩy phát triển và nâng tầm doanh nghiệp Hải Phòng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo sự liên kết, lan tỏa giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước.
Tập trung nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư các dự án công nghiệp thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư vào thành phố như: cơ khí, luyện kim, công nghiệp tái chế, xử lý chất thải nguy hại, chế biến nông, lâm, thủy sản,… Thu hút đầu tư bám sát định hướng nâng cao chất lượng dự án, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ cao, công nghệ nguồn. Xúc tiến trên nguyên tắc có chọn lọc, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, từ chối các dự án ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường; ưu tiên chú trọng, thu hút các dự án có chất lượng, đảm bảo môi trường, phát triển bền vững,…
Nắm bắt xu hướng đầu tư mới, về cơ cấu lĩnh vực thu hút đầu tư tại Hải Phòng trước đây chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp thì nay chuyển hướng kêu gọi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua nghiên cứu nhận thấy Hải Phòng có những đặc điểm kinh tế, xã hội, tự nhiên phù hợp để phát triển các dự án nông nghiệp gắn liền công nghệ cao phát triển bền vững. Hiện tại, Hải Phòng đã thực hiện Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao Vineco do Tập đoàn Vingroup là chủ đầu tư và Dự án xây dựng nhà máy chế biến rau củ quả Haphofood4
do Công ty Cổ phần Lavifood làm chủ đầu tư. Dự án đã mang lại các sản phẩm đa dạng như rau, củ, quả sạch và sắp tới là các sản phẩm chế biến sâu như rau củ quả tươi, sấy, cấp đông, cô đặc, nước ép đóng lon và đặc biệt là nước ép trái cây rau củ đóng chai bằng công nghệ HPP duy nhất tại Việt Nam. Đây là những thành quả bước đầu trong lĩnh vực đầu tư mới, trong thời gian tới Bộ phận này cần tiếp tục nghiên cứu sâu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để có những hướng đầu tư mới, đa dạng, phong phú tận dụng được lợi thế của thành phố đồng thời gắn với bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Tham gia các đoàn thành phố đi khảo sát, học tập kinh nghiệm xu hướng phát triển công nghệ, đầu tư xây dựng các khu công nghệ ở trong nước và trên thế giới. Bởi khi đầu tư vào Hải Phòng, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đều giữ bí quyết về công nghệ. Thiết bị được nhập khẩu đồng bộ, không thiết kế, chế tạo tại Việt Nam, việc chuyển giao công nghệ chỉ dừng lại ở việc đào tạo vận hành những máy móc riêng lẻ. Vì vậy, việc tiếp nhận, học hỏi công nghệ thông qua doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gần như không đáng kể. Theo Báo cáo tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại thành phố Hải Phòng, công nghệ được các nhà đầu tư nước ngoài áp dụng tại Việt Nam nói chung và tại Hải Phòng nói riêng mới chỉ đạt mức trung trình so với các nước trong khu vực và dừng lại ở phần đuôi công nghệ, chưa có công nghệ nguồn, công nghệ thiết kế sản phẩm ban đầu, thường chỉ nhằm vào các khâu lắp ráp, thủ công, cần nhiều lao động phổ thông nên hàm lượng công nghệ không cao, chưa tạo được tính lan tỏa về công nghệ [1,16]. Thông qua các cuộc khảo sát, học tập kinh nghiệm sẽ nắm được các thông tin về công nghệ và xu hướng công nghệ của các đối
4 Tính đến thời điểm này, trong lĩnh vực chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp mới chỉ có 3 nhà máy chế biến rau củ quả tại Việt Nam: Nhà máy Lavifood tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh tỉnh Long An (2014), Nhà máy chế biến nông sản Tanifood tỉnh Tây Ninh (2017) và Nhà máy chế biến rau của quả Haphofood tại Hải Phòng (đang xây dựng)
tác đầu tư từ đó sẽ rút ra được cơ chế quản lý công nghệ. Đây là những thông tin quý báu để tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng phải thường xuyên giao lưu, học tập kinh nghiệm với các Trung tâm xúc tiến đầu tư trên toàn quốc.
Phối hợp với Tổ công tác Nhật Bản (Japan Desk) và Tổ công tác Hàn Quốc (Korean Desk)5 để nắm được những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang hoạt động trên địa bàn thành phố; cung cấp thông tin, trợ giúp ban đầu cho các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Hải Phòng; nghiên cứu đề xuất các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc.
Qua đây có thể thấy rằng, thành lập Bộ phận chuyên trách xử lý thông tin phục vụ đầu tư là rất cần thiết. Nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tiếp tục chọn Hải Phòng để đầu tư các dự án; các khu, cụm công nghiệp của thành phố tiếp tục được tập trung đầu tư, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư - chính là thước đo hiệu quả hoạt động của Bộ phận này.
Tiểu kết Chƣơng 3
Hạn chế của tổ chức công tác văn phòng tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành phố Hải Phòng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chưa có văn bản quy định các vấn đề mới cho các đơn vị có hoạt động đặc thù, hạn chế trong nhận thức, trình độ của lãnh đạo phụ trách văn phòng,… Giải quyết được những nguyên nhân này thì hạn chế của tổ chức công tác văn phòng tại Trung tâm sẽ được khắc phục. Trên đây, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng tổ chức công tác văn phòng. Mỗi biện pháp là việc giải quyết một vấn đề khác nhau. Mỗi giải pháp, muốn thực hiện tốt phải được nghiên cứu chuyên sâu và thực hiện một cách nghiêm túc từ lãnh đạo đến các công chức, viên chức trong Phòng Hành chính - Xúc tiến.
5 Japan Desk và Korean Desk thành lập năm 2012 và 2014 tại Hải Phòng với các thành viên Tổ là lãnh đạo. cán bộ chuyên trách các sở, ban, ngành của thành phố. Các Tổ công tác họp định kỳ và đột xuất nhằm hỗ trợ kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc đang hoạt động trên địa bàn
KẾT LUẬN
Trong xu thế phát triển hiện nay của xã hội, văn phòng ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong các cơ quan, tổ chức. Tổ chức công tác văn phòng là một hoạt động cần thiết và đang dần được hoàn thiện. Xét dưới bất kỳ góc độ nào hoạt động hành chính văn phòng luôn chiếm ưu thế lớn tạo tiền đề cho hoạt động quản lý trong và ngoài cơ quan.
Từ cơ sở lý luận về tổ chức công tác văn phòng và thông qua hoạt động thực tiễn tổ chức công tác văn phòng tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành phố Hải Phòng, có thể thấy tổ chức công tác văn phòng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động chung của cơ quan. Với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành phố Hải Phòng, tổ chức công tác văn phòng còn có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi Phòng Hành chính - Xúc tiến ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một văn phòng thông thường còn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn sâu như một phòng chuyên môn khác. Tổ chức công tác văn phòng góp phần thực hiện công việc một cách khoa học, tạo tính chuyên nghiệp cho hoạt động hành chính, nâng cao hiệu suất, chất lượng công việc và một số tác dụng to lớn khác. Đặc biệt, tổ chức công tác văn phòng tạo ra sự cân bằng tránh sự thiên lệch quá về nhiệm vụ chuyên môn (xúc tiến đầu tư) hoặc nhiệm vụ vốn có của văn phòng. Với mô hình này, vai trò của người lãnh đạo văn phòng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết trong việc chỉ đạo, điều hành sao cho hài hòa giữa lĩnh vực chuyên môn và lĩnh vực văn phòng, tránh gây tâm lý lạc lõng cho công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ.
Đối với một đơn vị đặc thù, có thể nói tổ chức công tác đối nội, đối ngoại và truyền thông được coi là nội dung quan trọng nhất trong tổ chức công tác văn phòng. Công tác này đã góp phần mang lại những thành tựu đáng kể trong công tác xúc tiến đầu tư của thành phố. Một trong những bước đột phá trong cải cách hành chính của thành phố là việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư. Trung tâm giúp Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết thủ tục về đầu tư, đất đai, môi trường, quy hoạch, xây dựng, tài chính đối với những dự án không sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và nằm ngoài các khu công nghiệp. Hoạt động với chức năng “một cửa cấp thành phố về đầu tư”, Trung tâm đã giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu
tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư vào thành phố. Bên cạnh đó tổ chức công tác văn phòng còn một số tồn tại cần được tháo gỡ và khắc phục trong thời gian tới. Để khắc phục được những hạn chế còn tồn tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thành phố Hải Phòng đã và đang không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động công tác văn phòng đặc biệt là các hoạt động xúc tiến, cải thiện các công cụ xúc tiến… để trong tương lai không xa Hải Phòng sẽ đón thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh lâu dài với thành phố, để Hải Phòng luôn để lại ấn tượng đẹp đẽ trong mắt các nhà đầu tư và bè bạn quốc tế, góp phần quan trong vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 217/BC-UBND ngày 04/8/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại thành phố Hải Phòng.
2. Báo cáo số 172/BC-TTXTĐT ngày 26/10/2018 của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Hải Phòng về kết quả công tác đối ngoại năm 2018 và xây dựng kế hoạch năm 2019.
3. PGS.TS Đào Xuân Chúc (2017), Tập bài giảng Chức năng và công nghệ Quản trị văn phòng.
4. PGS.TS Đào Xuân Chúc (2005), Văn phòng và quản trị văn phòng - Một số nhận thức lý luận, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quản trị Văn phòng - Lý luận và thực tiễn, tr.46-60.
5. Công văn số 669/TTXTĐT-HCTC&XT ngày 20/102017 của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Hải Phòng báo cáo kết quả công tác đối ngoại năm 2017 và xây dựng kế hoạch năm 2018.
6. Công văn số 4576/UBND-KTĐN ngày 30/7/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng báo cáo tình hình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019.
7. Tô Thùy Đức (2019), Tổ chức thực hiện chức năng tham mưu tổng hợp của Văn phòng Học viện Hành chính quốc gia, Luận văn thạc sĩ Quản trị văn phòng, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
8. Nguyễn Trung Đức (2017), Hoạt động quan hệ công chúng tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Báo cáo nghiên cứu khoa học ngành Lưu trữ học,Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
9. Hoàng Giang (2009), Nghiệp vụ thư ký văn phòng, NXB Văn hóa Thông tin. 10. Lâm Thu Hằng (2011), Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý công tác VT-LT của lãnh đạo văn phòng cấp bộ, Luận văn thạc sĩ Lưu trữ học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
11. Học viện Hành chính (2009), Giáo trình Hành chính văn phòng trong cơ quan nhà nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
12. TS Nghiêm Kỳ Hồng (2014), Một số vấn đề trong nghiên cứu về Quản trị văn phòng và Lưu trữ học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thị Hồng (2013), Đánh giá và đề xuất giải pháp tổ chức công tác văn thư - lưu trữ ở UBND cấp phường (Khảo sát tại quận Tây Hồ), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
14. TS. Nguyễn Liên Hương, Tập bài giảng Tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ.
15. Vũ Đình Khang (2005), Cải cách hành chính phải gắn liền với đổi mới,