Vị trí tục thờ Tống Hậu trong thần đạo địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng tống hậu nghiên cứu trường hợp đền mẫu ninh cường (xã trực phú, huyện trực ninh, nam định) (Trang 83 - 86)

5. Đóng góp của luận văn

2.4. Vị trí tục thờ Tống Hậu trong thần đạo địa phƣơng

Ở Ninh Cường, đa số người dân theo Công giáo một trong những lý do đây là nơi đạo Công giáo truyền vào Việt Nam đầu tiên. Trong bốn xã Trực Phú – Thái – Hùng – Cường thì Trực Phú có đền Mẫu Tống Hậu, Trực Thái có đền Trần, Trực Cường có chùa Ninh Cường thờ Phật và điện thờ Mẫu Liễu Hạnh – Tứ Phủ. Xã nào cũng có nhà thờ: giáo xứ Lác Môn (Trực Thái, đền thánh Đức Mẹ Mân Côi (Trực Phú) là hai nhà thờ lớn, mỗi giáo họ có một nhà thờ. Ông Mai cho biết, trước đây xung quanh Ninh Cường cạnh các con sông lớn như sông Múc, sông Ninh Cơ, sông Trệ có rất nhiều miếu thờ, đó là những miếu thờ thổ thần hoặc thủy thần. Nhưng sau năm 1954 đã bị người Công giáo hoặc chính quyền địa phương (vô thần) phá đi cho đó là mê tín dị đoan. Hiện nay chỉ còn đền Mẫu, đền Trần và chùa là ba trung tâm tôn giáo tín ngưỡng chính của người dân đi lương Ninh Cường (4 xã).38

Chùa Ninh Cường (xã Trực Cường) còn gọi là Phúc Ninh Tự được xây dựng từ thế kỷ XVIII đời Lê Cảnh Hưng thứ 30 (1770), năm 1995 chùa được cấp bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội chùa Ninh Cường được tổ chức kéo dài từ mùng 8 đến 11 tháng 3 âm lịch hằng năm, chính thức vào ngày mùng 10 tháng 3,

38

ngày sinh của mẫu Liễu Hạnh. Bên cạnh đó, chùa còn tổ chức ngày Phật đản mùng 8 tháng 4 âm lịch, ngày lễ Vu Lan 15 tháng 7 âm lịch là hai ngày lễ lớn nhất trong năm của Ninh Cường. Những ngày rằm, mùng một đều có con nhang đệ tử đến lễ và các hội Phật tử ra tụng kinh vào những ngày tuần. Cũng giống như những chùa có điện thờ Tứ Phủ, chùa là nơi hầu đồng của con nhang đệ tử. Lễ hội năm 2015, cây đa chùa Ninh Cường được đón nhận là Cây di sản và lễ hội cũng tưng bừng hơn các năm khác.

Đền Trần Ninh Cường thờ Đức Trần Hưng Đạo trên địa bàn xã Trực Thái, lễ hội đền Trần hàng năm vào ngày 20 tháng 8 âm lịch, ngày giỗ Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Lễ hội đền Trần là một trong các ngày lễ lớn của những người đi lương ở Ninh Cường. Các cụ cho biết, ngày xưa phụ nữ không được vào đền Trần lễ bái nên họ chỉ đến chùa và đền Mẫu. Ngày nay họ cũng ít tới đó hơn đền Mẫu, đàn ông thì thường ra đền Trần nhiều hơn vì ở đó phụ nữ gặp nhiều kiêng kị hơn khi ra đền Mẫu.

Khi hỏi người Công giáo có tham gia các công việc lễ đền không? Thì hầu hết người trả lời đều cho rằng họ có đi lễ đền Mẫu, đền Trần và đến chùa mặc dù đây là việc tế nhị với tôn giáo của họ, một công việc riêng tư cá nhân. Trong lễ hội đền Mẫu 2015, tôi có bắt gặp một người Công giáo vào đền xin quẻ thẻ, tuy nhiên anh ấy rất ít tiết lộ về mình. Ông bà thủ từ đền Mẫu cho biết, có nhiều người theo Đạo vẫn thường vào đền đi lễ, xin quẻ và công đức, từ xưa đến nay đều có, và tất nhiên họ không cho người khác biết đặc biệt là Cha xứ của họ. Anh Tuấn, 42 tuổi, một người theo Công giáo ở địa phương cho biết, người Công giáo thỉnh thoảng có đến đền chùa xem hội hoặc công đức vào đền chùa, tuy nhiên họ sẽ không vào lễ, thậm chí họ có thể hành hương cùng các hội đoàn tín ngưỡng nhưng với tư cách đi du lịch chứ không phải đi lễ.

Như vậy, cùng với đền Mẫu Tống Hậu, chùa Ninh Cường và đền Trần là ba trung tâm tôn giáo tín ngưỡng lớn của bộ phận nhân dân đi lương tại Ninh Cường. Không chỉ có người dân Ninh Cường mà những nơi khác như Liễu Đề (Nghĩa

Hưng), Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh cũng đều về lễ bái nhất là các dịp lễ hội. Đây cũng là nơi các con nhang đệ tử Đạo Mẫu thường xuyên về hầu đồng, lễ thánh.

Tiểu kết chương 2

Chúng ta có thể thấy từ thế kỷ thứ XIV, việc thờ cúng Tống Hậu đã lan tỏa đi khắp ven biển miền Bắc Việt Nam. Tục thờ Tống Hậu do những người dân chài, những thương nhân buôn bán vùng Thanh Nghệ lan tỏa ra các khu vực khác và đi sâu vào đất liền bằng đường thủy trong đó đền Cửa Lác (hay đền Mẫu Ninh Cường) là một trong 12 đền thờ bà ở cửa biển. Trải qua hơn bảy thế kỷ, với những thăng trầm của lịch sử, đền Tống Hậu Ninh Cường được các cụ Tổ Quần Anh xây dựng, tu sửa và giữ gìn cho tới tận ngày nay. Các phong tục thờ cúng, lễ bái, hội hè đã có nhiều thay đổi đặc biệt từ sau Đổi mới (1986) đến nay.

Các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng diễn ra tại đền mẫu Ninh Cường đều nằm dưới sự quản lý của chính quyền địa phương. Các hội đoàn tín ngưỡng, con nhang đệ tử và nhân dân thập phương đến đền cầu cúng, lễ bái thường xuyên, đền trở thành chốn linh thiêng cho cộng đồng người dân ở Ninh Cường. Không chỉ có người đi lương, những người đi giáo cũng có những niềm tin với Tống Hậu bằng cách công đức, đóng góp tu sửa đền hoặc đi lễ bái tại đền. Đền Mẫu còn là nơi sinh hoạt tế lễ của các hội đoàn tín ngưỡng địa phương.

Chƣơng 3

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN NGƢỠNG TỐNG HẬU TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI TỤC THỜ NỮ THẦN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng tống hậu nghiên cứu trường hợp đền mẫu ninh cường (xã trực phú, huyện trực ninh, nam định) (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)