Tóm lƣợc về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng tống hậu nghiên cứu trường hợp đền mẫu ninh cường (xã trực phú, huyện trực ninh, nam định) (Trang 39)

5. Đóng góp của luận văn

1.5. Tóm lƣợc về địa bàn nghiên cứu

1.5.1. Địa giới hành chính Ninh Cường qua các thời kỳ

Ninh Cường ngày nay gồm bốn xã: Trực Phú, Trực Thái, Trực Hùng, Trực Cường thuộc huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, quá trình hình thành vùng đất Ninh Cường gắn liền với quá trình lịch sử huyện Hải Hậu bởi Ninh Cường là một trong những nơi làm tiền đề cho công cuộc khai phá vùng đất Hải Hậu sau này.

Thế kỷ XIV nơi đây còn là biển, chỉ có những cồn cát dọc ven biển chặn lại phù sa của sông Cường Giang dần dần tạo thành các xối nước: Xối Đông, Xối Tây, Xối Thượng, Xối Trì. Có một vài nóc nhà gianh của dân chài lưới sống rải rác trên các xối nước đó. Thế kỷ XV (1428) cụ Trần Quốc Hiến nhận thấy nơi đây có thể khai khẩn được liền huy động dân vùng Tương Dương xuống đây lập ấp.4 Cụ cho dân sống trên các Cồn Đất nhô lên khỏi mặt bể gọi là “Xôm” (Cồn thấp). “Trong làng” là danh từ gọi đất từ Nhất Trùng trở vào, từ đê sông Ninh đến đê Hồng Đức – đất cát cứng và già hơn. “Ngoài bể” gọi từ Nhất Trùng trở ra (phía nam đê Hồng Đức đường 56 trở ra) bùn và cát non hơn. “Trên làng” từ bắc đê Mộc đến đê sông Ninh thường là đất thịt (Trần Xuân Mậu 2004:7).

Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông chỉ dụ đắp đê Hồng Đức dọc theo bờ biển từ cửa Lác Môn đến cầu Yên Định (ngày nay) dài 12km ngăn nước mặn, tạo lập đồng ruộng để nhân dân yên ổn sinh sống. Tuy nhiên, sự nghiệp cụ Trần Quốc Hiến chưa thành thì mất. Năm 1485 con trai cả của cụ là Trần Vu cùng các bạn đồng môn là Hoàng Gia, Phạm Cập, Vũ Chi đưa dân xuống khai khẩn bãi bồi Lạch Lác, tiếp tục quai đê lấn biển. Dân cư sống trên các Xối nước, ban đầu gọi là xóm Phú Cường.

4

Khi đắp được đê Hồng Đức (đường 56 nay) thì Cồn Ấp trở thành Quần Cường Ấp. Các cụ chia Quần Cường ấp là, “Nội Thập Giáp, Ngoại Tứ Thôn” nghĩa là ở giữa chia làm 10 giáp, bốn phương Quần Cường chia làm 4 thôn. Đất giáp Nhất nằm phía Đông giáp với Cầu Đông nay thuộc xã Hải Trung đến Giáp Thập nằm ở địa phận Cầu Ngói phía Tây nay thuộc xã Hải Anh, ngày nay vẫn còn gọi các giáp theo các số thứ tự từ 1 đến 10. Còn bốn thôn là Đông Cường, Tây Cường, Bắc Cường và Trung Cường. Trong đó, Ninh Cường thuộc thôn Tây Cường.Thôn Tây Cường còn gọi là An Cường chia ra đất Cồn Khuôn còn gọi là Cồn Chăn, sau này là Cát Hạ, Cát Trung, Tuân Chử.5 Người đến Cồn Ấp sau phải ở ngoài các thôn này. Khi thành xã Quần Anh thì dân cư được mở rộng xuống ven đê Hồng Đức, khu Trung Cường.

Năm Lê Hồng Thuận thứ ba (1511), triều đình phân định hành chính, vùng đất Quần Cường ấp được thăng làm xã Quần Anh. Lúc này xã Quần Anh thuộc Tổng Thần Lộ (sau thuộc Kim Giả), huyện Tây Chân (sau đổi là huyện Nam Chân thời Lê Trung Hưng), phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam. Năm 1516, phả ký xã Kim Đê ghi “năm 1516. Tứ tổ Mai, Phạm, Phan, Nguyễn từ Cầu Gai sang nhận đất ở Tây Quần Cường” (Địa chí Hải Hậu 2009:18). Năm 1723 tách đất An Cường đổi làm xã Ninh Cường.

Năm 1804, vua Gia Long chuẩn y chia xã Quần Anh thành ba xã: Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ, hợp với xã Kim Đê hình thành tổng Kim Giả, thuộc huyện Nam Chân, trấn Sơn Nam Hạ.

Năm 1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi tên thành trấn Nam Định (sau là tỉnh Nam Định). Năm 1827, tách tổng Kim Giả để thành lập tổng Quần Anh, gồm các xã: Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ, Kim Đê, Ninh Cường, Phường Lác Môn, Lác Môn Trại, Tân Lác Lý.

5

Chia đất 4 thôn: Thôn Bắc Cường gồm: Đầm Cát (sau thành xã Hùng Mỹ, thôn Phạm Rỵ xã Trung Hòa, xã An Ninh); Thôn Phạm Pháo; Xã Cát Thượng (sau xã Cát Thượng hợp vào xã Hải Minh và xã Hải Anh); Thôn Trung Cường chia ra phía Đông thành Nam Biên, phía Tây vẫn giữ tên Trung Cường; Thôn Đông Cường chia ra thành Đông Cường, Đông Biên, Bắc Biên (năm 1804 thuộc xã Quần Anh Hạ); Thôn Tây Cường còn gọi là An Cường chia ra đất Cồn Khuôn còn gọi là Cồn Chăn. Sau là Cát Hạ, Cát Trung, Tuân Chử

Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) huyện Chân Ninh được thành lập trên cơ sở tách huyện Nam Chân thành hai huyện Nam Chân và Chân Ninh (sau là Nam Trực và Trực Ninh). Khi đó, huyện Chân Ninh gồm 6 tổng của huyện Nam Chân đầu thế kỷ XIX (Duyên Hưng Hạ, Kim Giả, Phương Để, Quần Lãng, Thần Khê, Trung Lao) và tổng Ninh Nhất mới hình thành (tương đương với huyện Trực Ninh ngày nay và một phần phía Tây huyện Hải Hậu ngày nay).

Năm 1862, vì kiêng tên húy Triệu Tổ nhà họ Nguyễn là Nguyễn Kim, Kim Đê đổi làm Phương Đê, Kim Anh đổi làm Quỳnh Anh.

Năm 1887, kiêng miếu hiệu vua Tự Đức là Dực Anh, ba xã Quần Anh Thượng, Quần Anh Trung, Quần Anh Hạ đổi làm Quần Phương Thượng, Quần Phương Trung, Quần Phương Hạ, hai lý Quỳnh Anh, Lục Anh đổi làm Quỳnh Phương, Lục Phương.

Theo sách “Tân biên Nam Định tỉnh Địa dư chí lược” Tập Thượng, quyển một, trang 8, viết “Đồng Khánh năm thứ 3 (1888) lấy xã Ninh Cường, trại Lác Môn, Làng Tân Lác, phường Lác Môn thủy cơ của tổng Quần Phương đề lập ra tổng Ninh Cường thuộc về huyện Chân Ninh. Còn các xã thuộc tổng Quần Phương và tổng Ninh Nhất cắt về để thành lập huyện Hải Hậu”6 (Địa chí Hải Hậu 2009:20).

Dưới thời vua Tự Đức, huyện Chân Ninh thuộc phủ Xuân Trường đến thời Thành Thái đổi tên thành huyện Trực Ninh. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, huyện Trực Ninh có 8 tổng: Duyên Hưng Hạ, Giả Thượng, Thần Khê, Kim Giả, Ngọc Giả, Ninh Cường, Phương Để, Quần Lãng.

Năm 1946, tổng Ninh Cường đổi thành xã Ninh Cường thuộc huyện Trực Ninh. Năm 1952, xã Ninh Cường đổi thành xã Trực Cường.7 Năm 1956, xã Trực Cường chia tách thành các xã Trực Cường (mới), Trực Phú và Trực Thái.8

6 Theo Quyết định của Nha kinh lược Bắc Kỳ, ngày 27/12/1888, huyện Hải Hậu được thành lập gồm 4 tổng (28 xã, lý, ấp). Huyện lỵ đặt tại thôn Đông Cường xã Quần Phương Hạ tổng Quần Phương. Huyện Hải Hậu thuộc phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định

7Quyết nghị số 1108-TC/QN ngày 15 tháng 10 năm 1952 của Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu III

8 Vùng đất Trực Hùng vào trước năm 1945 gồm các thôn Lác Môn, Lác Lý, Lác trại. Từ năm 1946 thuộc xã Tam Lạc, huyện Trực Ninh. Đến năm 1952, xã Tam Lạc đổi thành xã Trực Hùng

Ngày 26/3/1968 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 41/CP cắt 7 xã của huyện Trực Ninh sát nhập vào huyện Hải Hậu (gồm các xã Trực Đại, Trực Tiến, Trực Thắng, Trực Thái, Trực Cường, Trực Phú, Trực Hùng). Đồng thời huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực sát nhập thành huyện Nam Ninh thuộc tỉnh Nam Hà.9 Khi đó, Ninh Cường cũ (gồm: Trực Phú, Trực Thái, Trực Hùng, Trực Cường) thuộc huyện Hải Hậu. Từ tháng 12 năm 1975, Ninh Cường cũ thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam Ninh.10 Từ tháng 12 năm 1991, Ninh Cường cũ thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà.11 Từ tháng 11 năm 1996, Ninh Cường cũ thuộc huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định.12 Ngày 26 tháng 2 năm 1997, Ninh Cường cũ được chuyển về huyện Trực Ninh mới tái lập, thuộc tỉnh Nam Định.13

Như vậy, vùng đất Ninh Cường trải qua nhiều thời kỳ chia tách rồi sát nhập, cho đến nay Ninh Cường vẫn là cái tên quen thuộc của người dân nơi đây mặc dù không còn là tên chính thức trên bản đồ hành chính. Trong luận văn này tôi sử dụng tên địa danh Ninh Cường nhằm để chỉ bốn xã: Trực Phú, Trực Thái, Trực Hùng, Trực Cường ngày nay. Đây là vùng đất đầu tiên khi Tứ Tổ Quần Anh xuống khai phá phía nam sông Ninh Giang, sau này là vùng đất Quần Anh và ngày nay là huyện Hải Hậu. Nơi đây cũng là nền móng cho việc hình thành Tục thờ Tống Hậu cả vùng. Tuy nhiên, địa bàn nghiên cứu của tôi không chỉ cố định ở đền Tống Hậu (Ninh Cường) mà mở rộng ra ở các đền và những người đến lễ ở các nơi khác thuộc huyện Hải Hậu, huyện Nam Trực và huyện Trực Ninh. Đây là những đền thờ Tống Hậu có gốc (rước chân nhang) từ đền Mẫu Ninh Cường, người ta vẫn coi Ninh Cường là “đền chánh” và linh thiêng nhất trong các đền thờ Mẫu của cả vùng.

9

Quyết định số 41/CP, ngày 26 tháng 3 năm 1968 của Hội đồng Chính phủ VNDCCH về việc sáp nhập 7 xã của huyện Trực Ninh vào huyện Hải Hậu thuộc tỉnh Nam Hà và hợp nhất huyện Trực Ninh và huyện Nam Trực thuộc tỉnh Nam hà thành một huyện lấy tên là huyện Nam Ninh

10 Nghị quyết của Quốc hội CHXHCNVN ngày 27 tháng 12 năm 1975 về việc hợp nhất một số tỉnh

11 Nghị quyết của Quốc hội CHXHCNVN ngày 26 tháng 12 năm 1991 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh

12

Nghị quyết của Quốc hội CHXHCNVN ngày 06 tháng 11 năm 1996 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh

13 Nghị định số 19-CP ngày 26 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ CHXHCN VN về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, chia các huyện Xuân Thuỷ, Nam Ninh và thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

1.5.2. “Tứ tính – Cửu tộc”: những dòng họ đầu tiên và quá trình quai đê lấn biển

Tứ tính – Cửu tộc” là tên gọi những dòng họ đầu tiên xuống khai phá vùng đất Ninh Cường – Hải Hậu. Ngày nay, khi nhắc đến lịch sử vùng đất Hải Hậu không thể không nhắc đến 13 dòng họ này. “Tứ tính” (Tứ Tổ) là bốn người đầu tiên của bốn dòng họ có công đầu trong việc khai phá vùng đất Hải Hậu là: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập. Thời kỳ này gọi là thời kỳ “khai sáng” vùng đất Quần Anh – Hải Hậu (1485 – 1511). Sau đó, “Cửu tộc” là chín dòng họ xuống sau khi “Tứ tính” đã thành lập những ấp trại đầu tiên và cùng với những dòng họ này khai phá những vùng đất khác của huyện Hải Hậu, “Cửu tộc” gồm các dòng họ: Lại, Nguyễn, Lê, Mai, Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ, Trần (phái khác) gọi là thời kỳ “tịch thổ tụ dân” (1512 – 1804) (Địa chí Hải Hậu 2009).

Giữa thế kỷ XV, tài liệu địa chất xác định đây là vùng đất bồi, những cồn cát được tạo lập giữa hai cửa Đại An và Muộn Hải. Theo nhiều gia phả, truyền thuyết ở đấy, vào thời Hồng Đức những người dân vùng Bách Tính, Tương Đông huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường hay tới đây đánh cá. Nhân có chủ trương của Nhà nước, các ông tổ của bốn dòng họ Trần, Vũ, Hoàng, Phạm, ở các xã đó đã lập đơn xin được hợp tác khai khẩn vùng cồn cát này (xem Nguyễn Hải Kế 1984). Người đầu tiên có ý tưởng xuống khai phá vùng đất Ninh Cường là cụ Trần Quốc Hiến, là cháu 11 đời của Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trần Tông Ngọc Phả

ghi nhận bấy giờ ở bãi bồi Lạch Lác đã có ít người ở: “Khi ấy một khu bãi bể, mấy nóc nhà gianh, cỏ cây rậm rạp, dân cư lưa thưa, Quốc Hiến bèn về quê cũ Tương Đông mộ thêm tráng đinh xuống đây mở mang trồng trọt…” (Trần Xuân Mậu 2003:27).

Vào khoảng 1485, con của Trần Quốc Hiến là Trần Vu cùng với ba người bạn của mình là Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đưa con cháu trong họ tộc xuống khai khẩn đất đai, đắp đê ngăn mặn. Theo “Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược” do Khiếu Năng Tĩnh biên soạn (1915) “Tương truyền thời cổ vùng ven biển chưa có đê bối gì cả, thường xuyên bị nạn nước biển tràn vào phá hoại, thiệt hại về người và

của không sao kể được. Thời Lê niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) vua ra lệnh xuất công khố đắp lên phía Bắc từ Quảng Yên, qua Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa đến Nghệ An”. Trên địa bàn Hải Hậu, qua những dấu tích còn lại thì thấy đê Hồng Đức kéo dài từ Bắc Nghĩa Hưng sang Ninh Cường gần trùng với trục đường 56 ngày nay đến tận Hà Lạn, Hội Khê, dấu đê cũ còn lại những dải đất cát đốn cao như khu Nam Biên, Cồn Cối (Hải Anh, Hải Trung). “Có đoạn như Kiên Trung, Hà Lạn trông thấy như những núi đất kéo dài" (Địa Chí Nam Định 2003). Được triều đình chấp thuận, cụ Trần Vu được phong chức Doanh Điền Phó Sứ, đứng ra chiêu tập dân đinh, tổ chức lực lượng khai khẩn mở đất. “Ban đầu, các cụ đưa gia đình từ Tương Đông xuống ở bên đất Xối nước phía Bắc Lạch Lác (Xối nước có nghĩa là góc đựng nước của sông Hồng. Tên gọi lấy chữ “Xối” giống như địa danh các vùng quê cũ: Xối Đông, Xối Tây, Xối Trì, Xối Thượng) do đất của một nhà họ Nguyễn nhượng lại, diện tích 19 mẫu, 9 sào, 3 thước Bắc Bộ (ngày nay nhân dân vẫn thường gọi vùng đất này là đất cầu ông Vu, hay cầu ông Ngô), làm chỗ trú chân. Ngày ngày, phụ nữ ở lại chăm sóc con cái, bếp núc, còn trai tráng đẩy thuyền sang bãi đào đất đắp vùng, chiều tối mới trở về. Nhân dân đã phải bỏ rất nhiều công sức, thời gian san đắp, vượt nền, dựng nhà. Dành khu đất cao trồng cấy, đào kênh mương dẫn nước, thau chua, rửa mặn, đến khi thành thổ cư mới đưa gia đình từ Xối Nước sang ở. Khu đất này đặt tên là Phú Cường (nay ở phía Nam liền kề Âu Múc cũ, xóm 6 xã Hải Trung).Đến đây, giai đoạn thăm dò, lập đất đứng chân trưng khẩn bãi bồi Lạch Lác của bốn dòng họ Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đã hoàn thành, mở đầu cho quá trình tạo lập làng xã sau này” (xem Nguyễn Hải Kế 1984, Trần Quang Chiểu 2007).

Năm Hồng Đức thứ 17 (1486) triều đình ra lệnh cho các phủ, huyện xã rằng: “Nơi nào có ruộng đất bỏ hoang ở bờ biển mà người ít ruộng tình nguyện bồi đắp để khai khẩn nộp thuế thì phủ, huyện xét thực cấp cho làm”. Do đó, cụ Trần Vu cùng các cụ Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập đẩy mạnh công cuộc khai khẩn bãi bồi Lạch Lác. “Đất đai tiếp tục san lấp, mở rộng sang phía Tây và phía Nam Lạch Lác. Quyến thuộc các dòng họ cùng dân ly tán các xã phía Bắc kéo về ngày một đông.

Đất Phú Cường trở nên chật hẹp, dần dần nhà cửa dựng nên rải khắp trên các ngọn cồn từ cửa Múc đến đầu sông Trệ. Xen kẽ với dân khẩn điền, cụ Hoàng và thân tộc ở khu cồn Cao (nay gọi là Cồn họ Hoàng). Cụ Trần, cụ Vũ ở khu cồn Bồ Đề (nay là xóm Bồ Đề Hải Anh). Cụ Phạm ở khu cồn Cát, sát đê sông Lác, phía Tây xóm Bồ Đề. Bốn vị đứng đầu các dòng họ phân công nhau phụ trách từng công việc. Trần Vu lo tổ chức lực lượng khẩn hoang. Vũ Chi phụ trách công việc kiến thiết, trị thủy. Phạm Cập chuyên giấy tờ, sổ sách, đo đạc ruộng đất dinh điền. Hoàng Gia mở trường dạy học. Đến cuối thế kỷ XV các cồn đất bãi bồi, phía Bắc giáp sông Ninh Cơ ngày nay đã được san lấp liên kết với nhau thành ấp dân cư. Các cụ đặt tên là Cồn Ấp. Lạch Lác chảy mạnh đổi tên thành sông Cường Giang. Nhân dân đắp đê Cường Giang ngăn lũ, đồng thời đắp đê Hậu Đồng, trấn giữ phía Nam ngăn nước mặn (đê ở phía Nam sông Múc 2, đoạn chảy từ Hải Trung sang Hải Anh ngày nay). Cồn đất cao san xuống bãi đất trũng. Sông Múc hình thành lấy nước từ Cường Giang về tưới tiêu, thau chua rửa mặn cho đồng ruộng” (xem Trần Quang Chiểu 2007).

Như vậy, đắp đê là việc làm đầu tiên các cụ tổ Quần Anh nghĩ tới khi bắt đầu thực hiện công việc khai phá vùng đất bồi ven biển. Từ 1485 đến 1511, các cụ tổ Quần Anh đã đắp được 6 con đê, trong đó 5 đê ngày nay đã thành đường đi lại (xem Trần Xuân Mậu 2004):

- Con đê Đông: nay là đường 21 đoạn từ Bắc Biên xuống cầu Yên Định. - Đê Hậu Đồng: từ đê Đông qua Mộng Chè xã Trung, qua khu Bồ Đề nối vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng tống hậu nghiên cứu trường hợp đền mẫu ninh cường (xã trực phú, huyện trực ninh, nam định) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)